Ẩn họa từ xe đưa đón học sinh
Xe khách gần “hết đát”, cũ nát, hay xe bị chỉnh sửa kết cấu… đều có thể được đưa vào làm “ xe đưa đón học sinh”; lái xe đã cao tuổi được chuyển từ lái chạy xe đường dài sang “chạy nội địa”… Đó cũng là những nguyên nhân khiến những chiếc xe phục vụ hàng trăm, hàng nghìn học sinh mỗi ngày hiện nay trở thành mối ẩn họa trên các cung đường.
Liên tiếp xử phạt vẫn liên tục tai nạn
Sở GTVT Gia Lai phối hợp Sở GDĐT và Công an tỉnh vừa bất ngờ kiểm tra điều kiện hoạt động của xe
ôtô đưa đón học sinh tại 11 địa phương trong tỉnh gồm: TP.Pleiku, các huyện Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đăk Đoa, Ia Pa, Phú Thiện, Chư Sê, Mang Yang, Đức Cơ và Chư Pứh. Qua kiểm tra 67 phương tiện, đoàn đã phát hiện 6 xe thay đổi thiết kế ghế ngồi; 3 xe hoạt động không đăng ký kinh doanh, không có phù hiệu theo quy định; 18 xe không có bình chữa cháy hoặc có bình chữa cháy nhưng hết hạn sử dụng; 16 xe thiếu búa thoát hiểm… Qua đó, đoàn liên ngành đã xử phạt 7 phương tiện với 53 triệu đồng, tước 5 giấy phép lái xe.
Vụ tai nạn xe đưa đón học sinh ở huyện Mang Yang năm 2017 khiến nhiều học sinh và phụ huynh lo lắng, hoang mang. ảnh: Lê Kiến
Trước đó, năm 2014 đoàn liên ngành kiểm tra 77 xe ôtô đưa đón học sinh của 29 cơ sở giáo dục thuộc 14 huyện, thị xã, thành phố và đã phát hiện, đình chỉ 37/77 phương tiện không đủ điều kiện hoạt động. Năm 2016, Sở GTVT phát hiện 10 xe vi phạm, xử phạt 78 triệu đồng và năm 2017 phát hiện 9 xe vi phạm, xử phạt 80 triệu đồng, tước quyền sử dụng có thời hạn 1 giấy phép lái xe và đình chỉ hoạt động 2 phương tiện.
Đây là những động thái của các cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai sau vụ việc tai nạn giao thông giữa xe đưa đón học sinh của Trường THPT Trần Hưng Đạo với 1 chiếc xe tải khiến hàng chục người thương vong (trong đó đã có 2 học sinh lớp 12 và 1 lái xe tử vong) khiến nhiều phụ huynh, học sinh bàng hoàng. Vụ việc này xảy ra trưa ngày 18.3.2017, trên Quốc lộ 19 đoạn qua thôn Nhơn Thọ, xã Đăk Tley, huyện Mang Yang. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, UBND tỉnh Gia Lai ra văn bản yêu cầu các cơ quan ban ngành tăng cường kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh hoạt động các phương tiện vận chuyển đưa đón học sinh nhằm đảm bảo an toàn cho người đi xe, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Giữa tháng 10 vừa qua, lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Hải Dương cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ phương tiện, xử phạt vi phạm hành chính tổng cộng gần 100 triệu đồng và tước bằng lái xe 2 tháng đối với các lái xe điều khiển 5 xe đưa đón học sinh của Trường Tiểu học Ái Quốc (TP.Hải Dương) vì xe hết hạn đăng kiểm và tự ý hoán cải phương tiện.
Theo lực lượng CSGT, trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện vẫn còn nhiều xe 3 bánh, xe chở khách hoán cải, xe hết niên hạn sử dụng, thậm chí xe không được kiểm định vẫn tham gia đưa đón học sinh, gây nguy cơ mất an toàn giao thông.
Video đang HOT
Không chỉ Gia Lai, Hải Dương mà tại rất nhiều địa phương như Đăk Nông, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Tĩnh…, trong thời gian qua, các cơ quan chuyên ngành và liên ngành đã rà soát và liên tục phát hiện và xử phạt nhiều xe quá hạn hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn vẫn sử dụng để chuyên chở học sinh. Nhưng, những tai nạn thương tâm liên quan đến phương tiện vận chuyển này vẫn liên tục xảy ra.
Lỗi thuộc về ai?
Sáng 1.11 vừa qua, ôtô khách 45 chỗ mang biển số Lào dùng để đưa đón học sinh do tài xế Nguyễn Văn Thắng
Theo ôngNguyễn Ngọc Thái, cáchọc sinh và phụ huynh học sinh có thể phản ánh tình trạng xe cũ nát, hư hỏng, lái xe không tuân thủ quy định và đi ẩu, có nguy cơ gây tai nạn để nhà trường và cơ quan chức năng xử lý, chấn chỉnh kịp thời.
