Án mạng bí ẩn tại hầm mộ Rabat
Tháng 7/2016, thanh thiếu niên Mike Mansholt (Đức), 17 tuổi du lịch khám phá khu vực hầm mộ cổ ở Rabat, Malta (châu Âu).
Sau 4 ngày mất tích, người ta phát hiện cậu tử vong trên đỉnh vách đá cao nhất.
Khu hầm mộ ngầm, tạc trong đá ở Rabat, Malta.
Malta báo cáo, Mike chết do tự ngã và bày tỏ sự thương tiếc. Tuy nhiên, khi được đưa về đến Đức, thi thể Mike không hề có bất cứ thương tích do va đập nào nhưng lại thiếu toàn bộ nội tạng và não.
Malta là quốc đảo nằm giữa Địa Trung Hải. Từ lâu, quốc đảo này đã được xem như thánh địa khảo cổ, lưu giữ nhiều công trình và vết tích cổ xưa.
Địa điểm khảo cổ nổi bật nhất ở Malta là khu hầm mộ đá nằm tại vùng ngoại ô thị trấn Rabat, kế cạnh thành phố cổ đại Mdina (xây dựng từ thế kỷ VIII trước Công nguyên). Đây là khu chôn cất có quy mô lớn, bao gồm 2 sảnh với nhiều cột to, bàn tròn, trường kỷ đá và trên 30 căn phòng. Toàn bộ khu mộ do đục đẽo khối đá dưới lòng đất tạo thành, tổng diện tích lên tới 2.200 m2.
“Năm 1906, công tác khảo cổ bắt đầu”, Tạp chí Địa lý Quốc gia (National Geographic), số 5, xuất bản tháng 5/1920 viết. “Hầu hết các căn phòng đều được lấp đầy 1 nửa bằng đất, xương người và đồ gốm vỡ. Ước tính, có 33.000 hài cốt đã được đặt ở đây và đa phần đều là người lớn. Hầu hết các bộ xương còn trong tình trạng bị vứt vào một cách bừa bãi”.
Ngoài xương cốt người lớn, giới khảo cổ tìm thấy bình đựng hài cốt trẻ em bị chết cháy. Người ta nghi ngờ, khu hầm mộ này chính là nơi hiến tế.
Video đang HOT
Sau thế kỷ VI, hầm mộ Rabat bị bỏ hoang nhưng đến thế kỷ XIII, nó được tái sử dụng. Người Malta trung đại tu sửa, đào hệ thống đường hầm. Họ hoàn thành mạng lưới lối đi ngầm như mê cung, kết nối khu hầm mộ và đền thờ, khu dân cư…
Có nhiều đồn đại cho rằng, mê cung dưới lòng đất này tỏa khắp Malta. Vì một số trường hợp sinh viên, giáo sư khảo cổ thế kỷ XX mất tích bên trong nó, nên chính quyền Malta đã niêm phong cửa các lối ngầm.
Cái chết đáng ngờ
Mike Mansholt, nam thiếu niên 17 tuổi mất tích và tử vong bí ẩn khi đang khám phá khu hầm mộ Rabat.
Mike Mansholt là du khách Đức, ghé Malta vì say mê khảo cổ và muốn tận mắt chiêm ngưỡng hệ thống hầm mộ cổ ở Rabat. Sáng ngày 18/7/2016, anh vẫn lên mạng Internet và để lại 1 dòng trên WhatsApp, cho biết mình sẽ khám khá “vương quốc người chết”.
Trước khi bắt đầu cuộc hành trình, Mike thuê xe đạp leo núi 1 ngày. Hết thời gian, chủ cho thuê vẫn chưa thấy anh trả và báo cho chính quyền. Cả Malta lẫn cha mẹ của Mike (đang ở Đức) đều không mấy bận tâm. Họ tin, Mike chỉ mải la cà, quên đường về.
Bốn ngày sau, Mike vẫn bặt tăm. Cha của anh là Bernd Mansholt vội vàng hủy chuyến đi Croatia, tới Malta phối hợp với các nhà chức trách tìm kiếm con trai.
