Ẩn họa khôn lường từ việc dùng kháng sinh vô tội vạ

Theo dõi VGT trên

Kháng kháng sinh hiện được đánh giá là một trong những mối đe dọa lớn nhất tới sức khỏe, an ninh lương thực cũng như sự phát triển của thế giới.

Vấn nạn này có thể tác động đến mọi đối tượng, mọi độ tuổi và ở bất kỳ quốc gia nào. Tình trạng kháng kháng sinh có thể xảy ra tự nhiên nhưng việc lạm dụng thuốc ở con người được xác định là nguyên nhân khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Ẩn họa khôn lường từ việc dùng kháng sinh vô tội vạ - Hình 1

Việc dùng kháng sinh vô tội vạ dễ dẫn đến hậu quả khôn lường là kháng kháng sinh.

Những cái chết gây sốc

Cuối năm 2012, Meredith Littlejohn đang là một học sinh trung học ở St. Louis (bang Missouri, Mỹ) với hoài bão được vào đại học và một tương lai tươi sáng. Tai họa bắt đầu đổ xuống vào cuối tháng 12 năm đó, Littlejohn được chẩn đoán là mắc bệnh bạch cầu tủy bào cấp tính – một bệnh ung thư dòng tủy của các tế bào máu.

Không nản lòng, cô bé bước vào quá trình điều trị đầy đau đớn. Sau 4 đợt hóa trị, căn bệnh ung thư của cô đã thuyên giảm, nhiều người lạc quan rằng Littlejohn sẽ có thể tiếp tục con đường của mình. Cô bé đã có thể tham dự vũ hội năm cuối cấp, lấy được bằng tốt nghiệp vào mùa xuân năm 2013 và bắt đầu lên kế hoạch cho năm thứ nhất đại học.

Tuy nhiên, căn bệnh ung thư đã quay trở lại vào tháng 6/2013. Sau nhiều đợt hóa trị hơn, hệ thống miễn dịch của Meredith ngày càng bị tổn thương. Đến tháng 8 năm đó, cô bé bị nhiễm nấm Candida. Sau khi thử nhiều loại thuốc khác nhau, các bác sĩ mới có thể kiểm soát tình trạng bệnh của cô. Mọi việc chưa dừng lại ở đó, đến tháng 9, các bác sĩ tiếp tục phát hiện dưới tay của Littlejohn đã bị nhiễm trùng khuẩn Pseudomonas.

Ẩn họa khôn lường từ việc dùng kháng sinh vô tội vạ - Hình 2

Video đang HOT

Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao.

Trực khuẩn mủ xanh là mầm bệnh phổ biến trong bệnh viện, có thể sống sót trong môi trường khắc nghiệt và gây nhiễm trùng nặng. Vi khuẩn này ngày càng trở nên kháng thuốc và chống lại nhiều loại kháng sinh khác nhau. Trong trường hợp của Littlejohn, tình trạng nhiễm trùng Pseudomonas đã không đáp ứng với một số loại kháng sinh mới hơn.

Các bác sĩ khi đó đã chuẩn bị sử dụng colistin – một loại kháng sinh được xem như giải pháp cuối cùng trong các phác đồ điều trị, cực kỳ độc hại đối với thận. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng Pseudomonas vẫn tồn tại và bắt đầu lan rộng. Ngay cả colistin cũng không giúp được gì. Đầu tiên, nhiễm trùng xâm lấn vào phổi của cô bé, sau đó là máu của cô, gây sốc nhiễm khuẩn. Khi Littlejohn lần đầu gặp phải tình trạng này, các bác sĩ đã hồi sức thành công cho cô bé.

Song, ngay trong ngày hôm sau, Littlejohn tiếp tục gặp phải tình trạng này và đến khi cô bé bị sốc nhiễm khuẩn lần thứ 3, các bác sĩ đã không thể cứu được em. Meredith Littlejohn qua đời vào tháng 11/2013, khi mới chỉ 19 tuổi.