(37 tuổi, trú thị trấn Tân Kỳ, Nghệ An) điều khiển, chạy vào đường liên xã đoạn xã Nghĩa Hành, huyện Tân Kỳ, để đón học sinh. Lúc này, xe chạy chậm để học sinh lên ôtô. Khi em Ngô Thị Quỳnh bước lên xe thì bị trượt chân ngã xuống đường và bị chính chiếc xe đón mình cán qua người, khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Sau vụ việc này, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia có công văn đề nghị cơ quan chức năng Nghệ An khẩn trương rà soát doanh nghiệp vận tải chuyên đưa đón học sinh và khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, luật sư Nguyễn Thế Truyền – Công ty Luật Thiên Thanh cho biết, trường hợp các chủ phương tiện sử dụng xe quá niên hạn, cũ nát, thiếu trang thiết bị, tự ý cải hoán… để đưa đón học sinh là vi phạm các quy định của pháp luật.
“Bản thân một số trường cũng xuất phát từ lợi ích kinh tế, muốn thuê xe giá rẻ, còn phụ huynh học sinh nhiều khi đóng tiền ít nhưng lại vẫn muốn con em được phục vụ xe đưa đón nên đã xảy ra hiện tượng xe kém chất lượng trà trộn vào, gây nên các vụ việc đáng tiếc” – ông Truyền nhấn mạnh.
Cũng theo luật sư Truyền, việc để xảy ra tình trạng tai nạn liên tiếp liên quan xe đưa đón học sinh và hiểm họa luôn rình rập một phần còn do lỗi của cả lực lượng quản lý ở địa phương. Việc không sát sao quản lý của cơ quan chức năng vì xe đưa đón học sinh thường là xe chạy trong nội đô, xe hợp đồng, chạy chuyên tuyến… nên đôi khi các cơ quan chức năng cũng không “để ý”.
Còn ông Nguyễn Ngọc Thái – Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông cho biết: Việc tổ chức xe đưa đón học sinh phải được các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân là chủ phương tiện đảm bảo theo các quy định của pháp luật. Đặc biệt là chất lượng phương tiện và người điều khiển phương tiện phải được đặt lên hàng đầu. Thực tế cho thấy, hiện nay ở một số nơi, nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn sử dụng phương tiện xe đưa đón học sinh không đảm bảo các điều kiện theo quy định.
Theo Danviet
Những chuyện tình xuyên biên giới bên dòng Pô Cô
Những chàng trai cô gái Jrai sống dọc tuyến biên giới hai nước Việt Nam - Campuchia đã vượt dòng Pô Cô để trao lời "hẹn thề trăm năm" với nhau. Những mối tình đó cứ âm thầm đơm hoa kết trái giữa núi rừng Tây Nguyên như thể hiện cho tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước láng giềng.
Những chuyện tình xuyên biên giới
Chạy dọc các tuyến biên giới ở các huyện Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông thuộc tỉnh Gia Lai, có rất nhiều cặp vợ hoặc chồng mang hai quốc tịch Việt Nam - Campuchia. Được biết, đa số đều họ là người đồng bào dân tộc Jrai nên cùng chung phong tục, tập quán là khi "ưng cái bụng" thì những con gái sẽ "bắt chồng" về ở rể.
Tại xã biên giới Ia O (huyện Ia Grai), đời sống bà con còn nhiều khó khăn, nhưng chính núi rừng biên giới này là nơi chứng giám bao chuyện tình của các chàng trai, cô gái Việt Nam - Campuchia.
Chúng tôi về thăm nhà của chị Ksor Bin (làng Jep) và chồng là anh Rơ Châm Blăn (người Campuchia) tại làng Jep (xã Ia O, Ia Grai). Khi được hỏi về chuyện tình của anh chị, hai người đều bẽn lẽn cười.
Chị Bin nhớ lại: "Hồi đó nhà nghèo lắm, bố mẹ mất sớm nên một mình tôi nuôi 5 đứa em nhỏ ăn học. Thân gái mới lên 15 tuổi nhưng tôi không nề hà việc gì. Sáng tôi gánh cá sang đất Campuchia buôn bán, cố gắng tằn tiện từng đồng để đem về nhà nuôi các em ăn học. Lúc đó anh Blăn làm nghề lái xe chở hàng qua lại hai nước. Ưng cái bụng Blăn thật thà nên tôi đã ngỏ lời có muốn theo Bin về nhà không. Lúc đó, anh BLăn đồng ý và ra mắt hai họ rồi anh Blăn được đưa về xã Ia O này sống cùng với tôi. Qua 7 năm gia đình tôi cũng đã có 2 người con, anh Blăn cũng chịu khó làm ăn nên kinh tế cũng ổn định...".
