Ẩn họa khôn lường từ quần chip
Hãy nhớ rằng những chiếc quần chip không chỉ có ý nghĩa về mặt thời trang mà nó còn là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn.
Chính vì vậy, bạn đừng bao giờ quên rằng việc lựa chọn quần chip cho mình là hết sức quan trọng và không thể bỏ qua. Dưới đây là những tác hại khi bạn lựa chọn quần chip không đúng.
Quần chip bằng bông
Sự nguy hiểm: Nhiễm nấm men.
Quần chip có nghĩa vụ bảo vệ “vùng kín” của bạn nhưng nếu mặc quần chip bằng bông sẽ khiến cho mồ hôi ở chỗ ấy thoát ra nhưng không thấm đi đâu được, vì vậy sẽ tạo ra sự ẩm ướt và càng làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm men. Khi tập thể dục, mồ hôi ra nhiều hơn nên càng nguy hiểm.
Giải pháp: Bạn nên mặc quần chip bằng cotton thoáng khí, tránh mặc chật hoặc bó sát, đặc biệt là quần có chất liệu vải từ sợi tổng hợp hoặc bông.
Nếu mặc quần chip quá bó chặt hoặc bó sát sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
Quần chip bó chặt
Sự nguy hiểm: Tổn thương thần kinh và các vấn đề khác.
Video đang HOT
Nếu mặc quần chip quá bó chặt hoặc bó sát sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. Hơn nữa, do quần quá chật sẽ chèn ép các dây thần kinh ở vùng chậu, hạn chế sự lưu thông máu nên sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe ở “vùng kín”. Ngoài nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, loại quần này còn có thể đe dọa hệ thống thần kinh và tuần hoàn máu trong cơ thể.
Nếu mặc quần chip quá bó chặt hoặc bó sát sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu
Giải pháp: Hạn chế mặc loại quần này, chỉ nên mặc 1-2 ngày/tuần.
Quần chip lọt khe
Sự nguy hiểm: Các vấn đề về tiết niệu.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học Y tế Georgia (Mỹ) nói rằng loại quần chỉ có một đường ở giữa như thế này nếu được mặc nhiều sẽ gây ra hậu quả không nhỏ cho sức khỏe, ví dụ như thường xuyên đau khi đi tiểu và các vấn đề về tiết niệu khác.
Chính kích cỡ nhỏ, mỏng và chật của quần chip lọt khe đã tạo ra tình trạng không thông thoáng, gây ngứa ngáy, nóng rát, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Bên cạnh đó, quần lót dây còn có thể tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập về phía trước, gây ra các bệnh nhiễm trùng như viêm bàng quang.
Giải pháp: Chỉ mặc những khi thực sự cần thiết.
Quần chip bằng ren
Sự nguy hiểm: Không thoáng khí, gây các bệnh ở “vùng kín”.
Cũng như các loại quần chip bằng bông hay sợi tổng hợp, quần chip bằng ren không thoáng khí nên không thoát mồ hôi. Mồ hôi bị đọng lại ở “chỗ kín” sẽ càng tạo điều kiện cho nấm và mụn phát triển, gây ngứa, nóng rát…
Giải pháp: Nên hạn chế mặc loại quần chip này. Thay vào đó bạn nên dùng loại quần chip bằng chất liệu cotton.
Theo Tr. Thu (Tri thức trẻ)
Việc dùng thuốc kháng sinh trong thai kì ?
Thuốc kháng sinh có an toàn với thai phụ? Không thể có đáp án chung cho câu hỏi này bởi một số loại kháng sinh an toàn cho cả quá trình mang thai, số khác lại ảnh hưởng tới sự phát triển của bé và số khác nữa ở giữa 2 loại trên.
Khi một loại thuốc rơi vào nhóm nguy hiểm, đó là bởi vì không có đủ thông tin sử dụng an toàn hay những nguy cơ tiềm ẩn mà từ đó, người dùng phải cân nhắc những tác dụng phụ của nó khi sử dụng để điều trị.
