Ăn lòng trắng trứng để nuôi dưỡng tinh trùng tốt
Kẽm là quan trọng để xác định chất lượng tinh trùng ở nam giới. Đó là lý do vì sao nam giới nên ăn nhiều lòng trắng trứng.
Lòng trắng trứng đem lại vô số lợi ích cho sức khỏe
Người ta cho rằng trứng có quá nhiều chotesterol và không tốt cho những người mắc bệnh về tim mạch.
Tuy nhiên, mọi thứ đều có nhiều mặt. Chẳng hạn việc ăn lòng trắng trứng đem lại vô số lợi ích bởi nó giúp bổ sung nhiều loại chất dinh dưỡng tốt sức khỏe.
Nếu chỉ ăn lòng trắng trứng, bạn cần phải ăn với số lượng nhiều hơn. Ví dụ, bạn có thể ăn 3 đến 4 phần lòng trắng thay vì ăn trọn vẹn 2 quả trứng. Bằng cách này, bạn sẽ hấp thụ được toàn bộ dưỡng chất của toàn bộ quả trứng mà không lo nạp quá nhiều cholesterol và chất béo.
Lòng trắng rất giàu albumin, một loại protein của huyết thanh được xem như nguồn protein tuyệt vời. Nếu muốn có cơ bắp mà vẫn giữ được sự săn chắc, bạn nên ăn lòng trắng nhiều hơn.
Khác với lòng đỏ, lòng trắng trứng không chứa cholesterol nên bạn vẫn vừa có được trái tim khỏe mạnh lại vừa được thưởng thức món ăn giàu protein này.
Lòng trắng chứa chứa lượng protein ngang với lòng đỏ và hoàn toàn không chứa chất béo hay cholesterol. Ăn lòng trắng trứng giúp bổ sung nhiều loại chất dinh dưỡng tốt sức khỏe, nhiều canxi tốt cho xương, ngừa ung thư,…
Lòng trắng trứng tốt cho sức khỏe sinh sản của nam giới
Trong lòng trắng trứng chứa nhiều kẽm, kẽm lại là yếu tố chủ yếu để sản xuất hoocmon nội tiết nam. Đó là lý do vì sao nam giới nên ăn nhiều lòng trắng trứng.
Video đang HOT
Vai trò của kẽm với việc tạo ra tinh trùng chất lượng
Kẽm là quan trọng để xác định chất lượng tinh trùng ở nam giới. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí sinh sản và vô sinh cho thấy nồng độ kẽm thấp gây ảnh hưởng chất lượng tinh trùng trong một nhóm người Trung Quốc – điều này không tốt cho những cặp vợ chồng hiếm muộn. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng người đàn ông được bổ sung kẽm cho thấy những cải tiến cả trong số lượng và chất lượng tinh trùng, các yếu tố này có thể đóng một vai trò đáng kể trong khả năng sinh sản.
Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của nam giới. Hơn 70% nam giới không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về kẽm trong chế độ ăn của họ. Đặc biệt khoáng chất này rất cần thiết đối với sức khỏe sinh sản nam giới, bao gồm cả sự trao đổi chất nội tiết tố, cân bằng chức năng tuyến tiền liệt, sự hình thành tinh trùng và vận động.
Vì vậy, ăn lòng trắng trứng rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là với sức khỏe sinh sản ở nam giới.
Bên cạnh đó, để bổ sung kẽm không nên sử dụng thuốc bổ sung kẽm mà tốt nhất nên bổ sung kẽm thông qua việc cân bằng chế độ ăn uống. Những loại thịt có màu đỏ như thịt dê, thịt bò,… là nguồn cung cấp kẽm nhiều nhất, trong các loại hải sản cũng có nhiều chất kẽm. Kẽm cũng có nhiều trong các loại rau xanh và ngũ cốc như: đậu xanh, đậu, quả hạch, hạt bí đỏ, hạt hướng dương, hạt vừng, cám lúa mì, và mầm lúa mì…
Lưu ý:
Nếu tiêu thụ lòng trắng trứng ở mức trung bình vừa phải thì thường không tạo ra tác dụng phụ. Còn nếu ăn số lượng lớn của lòng trắng trứng thì có thể gây táo bón trên và khiến cơ thể đầy hơi khó chịu.
Theo Phunutoday
Những điều cần biết về táo bón ở trẻ
Táo bón ở trẻ là hiện tượng trẻ đi ngoài phân khô cứng, số lượng phân ít, khoảng cách giữa 2 lần đi cách nhau trên 3 ngày hoặc đi ngoài ít hơn 3 lần 1 tuần, trẻ đi ngoài phải rặn mạnh.
Khi khám bụng có thể sờ thấy từng cục lổn nhổn ở vùng bụng dưới, trường hợp nặng có thể quan sát thấy biểu hiện của trĩ, nứt hoặc chảy máu hậu môn.