Vợ chồng anh Rơ Mah Thuêng và chị Ksor Lel hạnh phúc bên những đứa con mang dòng máu hai nước
Chúng tôi tiếp tục về xã Ia Nan (huyện Đức Cơ), tìm đến thăm gia đình anh Kpuih Bỗ (27 tuổi, huyện Ôza Đao, tỉnh Ratanakiri, Campuchia) và chị Siu H'Găng (29 tuổi, làng Sơn, xã Ia Nan). Ngồi tâm sự với chúng tôi, anh Kpuih Bỗ nhớ lại, hồi đó là năm 2007 anh gặp cô thôn nữ Siu H'Găng tại chợ tết biên giới. Thấy "ưng mắt" nên anh Bỗ đã đánh liều lại làm quen xin số điện thoại. Cứ thế tình yêu đến lúc nào không biết. Hiện nay cuộc sống của gia đình anh chị cũng đã khá giả, có với nhau hai người con. Được biết, anh Kpuih Bỗ và chị Siu H'Grăng vẫn đang hoàn thiện hồ sơ để làm thủ tục đăng kí kết hôn cho tình yêu họ được pháp luật công nhận.
Theo ông Siu Nghiệp - Chủ tịch UBND xã Ia O, trên địa bàn xã Ia O hiện có 14 cặp vợ hoặc chồng là người Việt Nam - Campuchia, các cặp vợ chồng đều sống rất hạnh phúc. Theo ghi nhận thì chưa có trường hợp nào bỏ nhau hay xích mích to tiếng mà phải nhờ tới chính quyền hòa giải. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn một số cặp vợ chồng chưa đăng kí kết hôn vì lý do thiếu giấy tờ tùy thân. Chính quyền xã cũng đang tạo điều kiện hướng dẫn để giúp các vợ chồng có thể đăng kí kết hôn, đảm bảo quyền và lợi ích.
Trăn trở về những mối tình "biên viễn"
Những chuyện tình đẹp của các cặp vợ chồng mang hai quốc tịch Việt Nam - Campuchia giữa núi rừng biên giới đã tô đẹp thêm mối tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước láng giềng. Trên thực tế chung, hiện nay vẫn còn rất nhiều cặp vợ chồng có hoàn cảnh khó khăn, đông con lại không biết chữ. Cũng một phần do trình độ dân trí thấp, chưa hiểu nhiều về các thủ tục hành chính nên rất nhiều vợ chồng cưới nhau nhiều năm mà vẫn chưa đăng kí kết hôn.
Chị Ksor Bin nhớ lại chuyện tình của chị và anh Blăn bên dòng Pô Cô
Ông Rơ Châm Keo (Phó Giám đốc Sở Tư Pháp tỉnh Gia Lai) chia sẻ, tuy là hai nước Việt Nam - Campuchia nhưng những bà con dân tộc sống ở biên giới các huyện Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông đa số đều chung dân tộc người Jrai. Chính vì vậy, phong tục tập quán của hai nước gần như giống nhau nên họ yêu nhau, cưới nhau rất nhiều.
Thực tế thủ tục đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng rất đơn giản, nhưng vì một số cặp vợ chồng không có giấy tờ tùy thân. Hơn nữa một bộ phận bà con dân tộc thiểu số trình độ dân trí còn thấp, chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc đăng kí kết hôn nên còn thời ơ, chậm trễ trong việc hoàn thiện giấy tờ.
Mối tình "xuyên biên giới" của anh Kpuih Bỗ và chị Siu H'Găng
Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai, trên địa bàn các huyện biên giới có 21/57 cặp vợ chồng chưa đăng kí kết hôn, trong đó 15 cặp không làm được vì chồng quốc tịch Campuchia nhưng không có giấy tờ tùy thân, còn một số cặp khác đang hoàn thiện hồ sơ để làm thủ tục đăng kí.
Theo bà Nguyễn Thúy Hạnh - Trưởng ban Chính sách luật pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai cho biêt: "Hội cũng đã đề xuất Sở Tư pháp làm việc với ngành tư pháp huyện, xã xem xét, những trường hợp nào đầy đủ giấy tờ thì nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ nhanh chóng giải quyết. Cùng với đó chỉ đạo Hội Phụ nữ các huyện biên giới cần có sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt tới các phụ nữ dân tộc thiểu số kết hôn với người Cam Pu Chia để hoàn thiện hồ sơ, tạo mọi nguồn lực để giúp các hộ từng bước thoát nghèo...".
Phạm Hoàng
Theo Dantri
Nghệ An: Khẩn cấp điều tra vụ xe đón học sinh gây chết người Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị các cơ quan chức năng ở Nghệ An khẩn trương điều tra vụ xe đưa đón học sinh gây chết người, đồng thời rà soát doanh nghiệp vận tải chuyên đưa đón học sinh trên địa bàn. Sáng 3.11, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia vừa có văn bản đề nghị...