Ngày 23/7, Malta xếp Mike vào diện người mất tích. Ngày 26/7, trên Vách đá Dingli (250m), địa điểm cao nhất của Rabat, người ta phát hiện chiếc xe được Mike thuê. Nó đã bị hỏng và bên dưới nó, thi thể Mike nằm trên gờ vách đá.
Tại Rabat, đỉnh Dingli nổi tiếng hiểm trở, khó tiếp cận nhất. Nó cũng không có gì ngoài một trụ radar cũ và Nhà nguyện Magdalen. Sau khi xem xét hiện trường, cảnh sát Malta kết luận: Mike tử vong vì bị ngã và gãy cột sống.
Gian dối và che đậy?
Đỉnh vách đá Dingli, nơi thi thể Mike được tìm thấy.
Trái với báo cáo hiện trường, kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy Mike không bị gãy cột sống. Ngày 8/8, Bernd đến đồn cảnh sát, trực tiếp gặp và trình bày về cái chết của con trai. Nhân viên tiếp Bernd tảng lờ, không thành lập hồ sơ.
Trước đó, cảnh sát Malta cũng tìm thấy máy ảnh của Mike. Bernd nộp đơn xin lại chiếc máy ảnh này. Sau thời gian chờ đợi khá dài, người ta đưa cho ông 1 chiếc máy ảnh và nó không phải của Mike.
Hiện trường tử vong của Mike cũng nhiều điểm đáng ngờ. Thứ nhất, mặt đất chỗ Mike nằm chết được xếp cỏ khô. Đôi giày của anh cũng bị tháo ra, đặt bên cạnh. Thứ 2, ba lô của Mike đã biến mất. Trong ba lô bao gồm túi đựng đồ điện tử, tiền mặt và thẻ tín dụng.
Ngày 20/8, thi thể của Mike được đưa về đến Đức. Sau khi kiểm tra, các chuyên viên pháp y Đức kinh hoàng nhận ra các bộ phận nội tạng và não của anh đã biến mất. Ngoài ra, trên thân thể Mike không có chấn thương do va đập mạnh và gãy xương.
Malta lần nữa khẳng định, “Mike bị ngã xuống vách đá và đó là một tai nạn đáng tiếc”. Về phần nội tạng biến mất, họ cho rằng “chắc bị chuột ăn” còn bộ não thì “bị tan do thời tiết quá nóng”.
Bất chấp mọi sự căn vặn, Malta giữ nguyên hồ sơ cũ và không giải thích gì thêm. Bernd điên cuồng tìm kiếm sự thật về cái chết của con trai, nhưng đến nay vẫn như “mò kim dưới đáy biển”.
Cái chết của Mike khiến giới điều tra khắp thế giới không khỏi nghi ngờ, đưa ra nhiều ý kiến. Họ suy đoán Mike bị cướp tấn công, dàn dựng hiện trường giả để thoát tội. Các nhà chức trách Malta sợ sự vụ này ảnh hưởng đến danh giá du lịch (vốn là thu nhập huyết mạch), nên cố ý che giấu.
Tuy nhiên, điều này không giải thích được tại sao nội tạng và bộ não của Mike lại biến mất. Một số người cho rằng, kẻ tấn công Mike là bè lũ buôn bán nội tạng. Giả thuyết này cũng bị phản bác bởi lý do, đối tượng du khách nước ngoài giàu có như Mike quá nổi bật, rủi ro bị phát hiện cao.
Trong trường hợp Mike thật sự chỉ tử vong vì bị ngã như Malta khẳng định, người ta cho rằng nguyên nhân khiến nội tạng và não của anh biến mất là “bên thứ ba”.
Người này tham gia vào việc khám nghiệm thi thể, nổi lòng tham khi thấy các bộ phận nội tạng tốt của một chàng trai trẻ. Khi thi thể của Mike đến Đức, nó không hề được ngâm tẩm trong chất bảo quản.