Nguyên nhân gây táo bón
Thức ăn sau khi được tiêu hóa và hấp thu ở ruột non, tới đại tràng phần lớn nước được hấp thu lại, phân đóng thành khuôn sẽ đi xuống đại tràng sigma, được tích lại đến khi đủ khối lượng sẽ đi xuống trực tràng và kích thích niêm mạc trực tràng gây phản xạ mót rặn. Lúc này đại tràng cùng các cơ thành bụng và cơ vòng hậu môn sẽ co bóp mạnh tống phân ra ngoài. Trẻ bị táo bón khi phân quá khô cứng hoặc trực tràng và hậu môn giảm nhu động không tống phân ra ngoài được.
Táo bón ở trẻ chủ yếu co 2 loai sau:
Táo bón chức năng:
Táo bón chức năng là dạng táo bón không có tổn thương hoặc rối loạn nhu động đường tiêu hóa, đây là dạng táo bón phổ biến nhất ở trẻ em. Trẻ mắc táo bón chức năng chủ yếu do chế độ ăn ít chất xơ, uống không đủ nước, ăn nhiều thức ăn cứng, ít vận động hoặc do thói quen hay nhịn đại tiện thời gian dài. Ngoài ra, tình trạng táo bón cũng xảy ra khi trẻ bị sốt cao hoặc uống các thuốc làm giảm nhu động ruột, thuốc làm phân khô lại (sắt, thuốc chứa tanin...). Nếu trẻ nhịn đi ngoài lâu, lượng nước trong phân bị hấp thu lại nhiều làm phân trở nên khô cứng sẽ gây ra hiện tượng táo bón.
Táo bón bệnh lý:
Trẻ bị táo bón bệnh lý khi có tổn thương ống tiêu hóa như xoắn ruột, tắc ruột, hẹp hậu môn, có các khối u trực tràng hoặc có tổn thương tủy, màng não do mất phản xạ mót rặn.
Hậu quả của táo bón:
Táo bón không quá nguy hiểm nên thường bị bỏ qua, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ ở trẻ em.
Táo bón là nguyên nhân hàng đầu làm trẻ đầy bụng dẫn đến biếng ăn, bỏ ăn, ăn uống không tiêu. Trẻ em bị táo bón lúc nào cũng có cảm giác khó chịu, chướng bụng, kém hấp thu dinh dưỡng làm trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng.
Phân bị ứ đọng lâu trong trực tràng làm kích thích và có thể gây rối loạn thần kinh: mệt mỏi, bồn chồn, hay quấy khóc, dễ cáu giận, mất tập trung ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ. Tuần hoàn và nhu động trực tràng bị giảm do sự tích tụ phân lâu ngày gây bệnh trĩ, sa trực tràng, nứt hậu môn.
Sự lưu phân lâu trong đường tiêu hóa làm gia tăng vi khuẩn có hại, các độc tố do các vi khuẩn này sinh ra bị nhiễm vào máu làm nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thậm chí gây nhiễm độc máu và thần kinh.
Bổ sung chất xơ giúp tăng nhu động ruột, cải thiện táo bón ở trẻ
Xử lý táo bón ở trẻ:
Táo bón dù bất cứ nguyên nhân nào việc điều trị cũng phải bắt đầu bằng thay đổi lối sống và chế độ ăn.
- Uống đủ nước:
Trẻ uống ít nước rất hay bị táo bón. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ nặng 10kg cần 1000ml nước mỗi ngày (kể cả sữa, nước hoa quả); với các trẻ nặng trên 10kg, mỗi kg cần bổ sung thêm 50ml nước, hạn chế các loại nước ngọt có gas.
- Ăn thực phẩm kích thích nhu động ruột:
Trẻ không chịu ăn rau sẽ bị thiếu chất xơ, gây ra táo bón. Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau đay, mồng tơi, rau khoai lang, giá đỗ, đu đủ, thanh long, chuối, cam quýt; các loại hạt ngũ cốc (ngô, đậu, yến mạch...) cho trẻ thường xuyên giúp phòng bệnh táo bón hiệu quả. Trong ống tiêu hóa chất xơ hút nước và trương nở làm tăng khối lượng bã thải, giúp mềm và xốp phân. Ngoài ra chất xơ còn làm tăng nhu động ruột non, tăng co bóp ruột già giúp đào thải phân ra ngoài.
- Tăng cường vận động:
Các hoạt động thể chất tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ hậu môn, giúp tiêu hóa tốt hơn, phân di chuyển nhanh hạn chế táo bón. Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi có thể xoa bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài khoảng 10-15 phút mỗi tối hút để làm tăng nhu động ruột.
Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đều đặn và thường xuyên theo giờ quy định tạo phản xạ đều đặn cho nhu động ruột. Nhắc trẻ không được nhịn đại tiện vì đại tràng thường xuyên rút bớt nước từ phân nên để càng lâu càng khô cứng và khó đi.
Theo Tri thức trẻ
Những thực phẩm gây rối loạn mỡ máu Mỡ động vật, thịt có màu đỏ, nội tạng động vật... là những loại thức ăn có nguy cơ làm tăng cholesterol, gây rối loạn mỡ máu, dẫn đến các bệnh về tim mạch, cao huyết áp hay gút... Theo các chuyên gia, cơ thể khỏe mạnh có khả năng tự điều hòa cholesterol, kiểm soát mỡ máu một cách hiệu quả. Tuy...