Nói cách khác, nếu bị ốm nặng và thuốc kháng sinh là giải pháp duy nhất giúp chữa bệnh thì bạn cần phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ mặc dù nó có thể gây nguy cơ cho thai nhi. Trong một số trường hợp, không điều trị bệnh còn ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé trong bụng hơn là cho bé tiếp xúc sớm với kháng sinh.
Hơn nữa, như bất kỳ loại thuốc nào, sự an toàn của kháng sinh không chỉ phụ thuộc và thành phần thuốc mà còn là liều lượng, uống trong bao lâu và thời điểm uống đang mang thai tháng thứ mấy.
Về việc sử dụng kháng sinh, do có rất nhiều loại, nhiều cách sử dụng nên không thể liệt kê chúng ra đây. Nhưng các loại kháng sinh phổ biến được coi là an toàn cho giai đoạn mang thai gồm penicillin (chẳng hạn như amoxicillin và ampicillin), cephalosporins (chẳng hạn như cephalexin), và erythromycin.
Hình minh họa
Một số chuyên gia nghi ngờ rằng loại thuốc metronidazole (dùng trong điều trị viêm phụ khoa, chẳng hạn như nấm trichomoniasis và vi khuẩn cũng như các loại viêm nhiễm khác) gây khiếm khuyết thai nhi. Nghiên cứu mới nhất chưa thấy sự liên quan này và nó vẫn được cho là an toàn trong hầu hết các trường hợp.
Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc nếu viêm tới thận, bác sĩ điều trị có thể kê nitrofurantoin (tên thương mại là Macrodantin hay Macrobid) cho bà bầu để ngăn ngừa những viêm nhiễm khác. Bạn nên ngừng uống thuốc này ở khoảng tuần 36 (hay ngừng ngay lập tức nếu có biểu hiện chuyển dạ sớm) bởi vì có 1 nguy cơ nhỏ là nó sẽ phá hủy tế bào hồng cầu trong hệ mạch thai nhi nếu bạn uống nó quá gần với thời điểm chuyển dạ.
Trimethoprim là thành phần có mặt trong các loại thuốc trị nhiễm trùng đường tiểu, với cái tên thương mại như Bactrim, Septra. Trimethoprim không phải là một lựa chọn tốt cho giai đoạn thai kỳ vì nó ngăn cản sự hoạt động của axit folic. Axit folic rất cần cho giai đoạn mang thai vì giúp giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và các khuyết tật bẩm sinh khác.
Nếu không có lựa chọn nào khác và phải uống loại thuốc chứa trimethoprim, thì cần uống bổ sung thêm vitamin dành cho bà bầu. Nghiên cứu cho thấy uống bổ sung axit folic với liều ít nhất 400mg (vitamin dành cho bà bầu thường chứa gấp đôi lượng chất này) thì có thể vượt qua được hàng rào trimethoprim.
Kháng sinh mà bạn nên tránh trong suốt giai đoạn thai kỳ gồm streptomycin (dùng để điều trị nhiễm khuẩn phổi) vì có thể gây điếc ở trẻ và tetracycline (gồm minocycline, oxytetracycline và doxycycline), dùng để điều trị mụn và các viêm nhiễm đường hô hấp. Nếu uống tetracycline ở giai đoạn thai kỳ thứ 2, 3, nó sẽ phá hủy men răng của thai nhi.
Theo SKDS
Tiểu tiện nhiều là dấu hiệu bệnh nặng Theo nghiên cứu mang tên Mind Over Bladder (Hãy quan tâm hơn đến bàng quang của bạn) do Trường Cao đẳng Y khoa Albert Einstein, Mỹ thực hiện gần đây cho biết, bàng quang là bộ phận quan trọng. Bởi vậy, những dấu hiệu của bàng quang, nhất là tiểu tiện thường xuyên là cảnh báo một số căn bệnh nan y. 1....