Có khả năng cảnh sát Malta cố ý sai sót, hòng lấy sự phân hủy giải thích cho nguyên nhân biến mất của bộ não cũng như nội tạng.
Dù sự thật có như thế nào, cái chết của Mike cũng góp thêm một phần rùng rợn vào Rabat. Khu hầm mộ vốn đã kinh dị, bí hiểm của nó nay lại càng như đáng sợ hơn. Và dù Malta thành thật hay gian dối, du lịch Rabat cũng phần nào “rớt giá”. Khác với bí mật cổ đại, cái chết đầy nghi hoặc và thi thể không còn lành lặn của Mike là nỗi ám ảnh tột đỉnh đối với người du lịch từ nước ngoài.
Anh bị phê phán kỳ thị đối với các vaccine đang được tiêm ở châu Phi
Ngày 23/9, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi cảnh báo các biện pháp hạn chế đi lại được Anh áp dụng nhằm chống dịch COVID-19 có thể khiến người dân trên khắp "Lục địa Đen" có tâm lý do dự hơn khi tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Rabat, Maroc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo các biện pháp hạn chế, Anh chỉ công nhận vaccine được sử dụng ở một số quốc gia. Đối với hầu hết các nước trên thế giới và toàn bộ châu Phi, Anh sẽ không công nhận vaccine được tiêm tại các nước sở tại dù đó là vaccine đến từ Anh.
Trước vấn đề này, phát biểu họp báo hàng tuần, người đứng đầu CDC châu Phi John Nkengasong nêu rõ: "Nếu bạn gửi cho chúng tôi vaccine và nói rằng chúng tôi không chấp nhận những loại vaccine đó, điều này phát đi thông điệp đầy thách thức đối với chúng tôi". Ông nhấn mạnh đấy là thông điệp tạo ra "tâm lý dè dặt và do dự hơn" ở người dân khi tiêm vaccine.
Ông cho biết CDC châu Phi lấy làm tiếc khi Anh đang phát đi thông điệp trên và cách tiếp cận của Anh sẽ tạo tâm lý kỳ thị đối với các vaccine đang được tiêm, khi người dân châu Phi sẽ tự hỏi tại sao họ nên tiêm vaccine trong khi một số nước châu Âu từ chối công nhận những chế phẩm đó. Điều này cuối cùng sẽ gây tổn hại đến những nỗ lực của chống dịch của châu Phi. Ông nêu rõ: "Điều này rõ ràng không thể chấp nhận được. Chúng ta nên lên tiếng phản đối những hành động như vậy bởi đây không phải là điều mà chúng ta cần trong cuộc chiến chống dịch (COVID-19)".
Theo số liệu của Liên hợp quốc, Anh là quốc gia tài trợ tích cực vaccine ngừa COVID-19 cho châu Phi, cung cấp hơn 5 triệu liều vaccine cho châu Phi. Tuy nhiên, theo các quy định có hiệu lực vào ngày 4/10, du khách đến Vương quốc Anh từ các quốc gia nằm trong "danh sách đỏ" được yêu cầu cách ly tại các khách sạn được chính phủ phê duyệt ngay cả khi họ đã được tiêm phòng. Du khách đến từ các quốc gia không nằm trong "danh sách đỏ" vẫn phải đối mặt với những hạn chế nghiêm ngặt hơn, bao gồm cả việc xét nghiệm bổ sung và cách ly tại nhà.
Một số quốc gia châu Phi hiện phải đối mặt với sự tái bùng phát dịch COVID-19 trong bối cảnh châu lục này đang tụt hậu trong chiến dịch tiêm chủng. Hiện mới chỉ có 4% trong số 1,3 tỷ dân số ở châu Phi đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
WHO hỗ trợ châu Phi tăng tốc giải mã gene và theo dõi các biến thể Trong bối cảnh liên tục xuất hiện nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cam kết hỗ trợ các nước châu Phi nỗ lực mở rộng việc giải mã gene để phát hiện sớm và theo dõi các biến thể COVID-19 mới, qua đó có thể nhanh chóng đưa ra phản ứng phù hợp và hiệu...