Phép màu” không còn kỳ diệu

Năm 1928, Alexander Fleming phát hiện ra kháng sinh Penicilin, mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử y học nhân loại, giúp chữa lành và cứu sống hàng triệu người mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Kháng sinh đang đóng vai trò như loại thuốc trụ cột của nền y học hiện đại. Nó không chỉ giúp chúng ta chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như lao, mà còn là các nhiễm trùng thông thường và phổ biến hơn như viêm tai mũi họng, viêm phế quản, nhiễm trùng da, đường tiết niệu…

Kỷ nguyên vàng của việc sản xuất thuốc kháng sinh diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1940 và đến những năm 1960. Trong thời gian này, nhiều nhóm kháng sinh đã được phát triển như penicillin, cephalosporin, fluoroquinolones và tetracycline, đưa lại những tiến bộ chưa từng có trong chăm sóc y tế. Kháng sinh không chỉ được dùng để dự phòng và điều trị bệnh nhiễm khuẩn còn được dùng trong phòng các bệnh gây hại đối với cây trồng và vật nuôi.

Tuy nhiên, trong 30 năm qua, thị trường sản xuất thuốc kháng sinh đã chậm lại đáng kể do các công ty dược phẩm, các học viện và chính phủ không đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu và phát triển kháng sinh. Trong khi đó, tình trạng kháng thuốc lại trở nên ngày càng nghiêm trọng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kháng kháng sinh là khả năng của các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng sinh trưởng với sự hiện diện của một loại thuốc mà thông thường có thể giết chết hoạc hạn chế sự phát triển của chúng.

Kết quả là các liệu pháp điều trị thông thường trở nên không hiệu quả. Nhiễm trùng do đó trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến thời gian bị bệnh lâu hơn, chi phí điều trị cao hơn và nguy cơ tử vong cao hơn. Do kháng kháng sinh nên ngày càng có nhiều các bệnh nhiễm trùng thông thường như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lao và các bệnh do thực phẩm gây nên càng trở nên khó điều trị hơn và đôi khi không thể điều trị được.

Đó là lý do mà các chuyên gia y tế từ nhiều năm nay cảnh báo rằng nhân loại đang tiến đến một thời kỳ hậu kháng sinh, là thời điểm các loại thuốc kháng sinh trở nên vô dụng, mọi vi khuẩn đều có thể biến thành siêu vi khuẩn, làm suy giảm sức khỏe của con người. Nguyên nhân của tình trạng kháng thuốc ngoài yếu tố tự nhiên chủ yếu là do việc lạm dụng thuốc kháng sinh, bao gồm cả việc kê đơn để điều trị các chứng nhiễm trùng nhẹ, chưa cần phải dùng đến kháng sinh.

Bên cạnh đó, một số bệnh mắc phải do virus như cảm cúm, viêm phế quản và một số bệnh nhiễm trùng tai, xoang thường bị kê kháng sinh không đúng cách. Theo một nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC), 1/3 các trường hợp được kê đơn kháng sinh tại các phòng cấp cứu và phòng khám ở nước này là không cần thiết.

Việc sử dụng kháng sinh trong những trường hợp này không những khó chữa khỏi nhiễm trùng, viêm mà còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác; ví dụ như tiêu diệt các vi khuẩn có lợi hoặc ít nhất là không gây bệnh. Điều này tạo điều kiện thúc đẩy các đặc tính kháng kháng sinh ở các vi khuẩn vô hại có thể chia sẻ với các loại vi khuẩn khác hoặc tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại sinh sôi phát triển, lấn át vi khuẩn có lợi.

