Án lệ giúp thẩm phán sáng tạo hơn
Trong quá trình tranh tụng để thuyết phục được tòa theo ý mình, luật sư phải dùng một hoặc nhiều án lệ để chứng minh. Trên cơ sở đó, thẩm phán sẽ tìm ra án lệ nào phù hợp để làm căn cứ ra phán quyết.
Việc ghi nhận và định hướng phát triển, sử dụng án lệ như thế nào cho phù hợp với điều kiện nước ta đã được các chuyên gia bàn luận sôi nổi tại hội thảo về phát triển án lệ do TAND Tối cao tổ chức ngày 10-11/1.
Đề án phát triển án lệ nêu: Sửa đổi, bổ sung Điều 134 của Hiến pháp theo hướng TAND Tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật và ban hành án lệ. Cạnh đó cần sửa đổi, bổ sung Điều 19 Luật Tổ chức TAND về chức năng “ban hành án lệ” của TAND Tối cao và bổ sung nguyên tắc này vào các văn bản pháp luật khác…
Các chuyên gia trong và ngoài nước chỉ ra rằng một số nước theo hệ thống thông luật như Anh, Mỹ, Hà Lan, Australia, Indonesia… thừa nhận án lệ trên thực tế nhưng không có văn bản cụ thể nào ghi nhận. Theo đó, TAND Tối cao ban hành những phán quyết làm thành án lệ để tòa địa phương làm theo. Các chủ thể khác như luật sư, giảng viên luật… phải tôn trọng. Cứ như vậy, án lệ dần dần trở thành một bộ phận của pháp luật và rất phát triển. Chẳng hạn ở Mỹ, tiền lệ pháp và án lệ có vai trò quyết định trong hệ thống pháp luật, tác động tới mọi khía cạnh và đối tượng liên quan. Ở Australia, tòa án cấp dưới phải tuân theo quyết định của tòa cấp trên và các tòa cấp trên cũng phải tuân thủ các quyết định trước đây của mình…
Án lệ không hạn chế tính độc lập mà còn tăng thêm tính sáng tạo cho thẩm phán.
PGS-TS Đỗ Văn Đại (ĐH Luật TP HCM) cho rằng định hướng trên là cơ sở pháp lý cần thiết để ghi nhận án lệ là một nguyên tắc trong luật. Ngoài ra, cần ghi nhận thêm trong Điều 3 Bộ luật Dân sự nội dung: Trong trường hợp không có quy định tập quán và không có khả năng áp dụng tương tự pháp luật thì được áp dụng hướng giải quyết của TAND Tối cao trong các vụ việc tương tự đã được công bố. Cần quy định luôn ba trường hợp thừa nhận án lệ là khi các văn bản pháp lý chưa hoàn thiện, văn bản còn chung chung không rõ ràng và các văn bản luật chồng chéo.
Theo ông Đại, thực tế cho thấy việc ghi nhận án lệ với điều kiện hiện tại của Việt Nam là phù hợp vì luật thành văn và án lệ không có quan hệ loại trừ nhau. Án lệ cũng không loại trừ tính độc lập trong xét xử của thẩm phán theo cải cách tư pháp. Bởi nếu quá trình xét xử, thẩm phán có những nhận định, phân tích khác thuyết phục được hội đồng tuyển chọn án lệ thì bản án đó có thể trở thành án lệ. Lúc này, án lệ không hạn chế tính độc lập mà còn làm tăng thêm tính sáng tạo cho thẩm phán.
Video đang HOT
Ông Đại góp ý về định hướng phát triển án lệ, các quyết định giám đốc thẩm dùng làm án lệ phải có nội dung khái quát cao về pháp lý đồng thời cũng phải có viện dẫn văn bản làm cơ sở xử lý. Thứ nữa, các bản án làm án lệ phải tăng thêm phần lập luận vì hiện nay nhìn chung các quyết định giám đốc thẩm của TAND Tối cao đều ít lập luận.
TS Nguyễn Văn Nam (khoa Luật, Học viện An ninh nhân dân) bổ sung, án lệ trước đây là nền tảng trong hệ thống luật Anh, Mỹ nhưng hiện các nước theo hệ thống luật thành văn đã áp dụng nhiều. Khái niệm về án lệ giờ đây đã rất gần gũi. Không cần phải định nghĩa cụ thể vì thực chất án lệ là vận dụng một vụ án cụ thể vào giai đoạn sau đó. Chỉ cần người sử dụng lý giải được sự vận dụng đó xuất phát từ những nguyên tắc pháp lý quan trọng…
Về việc sử dụng án lệ, đề án của TAND Tối cao nêu chỉ coi án lệ là thứ yếu, sau văn bản quy phạm pháp luật khi xét xử. Tòa được khuyến khích viện dẫn án lệ nhưng không có nghĩa là lấy nó làm cơ sở pháp lý cho bản án mà phải dựa trên cơ sở pháp luật.
