Ăn loại củ bề ngoài ‘xấu xí’ để tăng sức khỏe, người đàn ông bỗng ngất xỉu
Sau khi ăn một loại củ vỏ đen ruột trắng để tăng sức mạnh xương khớp, người đàn ông 50 tuổi bị choáng, ngất xỉu, phải nhập viện cấp cứu.
Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai vừa mới cấp cứu cho nam bệnh nhân 50 tuổi (ở Nam Định) tự ý ăn củ ấu tàu (còn gọi là củ ấu tẩu, thảo ô) để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
Nam bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mất kiểm soát đại tiểu tiện. Kết quả xét nghiệm tìm thấy chất độc aconitin có trong củ ấu tàu.
Ngoài ra, chỉ số Troponin T của bệnh nhân là 31,74 ng/L (gấp gần 3 lần bình thường) cho thấy cơ tim tổn thương.
Bác sĩ điều trị cho một bệnh nhân ngộ độc củ ấu tàu.
Khai thác tiền sử bệnh, bệnh nhân cho biết sử dụng củ ấu tàu mấy chục năm, bằng cách luộc ăn và uống nước (một lượng rất ít) để tăng sức mạnh xương khớp, chịu đòn, tránh đau khi tập võ.
Tuy nhiên sau nhiều lần ăn, ông thấy tê bì khắp cơ thể, thường xử trí bằng cách chạy hoặc nhờ người tác động lực vào cơ thể để toát mồ hôi, sau đó bình thường.
Lần này, bệnh nhân đã chạy nhiều vòng và nhờ người hỗ trợ tác động vật lý, chủ động tạo nôn để đẩy phần đã sử dụng ra ngoài nhưng hiện tượng tê bì ngày càng nặng, người choáng váng, ngất, vệ sinh không tự chủ.
Bệnh nhân được xử trí truyền dịch tại cơ sở y tế tuyến huyện và chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Video đang HOT
Củ ấu tàu và sản phẩm ấu tàu đã qua bào chế. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.
Trước đó, các cơ sở y tế từng cấp cứu, điều trị cho nhiều trường hợp bị ngộ độc do ăn củ ấu tàu. Hầu hết bệnh nhân cấp cứu trong tình trạng kích thích nhiều, tê miệng lưỡi, tê chân tay, vã mồ hôi, đau tức ngực, khó thở, huyết áp không đo được, đại tiện không tự chủ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Chiến, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ với Người Lao Động, tại trung tâm từng có các bệnh nhân ngộ độc rất nặng.
Biểu hiện nguy hiểm nhất của ngộ độc aconitin là loạn nhịp tim, ngoại tâm thu thất, trường hợp nặng là ngoại tâm thu thất đa ổ, nhịp nhanh thất, xoắn đỉnh, rung thất và tử vong. Loạn nhịp tim là nguyên nhân chính gây tử vong và nguy cơ tử vong luôn thường trực một khi ngộ độc đã xảy ra.
Ngộ độc aconitin xuất hiện rất nhanh, các triệu chứng có thể xuất hiện ngay hoặc sau vài phút/ vài giờ sau khi uống dịch chiết hoặc ăn củ, rễ, lá cây ấu tàu. Biểu hiện ngộ độc khá đặc trưng là cảm giác tê bì môi, lưỡi, chân, tay, thậm chí toàn thân, đau bụng, nôn, tiêu chảy.
Ở nước ta, củ ấu tàu chỉ ở dạng thô (củ còn nguyên dạng) hoặc dạng thái lát, dễ nhận dạng. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân sử dụng thuốc y học cổ truyền dạng viên, sau đó bị ngộ độc, xét nghiệm mẫu thuốc và nước tiểu thấy độc tố aconitin.
Khi sử dụng củ ấu tàu các bác sĩ khuyến cáo khi sử dụng các chế phẩm có thành phần là củ ấu tàu cần thận trọng. Không tự chế biến củ ấu tàu làm thức ăn nếu không biết cách loại bỏ độc tố. Không được uống rượu ngâm củ ấu tàu bởi có thể ngộ độc dẫn đến tử vong. Các loại rượu ngâm củ ấu tàu dùng để xoa bóp phải được dán nhãn rõ ràng, cất giữ cẩn thận, tránh xa tầm tay trẻ em.
Lưu ý khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc cần lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí, tuyệt đối không ở nhà tự theo dõi hoặc điều trị theo biện pháp dân gian.
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
Công việc văn phòng yêu cầu ngồi nhiều giờ liên tục, dẫn đến tình trạng đau nhức cơ bắp và xương khớp.
