Án mạng sau khi tàn cuộc nhậu
Trần Mạnh Hảo, SN 1983, trú tại thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, huyện Đông Anh (Hà Nội), đối tượng gây ra vụ án mạng vào tối 26-5 tại phố Yên, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh đã đầu thú tại Đồn Công an Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh vào lúc 16h chiều 27-5.
16h chiều 26-5, chị Trần Thị Tuyết Mai, SN 1982, ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, rủ một số bạn trai trong đó có anh Nguyễn Văn Sơn, SN 1980, ở xã Hoàng Kim, huyện Mê Linh (Hà Nội) đến thôn Đoài, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh ăn chân gà nướng. Sau đó, họ rủ thêm một số bạn khác đến uống rượu, trong đó có Trần Mạnh Hảo, ở xã Kim Chung, huyện Đông Anh và anh Nguyễn Khải Minh, SN 1971, ở xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, đều là bạn của anh Nguyễn Văn Sơn.
Trong cuộc nhậu, Hảo “khoe” mình quen biết rộng với nhiều giới trong xã hội, và những “tay anh chị” có tiếng tăm trên giang hồ. Anh Minh nghe Hảo nói vậy đã rất khó chịu. 19h30 cùng ngày, anh Sơn rủ cả nhóm đến quán karaoke ở phố Yên, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh hát. Anh Minh đã gọi Hảo sang phòng bên cạnh để nói chuyện và được anh Sơn sang hòa giải. Một lúc sau, Hảo bỏ xuống tầng 1 quán karaoke, lấy xe máy dắt ra ngoài quán đứng ở vỉa hè. Anh Minh cũng rời phòng hát, ra chỗ Hảo đứng và 2 bên to tiếng với nhau. Anh Minh dùng chiếc mũ bảo hiểm xe máy đập vào đầu Hảo làm vỡ mũ.
Video đang HOT
Hảo đã dùng dao nhọn đâm anh Minh 1 nhát vào bụng. Thấy anh Minh bị thương, anh Nguyễn Ngọc Anh, SN 1976, ở xã Dục Tú, huyện Đông Anh, bạn của chủ quán karaoke chạy ra can và bị Hảo dùng dao đâm 1 nhát vào bụng. Anh Minh được đưa đến Bệnh viện Nam Thăng Long, rồi chuyển tới Bệnh viện E để cấp cứu, nhưng đã chết vị bị thủng gan và dạ dày. Đồn Công an Bắc Thăng Long đã bàn giao Trần Mạnh Hảo cho cơ quan CSĐT – CAH Mê Linh, để xử lý.
Theo ANTD
Cận cảnh xóm trọ công nhân nghèo
Anh Vũ Văn Ba (30 tuổi) thất nghiệp đã 3 tháng nay. Đối diện với khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội), trong phòng trọ 8m2, (thôn Bầu, xã Kim Chung , Đông Anh , Hà Nội) 5 người nhà anh Ba đang cố vượt khó với 3,2 triệu đồng thu nhập của vợ anh (công nhân Công ty Canon Việt Nam)... Cách đấy 500m là khu nhà ở ưu đãi cho công nhân của TP Hà Nội - nơi mà anh chị luôn ước "giá mình được ở đó...".
Anh Ba cùng vợ đang thuê trọ tại thôn Bầu, xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội - đối diện với khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội) với giá 600.000 đồng/tháng. Mẹ đẻ của anh phải từ quê (Ý Yên, Nam Định) lên trông cháu nội vì đi nhà trẻ tư quá đắt. Vợ chồng anh mới sinh cháu thứ 2, cháu mới được 6 tháng tuổi.Cháu Tuấn, 3 tuổi (con trai đầu của anh Ba), vẫn chỉ loanh quanh trong xóm trọ. Anh Ba đang tính, cứ thế này không ổn. Sang tháng sau nếu không tìm được việc anh cùng mẹ sẽ đưa 2 con về quê để cho các cháu còn được học hành.
Ngày nào anh Ba cũng sang khu công nghiệp Bắc Thăng Long để tìm việc
Vợ chồng anh Minh, chị Hà (cùng xóm trọ với anh Ba) đang chuẩn bị nấu cơm trưa. Anh đang làm công nhân trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Vợ anh ở nhà trọ trông con mới 6 tháng tuổi. Con còn quá nhỏ, chị chưa yên tâm đi làm. "Giá mà có nhà trẻ hỗ trợ cho công nhân trong các khu thế này thì đỡ biết bao, có rất nhiều gia đình như chúng em mà nhà trẻ tư thì đắt quá, toàn 1,8-2 triệu đồng, hơn nửa thu nhập của chồng em rồi".
Khu Nhà ở thí điểm cho công nhân của TP Hà Nội, 21 toà nhà/26 toà nhà đã hoàn thành, với khoảng 8.000 công nhân đang ở. Giá ưu đãi 120.000 đồng/ người/ tháng (cả điện nước). Mỗi phòng có bình tắm nóng lạnh, máy giặt, tivi truyền hình cáp... Đó là "thiên đường" với các công nhân đang ở trong khu nhà trọ lụp xụp gần đó, vì không phải ai cũng được vào ở.
Theo ANTD
Chân dung "đại ca" lầm lạc "ưa" đổ lỗi cho ngoại cảnh Phạm Bá Phú (50 tuổi, ở phố Thịnh Yên, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tay anh chị khét tiếng một thời ở chợ Giời trần tình về những ngày tháng lầm lạc để dòng đời xô đẩy thành một trùm buôn gian bán lậu. Để rồi sau những tháng năm bôn ba khắp các trại giam, đến nay Phú...