Việc tự ý dùng thuốc bằng cách dùng thuốc kháng sinh có sẵn mà không cần toa; không tuân thủ chế độ điều trị, sử dụng không đúng liều hoặc sử dụng quá lâu thuốc kháng sinh; sử dụng phải kháng sinh giả hoặc không đạt tiêu chuẩn, chứa quá ít hoặc không có hoạt chất kháng khuẩn; nhiễm trùng và kiểm soát phòng ngừa kém trong môi trường chăm sóc sức khỏe; lạm dụng kháng sinh trong điều trị cho động vật và chăn nuôi tại nhà máy; tiêu thụ các sản phẩm thịt từ động vật được cho dùng thuốc kháng sinh… cũng là các yếu tố khiến tình trạng kháng kháng sinh trở nên nghiêm trọng hơn.

Đến lúc này, những loại thuốc kháng sinh từng được xem như “phép màu” đối với con người sẽ không còn phát huy được sự kỳ diệu trong quá trình chữa trị bệnh tật, cứu sống con người. Các ước tính cho hay, mỗi năm, trên toàn thế giới có khoảng 700.000 người thiệt mạng do kháng thuốc. Đến năm 2050, con số này được cảnh báo có thể sẽ tăng lên đến 10 triệu người.

Khi đó, những bệnh nhiễm trùng vốn được điều trị dễ dàng trong thế kỷ 20 có thể quay lại giết chết nhiều người hơn cả các bệnh ung thư. Năm 2016, giới chức y tế Mỹ thông báo đã lần đầu tiên phát hiện vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh. Chủng vi khuẩn này được phát hiện trong nước tiểu của một phụ nữ 49 tuổi ở bang Pennsylvania.

Sai lầm phụ huynh hay mắc khi chữa bệnh tai mũi họng cho trẻ

Các bệnh lý tai mũi họng là các bệnh lý thường gặp ở trẻ, nhất là trẻ nhỏ khi sức đề kháng còn yếu. Việc điều trị các bệnh lý tai mũi họng cho trẻ cần được lưu ý để tránh dẫn tới các biến chứng.

Tuy nhiên, theo PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An - Bệnh viện An Việt, Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung uơng thì nhiều bậc phụ huynh thường mắc phải các sai lầm khi điều trị các bệnh lý tai mũi họng ở trẻ nhỏ.

Sai lầm phụ huynh hay mắc khi chữa bệnh tai mũi họng cho trẻ - Hình 1

Phụ huynh thường mắc phải nhiều sai lầm khi chữa trị tai mũi họng cho trẻ

Dùng đơn thuốc cũ cho trẻ

Khi trẻ bị các bệnh tai mũi họng, nhiều cha mẹ thường sử dụng lại đơn thuốc cũ khi thấy trẻ có những triệu chứng gần giống với lần ốm trước. Việc này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ bởi mỗi đơn thuốc thích hợp với từng bệnh lý, cơ địa cũng như tiền sử cụ thể, liều lượng mỗi lần cũng khác nhau.

Đặc biệt, nếu sử dụng thuốc kém hiệu quả vô tình bắt trẻ uống một lượng thuốc không cần thiết. Đó là chưa kể dùng thuốc bừa bãi còn khuyến trẻ tăng nguy cơ di ứng, gặp các bệnh mãn tính như viêm khớp, hen phế quản, béo phì...

Lạm dụng thuốc kháng sinh

Bên cạnh dùng đơn thuốc cũ thì nhiều phụ huynh còn có thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ. Đa số các bệnh lý về hô hấp là do virus gây ra nên sử dụng thuốc kháng sinh sẽ không hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Khi mắc các bệnh về hô hấp, hệ tiêu hóa của bé sẽ kém hơn bình thường nên cha mẹ không nên suy nghĩ cho ăn "tẩm bổ" quá nhiều thức ăn để nhanh khỏi mà cần chia thành nhiều bữa tránh tạo áp lực cho trẻ.

PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An cho rằng các bậc phụ huynh nên tiêm phòng đầy đủ, bổ sung vitamin A, D theo lịch trình. Cải thiện bữa ăn cho trẻ giàu dinh dưỡng, nên nấu nhừ, loãng thức ăn cho trẻ dễ nuốt. Đặc biệt cần bổ sung nước cho trẻ dưới nhiều hình thức như sữa tươi, nước trái cây, nước ép rau củ...

Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ cần cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, ngủ nghỉ đúng giờ và vận động ngoài trời lúc sáng sớm khoảng 30 phút mỗi ngày.

Đặc biệt, khi trẻ mắc các bệnh về hô hấp thì nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế có các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng uy tín để điều trị, tránh những biến chứng không tốt cho sức khỏe.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái trẻ ở Hà Nội thủng mũi, lộ chỉ chi chítCô gái trẻ ở Hà Nội thủng mũi, lộ chỉ chi chít
21:33:24 20/12/2024
Từ ca bệnh mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn lẩuTừ ca bệnh mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn lẩu
07:53:07 22/12/2024
Hà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặngHà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặng
17:29:11 20/12/2024
Tiêm mỡ nhân tạo ở Hồng Kông, nữ Việt kiều phải mổ ngực biến dạng nặng nềTiêm mỡ nhân tạo ở Hồng Kông, nữ Việt kiều phải mổ ngực biến dạng nặng nề
20:04:01 20/12/2024
Ba không trước khi massageBa không trước khi massage
12:32:20 21/12/2024
Điều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cựcĐiều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cực
12:43:05 21/12/2024
Thủng mũi, biến dạng khuôn mặt: cô gái trẻ hối hận vì căng chỉ mũiThủng mũi, biến dạng khuôn mặt: cô gái trẻ hối hận vì căng chỉ mũi
05:46:40 22/12/2024
Sáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹpSáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹp
10:50:47 22/12/2024

Tin đang nóng

HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!
06:14:12 22/12/2024
Bé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCMBé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCM
08:20:00 22/12/2024
Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'
07:17:20 22/12/2024
Mỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mêMỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mê
06:03:01 22/12/2024
Đêm ở Làng Nủ trước ngày khánh thành khu tái định cư: "Gần như nhà nào ông trời cũng để lại một người còn sống đấy chú à..."Đêm ở Làng Nủ trước ngày khánh thành khu tái định cư: "Gần như nhà nào ông trời cũng để lại một người còn sống đấy chú à..."
09:18:47 22/12/2024
Từng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối nămTừng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối năm
06:55:23 22/12/2024
Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"
07:07:16 22/12/2024

Tin mới nhất

Hai lý do khiến rươi ngon nhưng dễ mang họa

Hai lý do khiến rươi ngon nhưng dễ mang họa

07:56:00 22/12/2024
Rươi là món ăn nổi tiếng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đây là món ăn hiếm và đắt đỏ từ 400.000-500.000 đồng/kg. Rươi được cho là đặc sản vì một năm chỉ có 1 mùa.
Y bác sĩ xếp hàng vỗ tay đón mừng người phụ nữ ghép thận lợn

Y bác sĩ xếp hàng vỗ tay đón mừng người phụ nữ ghép thận lợn

07:51:03 22/12/2024
Looney bắt đầu chạy thận nhân tạo vào năm 2016 sau khi bị suy thận và được đưa vào danh sách ghép tạng đầu năm 2017. Sau đó, bà được phẫu thuật tại NYU Langone Health (Mỹ) ngày 25/11.
Mối lo viêm gan virus

Mối lo viêm gan virus

05:59:34 22/12/2024
Đồng thời hỗ trợ, góp phần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ y bác sĩ tuyến tỉnh. Hai bệnh viện đã ký hợp đồng hỗ trợ, phối hợp đến hết năm 2025.
Cảnh báo bệnh ung thư da từ những nốt ruồi