TS Nam cho biết phải từng bước nâng cao tư duy pháp lý về án lệ cho thẩm phán và giới luật sư, luật gia. Cạnh đó phải quy định các biện pháp chế tài nếu thẩm phán cố tình không sử dụng hoặc không tôn trọng án lệ. Chẳng hạn nếu một thẩm phán thường xuyên không làm theo án lệ, đưa ra các quyết định sai bị hủy nhiều lần thì sẽ bị cân nhắc khi tái bổ nhiệm. Tuy nhiên, cũng nên hiểu theo cơ chế mở là nếu thẩm phán lập luận khác với án lệ nhưng lập luận đó đúng, phù hợp với hoàn cảnh mới thì phải ghi nhận, thậm chí lấy nó làm án lệ mới. Lúc này phải có chính sách khen thưởng cho thẩm phán làm ra án lệ mới thay cho cái cũ đã lỗi thời…
Theo ông Michael Moore, nguyên thẩm phán Tòa án Liên bang Australia, vai trò của các luật sư trong việc tìm kiếm, cung cấp các án lệ cho thẩm phán là rất quan trọng. Theo đó, trong quá trình tranh tụng để thuyết phục được tòa theo ý mình, luật sư phải dùng một hoặc nhiều án lệ để chứng minh. Trên cơ sở đó, thẩm phán sẽ tìm ra án lệ nào phù hợp để làm căn cứ ra phán quyết. Tất nhiên nếu vụ án không có luật sư hoặc luật sư không tìm ra được án lệ thì thẩm phán phải chủ động tìm ra để áp dụng.
Một đại biểu thuộc Đoàn Luật sư TP HCM phát biểu, thời gian tới, nên nghiên cứu từng bước đưa án lệ vào công tác giảng dạy trong các trường đào tạo nghề luật. Các tạp chí chuyên ngành cũng nên in bản án mẫu, án lệ của TAND Tối cao để giúp sinh viên học tập, nghiên cứu. Việc tiếp cận với các bản án mẫu hiện nay rất khó vì TAND Tối cao ít phổ biến, các giảng viên thì chưa chủ động đưa nội dung này vào bài giảng.
Theo VNE
Nhiều luật mới có hiệu lực thi hành từ 1/1/2013
Nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngày 1/1/2013, nhiều quy định mới sẽ có hiệu lực.
Nằm trong các mặt hàng bình ổn, giá sữa sẽ hết cảnh lên xuống thất thường
Nâng chất lượng giáo dục ĐH, bình ổn giá sữa
Nhận xét về Luật Giáo dục đại học, Luật sư Võ Đình Hải - Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, Luật quy định 4 vấn đề mới: Phân tầng đại học; xã hội hóa giáo dục đại học; quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học và kiểm soát chất lượng đào tạo. Có thể nói, điểm mới nổi trội của Luật Giáo dục ĐH là quy định quyền tự chủ đi kèm với tự chịu trách nhiệm của mỗi trường. Luật quy định, mỗi trường được tự chủ in phôi văn bằng, cấp văn bằng cho người học, gắn chất lượng đào tạo với tên tuổi của nhà trường.
Tuy vậy, việc tăng quyền cũng được quy định đi kèm với những điều khoản giám sát chặt chẽ chất lượng đào tạo trong suốt quá trình sinh viên học tập tại trường. Thay vì quy định chương trình khung như trước, luật quy định về chuẩn tối thiếu kiến thức, kỹ năng đối với người học sau khi tốt nghiệp.Việc kiểm định là bắt buộc đối với tất cả các trường để thực hiện quyền tự chủ. Trên cơ sở kết quả kiểm định chất lượng, các trường sẽ được xếp hạng theo những tiêu chí cụ thể. Để nâng cao tính cạnh tranh, luật "cởi trói" cho trường đại học được thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao, thu học phí tương xứng. Luật còn quy định giá trị tích lũy trong quá trình hoạt động của các trường tư thục (như đất đai nhà nước giao, tài sản được ủng hộ, hiến tặng...) không được chuyển thành sở hữu tư nhân dưới mọi hình thức.
Theo Luật sư Võ Đình Hải, điểm nổi bật của Luật Giá là tập trung vào các quy định về danh mục hàng bình ổn giá gồm: Xăng, dầu thành phẩm; điện; khí dầu mỏ hóa lỏng; phân đạm; phân NPK; vaccine phòng bệnh cho gia súc, sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; đường ăn, thóc, gạo tẻ thường; thuốc phòng, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu. Bên cạnh đó, Luật còn quy định phải công khai thông tin về giá đối với cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, nghĩa vụ niêm yết giá của các cá nhân, đơn vị này. Điểm mới trong luật là giá những hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá đó cũng phải nhất quán theo nguyên tắc thị trường.
