Án mạng từ lời bình luận trên facebook
Bực tức vì bạn bình luận “mặt đểu” trên facebook, Hùng hẹn đến chỗ vắng giải quyết mâu thuẫn bằng dao khiến nạn nhân tử vong.
Ngày 12/6, TAND tỉnh Gia Lai tuyên phạt Phạm Đức Hùng (25 tuổi) mức án 7 năm tù về tội Giết người.
Bị cáo Hùng tại tòa. Ảnh: Tùy Phong.
Theo cáo trạng, Hùng vốn là giáo viên thể dục tại ngôi trường ở thị trấn Kon Dỡng. Năm 2014, người này nghỉ việc, ở nhà buôn bán.
Tối 26/12/2014, Hùng đăng hình của mình lên facebook thì một người bạn tên Nam vào bình luận “nhìn mặt mày vừa láo, vừa đểu”. Tức giận, cựu giáo viên nhắn tin chửi bạn.
Cả hai hẹn sáng hôm sau đến khu vực rừng thông huyện Mang Yang, thị trấn Kon Dỡng, để giải quyết mâu thuẫn. Khi đi Hùng mang theo cây kiếm tự chế, còn Nam cầm hai con dao.
Video đang HOT
Gặp mặt, Nam đưa dao ra hỏi: “Mày chọn con nào”. Hùng nói: “Con nào cũng được” rồi cả hai lao vào nhau.
Hùng đâm một nhát trúng ngực Nam làm anh này gục tại chỗ. Hung thủ gọi người đến cùng đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Hùng sau đó ra đầu thú.
Tùy Phong
Theo VNE
Chuyên gia quốc tế: Mỹ sẽ buộc Trung Quốc làm rõ hành động ở Biển Đông
Đề xuất của Lầu Năm Góc cho máy bay, tàu chiến áp sát các đảo nhân tạo của Trung Quôc ở Biển Đông nhiều khả năng sẽ gây sức ép khiến Bắc Kinh phải giải thích rõ hơn về những tuyên bố chủ quyền hung hăng của mình, theo bình luận của các chuyên gia Mỹ.
Một binh sĩ hải quân Philippines điều khiển súng máy trong cuộc tập trận chung giữa hải quân Philippines và Mỹ ở Biển Đông hồi tháng 6.2014 - Anh: AFP
Hãng tin Bloomberg ngày 15.5 cho biết trong khi Mỹ và Philippines từ lâu thúc giục Trung Quôc trình ra cơ sở pháp lý cho các tuyên bố chủ quyền đối với hơn 80% diện tích Biển Đông, Bắc Kinh lại chỉ khăng khăng dựa vào các tư liệu lịch sử mơ hồ, cùng cái gọi là đường 9 đoạn trên những tấm bản đồ của những năm 1940 và các màn dọa nạt bằng sức mạnh hải quân.
Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã yêu cầu Lầu Năm Góc cân nhắc mở rộng hoạt động tuần tra tại Biển Đông, bao gồm cả việc cho máy bay trinh sát bay trên các đảo nhân tạo do Trung Quôc xây phi pháp và điều tàu chiến áp sát trong phạm vi bán kính 12 hải lý (22 km) của các hòn đảo này.
Phía Mỹ cho biết mục đích của việc này là nhằm thách thức sự bành trướng của Bắc Kinh tại Biển Đông và cũng để bảo vệ quyền tự do hàng không và hàng hải. Trong khi đó, các chuyên gia đánh giá đề xuất của Lầu Năm Góc, nếu được Nhà Trắng phê duyệt, có thể tạo áp lực khiến Trung Quôc phải đưa ra cơ sở pháp lý cho các tuyên bố chủ quyền ngang ngược.
"Mục tiêu (của đề xuất từ Lầu Năm Góc) là tận dụng mọi cơ hội để tạo áp lực lên Trung Quôc mà không biến Mỹ trở nên hung hăng quá mức, đồng thời khiến Bắc Kinh phải trở nên ngày càng bất an về những gì họ đang làm", Bloomberg dẫn lời ông Gregory Poling, nhà nghiên cứu về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ).
Giới quan sát nhận định việc kiềm chế căng thẳng tại Biển Đông là điều tối quan trọng khi có đến khoảng phân nửa tàu thuyền buôn bán đi qua vùng biển này hằng năm, với giá trị hàng hoá đến 5.000 tỉ USD.
Bãi đá ngầm
Ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy tàu Trung Quôc đang cải tạo đất để xây đảo nhân tạo tại Đá Vành Khăn thuộc Quần đảo Trường Sa của Viêt Nam - Anh: Reuters
Mặc dù tuyên bố không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, nhưng Washington cho rằng các tuyên bố của Trung Quôc rất mơ hồ vì theo quy định của Công ước Liên Hiêp Quôc về Luật Biển (UNCLOS), chiều rộng của lãnh hải phải được tính từ phía đất liền đi ra, chứ không phải từ bãi đá ngầm.
Philippines đã yêu cầu tòa án quốc tế phân xử tranh chấp giữa nước này với Trung Quôc tại Biển Đông dựa theo UNCLOS, nhưng Bắc Kinh lại tuyên bố chỉ chấp nhận đàm phán trực tiếp với riêng Manila.
Bloomberg bình luận nếu đề xuất của Lầu Năm Góc được chinh quyên Obama thông qua, Hải quân Mỹ có thể sẽ cho tàu thuyền di chuyển sát các đảo nhân tạo mà Trung Quôc đang xây dựng trái phép trên những bãi đá ngầm ở Biển Đông.
Theo UNCLOS, các nước không thể tuyên bố chủ quyền đối với các bãi đá ngầm; do đó việc Trung Quôc thiết lập vùng lãnh hải rộng tối đa 12 hải lý (khoảng 22 km) xung quanh các bãi đá mà nước này đang chiếm đóng trái phép tại Biển Đông là không hợp pháp.
"Theo luật pháp quốc tế, các đảo nhân tạo chỉ được phép có vùng an toàn rộng tối đa 500 m mà thôi", ông Poling cho hay.
Trong trường hợp Mỹ cho tàu hải quân áp sát đảo nhân tạo ở cự ly 12 hải lý, nếu Trung Quôc lên tiếng phản đối rằng tàu Mỹ phạm luật khi đi quá gần vào những đảo này, thì Bắc Kinh sẽ buộc phải nói rõ những bãi đá ngầm này giờ là bãi đá hay đảo nhân tạo. Và dĩ nhiên là họ sẽ lâm vào thế "há miệng mắc quai" với dư luận thế giới.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Gotham - Bức tranh hiện thực hóa quê nhà của Người Dơi Luôn được mặc định là một chốn tăm tối và tệ hại, chỉ đến khi series truyền hình cùng tên ra mắt thì khán giả mới có cái nhìn đa chiều về thành phố tội ác Gotham. Series Gotham của đài Fox vừa kết thúc mùa đầu tiên với 22 tập vào Chủ nhật tuần vừa rồi. Gotham vốn được các fan của...