Trường hợp của anh N.V.T (25 tuổi, Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Anh T. đã đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec sau khi cảm thấy đau mông phải trong suốt 2 tháng qua. Triệu chứng đau xuất hiện rõ ràng hơn khi ngồi lâu, kèm theo cảm giác tê bì bàn chân phải.
Sau khi thăm khám, ThS.BSNT Lê Thị Dương, chuyên khoa Cơ xương khớp tại Medlatec, đã tiến hành các kiểm tra cần thiết.
Ảnh minh họa
Kết quả cho thấy anh T. bị đau tại vùng khuyết hông phải. Dựa vào kết quả chụp MRI, bác sỹ xác định anh mắc hội chứng cơ hình lê - một bệnh lý khá hiếm gặp ở nhóm cơ mông.
MRI cho thấy đĩa đệm L5/S1 của anh T. bị thoát vị, gây hẹp ống sống, đồng thời cơ hình lê phải dày đến 19mm (so với 12mm ở bên trái). Tình trạng này đã dẫn đến hiện tượng phì đại cơ, chèn ép vào dây thần kinh tọa, gây đau nhức.
Cơ hình lê là một cơ nhỏ nằm sâu trong vùng mông, có vai trò quan trọng trong việc xoay hông và nâng chân. Khi cơ này bị sưng và co thắt, sẽ gây ra hội chứng cơ hình lê, làm chèn ép dây thần kinh tọa, dẫn đến các triệu chứng như: Đau vùng mông lan xuống chân, đặc biệt tăng khi ngồi lâu.
Đau khi vận động khớp háng, nhất là khi gập, khép hoặc xoay khớp háng, tê bì chân: Cảm giác tê, yếu chân khi dây thần kinh tọa bị chèn ép.
Hội chứng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm tổn thương vùng khớp háng, vùng mông do tai nạn hoặc va đập mạnh. Hoặc do ngồi lâu, đặc biệt phổ biến ở nhân viên văn phòng, tài xế hoặc vận động viên xe đạp.
Vận động quá sức: Nhất là với những người tập luyện thể thao quá mức như cử tạ hoặc bất thường giải phẫu khi cơ hình lê tách đôi gây chèn ép thần kinh tọa.
Theo ThS.Đào Danh Vĩnh, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh Medlatec, MRI là công cụ quan trọng trong chẩn đoán hội chứng cơ hình lê, giúp phát hiện tình trạng viêm, phì đại cơ, thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý khác ở vùng cụt.
Trường hợp của anh T. đã cho thấy dấu hiệu phì đại rõ rệt với độ dày cơ hình lê phải lên đến 20mm, một dấu hiệu điển hình của hội chứng này.
Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sỹ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm điều trị nội khoa: Hạn chế vận động gây đau.
Vật lý trị liệu: Các bài tập giãn cơ đơn giản, kết hợp với liệu pháp nhiệt nóng, sóng ngắn hoặc điện xung để giảm đau.
Thuốc: Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid, hoặc tiêm Steroid và Botulinum toxin type A để giảm co thắt cơ.
Phẫu thuật: Chỉ định phẫu thuật nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, nhằm giải phóng chèn ép dây thần kinh.
Để phòng tránh hội chứng cơ hình lê và các bệnh lý về cơ xương khớp, bác sỹ khuyến nghị người dân cần sinh hoạt đúng tư thế, tránh ngồi lâu và duy trì tư thế ngồi thoải mái.
Khởi động kỹ trước khi tập luyện thể thao: Điều này giúp cơ thể dễ dàng thích nghi, tránh chấn thương. Tập luyện vừa phải, nâng cao cường độ tập luyện dần dần, không tập quá sức đột ngột.
Chăm sóc sức khỏe định kỳ: Nhất là đối với những người làm việc văn phòng hoặc có nguy cơ cao, nên thăm khám sớm khi có dấu hiệu bất thường để phát hiện và điều trị kịp thời.
Trường hợp của anh N.V.T là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc chú ý đến sức khỏe cơ xương khớp, đặc biệt là với những ai có thói quen ngồi lâu hoặc ít vận động.
Bệnh xương khớp 'tấn công' người trẻ Các nghiên cứu trên nhân viên văn phòng cho thấy có tới 37,9% người mắc các vấn đề về xương khớp. Trong đó, khu vực gặp bất thường nhiều nhất là cổ, vai và lưng. Chuyên gia tư vấn bệnh nhân mắc bệnh lý cơ xương khớp. Ảnh: BV Việt Đức. Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Học viện Y dược học cổ truyền Việt...