Còn đối với Luật Công đoàn, Luật sư Hải nhấn mạnh, Luật Công đoàn (sửa đổi) thiết lập một số điều khoản mới làm rõ thêm trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, đơn vị, doanh nghiệp và cơ chế giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật công đoàn. Một trong những điểm nổi bật của Luật Công đoàn là quy định các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động. Luật Bảo hiểm tiền gửi được ban hành nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng. Để khắc phục những hạn chế trong quy định về chủ thể được bảo hiểm tiền gửi. Luật cũng quy định chỉ bảo hiểm tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân mà không bảo hiểm tiền gửi của hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.
Cùng thời điểm có hiệu lực với các luật trên, Luật Phổ biến giáo dục pháp luật quy định về quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân. Luật lấy ngày 9/11 hàng năm (ngày ban hành Hiến pháp năm 1946) là Ngày Pháp luật Việt Nam. Trong khi đó, Luật Giám định tư pháp quy định về tổ chức và hoạt động giám định tư pháp. Một điểm mới cơ bản của Luật là quy định có 2 loại tổ chức giám định tư pháp: công lập và ngoài công lập. Đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính... có quyền tự yêu cầu giám định tư pháp sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Quy định này đã tạo điều kiện chủ động cho các bên đương sự, là bước tiến đáng kể trong hoạt động tư pháp.
Từ 1/1/2013 cũng là thời điểm việc thu phí bảo trì đường bộ có hiệu lực
Cấm quảng cáo nhiều hành vi, hoàn thiện khung pháp lý về biển
Về Luật Quảng cáo, luật sư Lê Hồng Vân, Đoàn Luật sư Hà Nội nhận xét, luật quy định các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo gồm thuốc lá, rượu có nồng độ cồn từ 15 độ, sữa dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình vú, vú ngậm nhân tạo; thuốc kê đơn, sản phẩm hàng hóa có tính chất kích dục, kích động bạo lực... Đối với hành vi cấm quảng cáo, luật bổ sung thêm một số nội dung mới như: Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến giới, về người khuyết tật, quảng cáo sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp, làm ảnh hưởng đến trẻ em... Ngoài việc cung cấp các thông tin cần thiết, trung thực, chính xác, người quảng cáo còn phải cung cấp các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo, chịu trách nhiệm về các thông tin đó. Người quảng cáo không chỉ chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình mà còn phải liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện.
Còn về Luật Tài nguyên nước, luật sư Hồng Vân nhận định, một trong những điểm mới của Luật là bổ sung quy định cụ thể về các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, ứng phó và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước..., các biện pháp bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy... Trong việc phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, Luật đã có nhiều quy định mới và cụ thể hơn như: hoạt động khai thác, sử dụng nước phải tuân thủ quy hoạch tài nguyên nước; không xây dựng mới các bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại trong hành lang bảo vệ nguồn nước. Luật quy định rõ, việc xả nước thải vào nguồn nước phải lấy ý kiến cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng và tổ chức, cá nhân liên quan.
Cũng theo luật sư Hồng Vân, Luật Phòng, chống rửa tiền là bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động phòng chống rửa tiền ở Việt Nam, góp phần minh bạch hóa nền tài chính quốc gia. Luật quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền, hợp tác quốc tế trong phòng chống rửa tiền.
Về Luật Biển Việt Nam, luật sư Hồng Vân nhấn mạnh, lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo nước ta. Luật quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam... Luật Biển Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương nhất quán của Nhà nước ta là giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước láng giềng bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế. Mọi tổ chức, cá nhân khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam là phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.
Bên cạnh 10 Luật trên, một số văn bản pháp luật quan trọng khác liên quan đến đời sống của người dân cũng bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Thông tư số 17 ngày 24/10/2012 của Bộ Y tế quy định trẻ sinh tại nhà vẫn được cấp giấy chứng sinh. Người thân của trẻ có trách nhiệm điền vào đơn đề nghị cấp giấy chứng sinh theo mẫu quy định và trong thời hạn ba ngày làm việc, trạm y tế xã phải xác minh việc sinh và làm thủ tục cấp giấy chứng sinh cho trẻ. Thông tư số 14 của Bộ Thông tin - Truyền thông ban hành ngày 12/10/2012 quy định: Người dùng phải trả phí hòa mạng 25.000 đồng (trả sau là 35.000 đồng). Quy định này nhằm hạn chế tình trạng sim rác tràn lan như hiện nay. Thông tư 190/2012 của Bộ Tài chính lại quy định mức thu lệ phí cấp thị thực, thẻ tạm trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ tăng lên. Còn theo Nghị định 103/2012 của Chính phủ, mức lương tối thiểu vùng cao sẽ cao hơn mức lương hiện nay 250.000-350.000 đồng/tháng, được áp dụng đối với một số nhóm đối tượng.
Theo xahoi
Tổng kết cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào Chiều 12-12, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức họp báo công bố kết quả cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Được phát động từ ngày 12-4- 2012, đến nay cuộc thi đã có sức lan tỏa mạnh. Theo số liệu thống kê của BTC, cuộc thi viết đã nhận được hơn...