Cảnh báo bệnh ung thư da từ những nốt ruồi

05:57:09 22/12/2024
Được biết, bệnh ung thư da là một trong các ung thư thường gặp với 3 loại chính gồm: Ung thư tế bào đáy, tế bào vảy và hắc tố. Ung thư da tế bào vảy là loại có độ ác tính khá cao, có nguy cơ di căn hạch và có thể di căn xa.
Robot phẫu thuật cơ hoành tại TP.HCM

Robot phẫu thuật cơ hoành tại TP.HCM

05:53:52 22/12/2024
Để phòng ngừa nhão cơ hoành, bác sĩ Thành khuyến cáo người dân nên khám sức khỏe định kỳ. Khi có các triệu chứng bất thường như khó thở, đau ngực, ho kéo dài, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.
Uống rượu bia cuối tuần: Thú vui 'nguy hiểm' hơn bạn nghĩ

Uống rượu bia cuối tuần: Thú vui 'nguy hiểm' hơn bạn nghĩ

05:49:22 22/12/2024
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học Sinh học Châu Phi chỉ ra rằng huyết áp tăng đáng kể sau những buổi cuối tuần uống rượu bia xã giao, so với những cuối tuần không tiêu thụ rượu bia.
Nhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm

Nhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm

12:39:12 21/12/2024
Ung thư là bệnh lý ác tính nhưng cơ hội điều trị khỏi, kéo dài thời gian sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có giai đoạn bệnh.
Lợi ích khó ngờ từ việc điều chỉnh kiểu đi bộ khác thông thường

Lợi ích khó ngờ từ việc điều chỉnh kiểu đi bộ khác thông thường

12:30:29 21/12/2024
Chỉ với 10 phút đi bộ mỗi ngày với một số thay đổi, bạn sẽ có thêm nhiều lợi ích sức khỏe, giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh về tim mạch, đột quỵ và ung thư.
Cà phê có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?

Cà phê có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?

12:20:34 21/12/2024
Cà phê lâu nay được cho là có tác dụng giảm mệt mỏi, tăng tỉnh táo và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Sự thật có phải vậy?
Hiểm họa từ đốt than sưởi ấm: Người dân cần lưu ý gì?

Hiểm họa từ đốt than sưởi ấm: Người dân cần lưu ý gì?

12:09:34 21/12/2024
Người dân được khuyến nghị tránh đốt than trong phòng kín, ưu tiên các phương pháp sưởi an toàn như máy sưởi điện và nâng cao nhận thức để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

22:15:15 20/12/2024
Chỉ trong 1 năm, các cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận hơn 15.000 ca điều trị liên quan đến căn bệnh này.
Bệnh nhân 15 tuổi dập nát một bàn tay do chơi pháo tự chế

Bệnh nhân 15 tuổi dập nát một bàn tay do chơi pháo tự chế

21:05:55 20/12/2024
Ngày 20/12, Bệnh viện chuyên khoa Sản - Nhi tỉnh Sóc Trăng đã tiếp nhận bệnh nhân P. (15 tuổi, ngụ huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) bị dập nát bàn tay do chơi pháo tự chế.

Có thể bạn quan tâm

Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

Lạ vui

12:31:28 22/12/2024
Một cây cầu đất nối liền châu Âu và châu Phi vẫn còn tồn tại nếu như không có thảm họa giúp tái sinh Địa Trung Hải.
Nhân vật "hiếm nhất" của Genshin Impact bất ngờ trở lại ở phiên bản mới, fan mừng "phát khóc" vì phải chờ đợi quá lâu

Nhân vật "hiếm nhất" của Genshin Impact bất ngờ trở lại ở phiên bản mới, fan mừng "phát khóc" vì phải chờ đợi quá lâu

Mọt game

12:21:49 22/12/2024
Đó chính là Shenhe một nữ nhân vật 5 sao hệ Băng được miHoYo ra mắt lần đầu ở phiên bản 2.4. Sở dĩ, gọi Shenhe là nhân vật hiếm nhất Genshin Impact không phải là không có lý do.
LHQ gia hạn hoạt động của Phái bộ gìn giữ hòa bình tại CHDC Congo

LHQ gia hạn hoạt động của Phái bộ gìn giữ hòa bình tại CHDC Congo

Thế giới

12:10:02 22/12/2024
LHQ đang triển khai 10.960 binh sĩ gìn giữ hòa bình và 1.750 nhân viên, chủ yếu ở miền Đông của CHDC Congo. Năm 2023, Tổng thống nước này Felix Tshisekedi của nước này đã kêu gọi phái bộ đẩy nhanh tiến độ rời đi.
Diện áo yếm giúp bạn khoe sắc trong những ngày xuân cận kề

Diện áo yếm giúp bạn khoe sắc trong những ngày xuân cận kề

Thời trang

12:01:10 22/12/2024
Khi những ngày xuân đang dần về gần, một trong những lựa chọn không thể bỏ qua để khoe sắc chính là chiếc áo yếm - biểu tượng của sự duyên dáng, thanh lịch và một chút cổ điển nhưng vẫn rất thời thượng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng Myanmar

Thủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng Myanmar

Sao thể thao

11:39:31 22/12/2024
Hai em nhỏ được Thủ tướng Phạm Minh Chính bế trên SVĐ Việt Trì, Phú Thọ là những gương mặt thân quen làng bóng đá.
Thành phần kem chống nắng nào cần có và cần tránh?

Thành phần kem chống nắng nào cần có và cần tránh?

Làm đẹp

11:18:23 22/12/2024
Ngoài có mặt trong kem chống nắng, Titan dioxide còn được dùng trong các sản phẩm khác như phấn nén, đồ trang điểm có SPF, mỹ phẩm làm trắng hoặc kem dưỡng da.
Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"

Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"

Netizen

11:08:34 22/12/2024
Một cụ 86 tuổi, nguyên là hiệu trưởng trường Trung học quyết tâm kết hôn cùng mối tình đầu của mình trong sự chúc phúc của con cháu và bạn bè.
Ngắm loạt tòa nhà ốp kín mặt tiền bằng pin điện mặt trời

Ngắm loạt tòa nhà ốp kín mặt tiền bằng pin điện mặt trời

Sáng tạo

11:04:24 22/12/2024
Tòa nhà 8 tầng có 1.182 tấm pin quang điện trên mặt tiền, thu thập ánh sáng mặt trời và chuyển thành điện. Hệ thống này thu được năng lượng nhiều hơn 50 lần so với các tấm pin mặt trời trên mái nhà tại các khu dân cư.
4 con giáp nóng tính nhưng làm việc cực kỳ đáng tin cậy, năm Ất Tỵ 2025 vươn mình thăng tiến, tiền về dồi dào

4 con giáp nóng tính nhưng làm việc cực kỳ đáng tin cậy, năm Ất Tỵ 2025 vươn mình thăng tiến, tiền về dồi dào

Trắc nghiệm

11:04:12 22/12/2024
Trong cuộc sống, mỗi người đều có tính cách và khí chất riêng biệt. Điều thú vị là, nóng tính không đồng nghĩa với việc làm người không đáng tin, và bốn con giáp dưới đây là minh chứng rõ ràng nhất.
Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'

Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

11:03:27 22/12/2024
Trong công diễn 4 Chị đẹp đạp gió , diva Mỹ Linh gây bất ngờ khi thể hiện màn nhào lộn, ke đầu còn nữ ca sĩ Minh Tuyết chứng tỏ bản thân với màn đu dây hát bolero.
Sao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấu

Sao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấu

Sao châu á

10:57:25 22/12/2024
Song Hye Kyo gây sốc với tạo hình nữ tu sĩ trong bộ phim Dark Nuns ; Jang Nara khóc khi nhận giải thưởng lớn ở SBS Drama Awards.