Ẩn họa đến từ cuộc nhậu
Sau mỗi lần nhậu, nam giới thường có xu hướng kéo dài thêm cuộc vui “đến Z”. Rượu được coi là chất xúc tác cho cái gọi là “một phút dại dột” này.
Tuy nhiên, những cuộc vui vô độ thiếu kiểm soát này lại là nguyên nhân chính dẫn đến các hành vi quan hệ tình dục không an toàn và để lại hậu quả là mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục trong đó điển hình là bệnh lậu.
Mỗi năm thế giới ghi nhận trên 80 triệu ca mắc mới chỉ tính riêng với lậu, trong đó tỷ lệ mắc là 0.7% ở nam giới và 0.9% ở nữ giới. Tỉ lệ này tăng lên đến 6% ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Thậm chí tại một số “con đường sung sướng” nơi áp lực và tần suất làm việc cao, tỷ lệ lậu lưu hành có thể cao gấp nhiều lần so với những nơi “sang chảnh” khác.
Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, đằng sau mỗi cuộc “ăn chơi” của cánh mày râu, người chịu thiệt thòi nhiều nhất vẫn là chị em phụ nữ.
Trong khi xác suất lây nhiễm từ đối tác nữ không an toàn sang cho nam chỉ xấp xỉ 20% cho mỗi lần quan hệ qua đường âm đạo và 9% cho mỗi lần quan hệ qua đường miệng. Nguy cơ phụ nữ mắc bệnh do nam giới truyền sang lại cao hơn rất nhiều lần.
Xác suất phụ nữ nhiễm lậu từ nam giới mắc bệnh lên đến 50% cho mỗi lần quan hệ qua đường âm đạo và 63% cho mỗi lần quan hệ qua đường miệng. Đặc biệt, hậu quả của lậu đối với phụ nữ nặng nề hơn rất nhiều so với nam giới, và là một trong các nguyên nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến vô sinh do tắc vòi trứng.
Lời khuyên ai cũng đã biết nhưng không phải ai cũng tuân thủ là: Hãy chung thủy một vợ một chồng, bảo vệ mình chính là cách tốt nhất để bảo vệ cho đối tác. Khi có bất cứ các dấu hiệu của bệnh lậu (sau khi quan hệ tình dục không an toàn), hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Video đang HOT
25% dân số thế giới mắc bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục
Độ tuổi mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là 15-49 và ghi nhận ở cả hai giới.
Bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (Sexually transmitted infections - STIs) có thể tác động đến bất cứ ai. Phụ nữ có thai không phải là ngoại lệ. Bạn có thể bị STIs khi quan hệ tình dục kiểu truyền thống, qua hậu môn hoặc đường miệng.
25% dân số thế giới mắc STIs
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê mỗi ngày, toàn cầu có thêm một triệu ca mắc bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Hàng năm, thế giới ghi nhận thêm 376 triệu ca mắc các bệnh chlamydia, lậu, giang mai, trichomonas. Độ tuổi mắc các bệnh này trong khoảng từ 15 đến 49 và ở cả hai giới.
Bệnh trùng roi trichomonas gây ra do lây nhiễm ký sinh trùng khi quan hệ tình dục. Chlamydia, giang mai và lậu là những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Nghiên cứu cũng chỉ ra 1/4 dân số thế giới sẽ mắc ít nhất một trong 4 bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục kể trên.
Tiến sĩ Peter Salama, Giám đốc điều hành chương trình bảo hiểm y tế toàn cầu tại WHO, cho biết: "Chúng ta đang đối mặt tình trạng thiếu tiến bộ trong ngăn chặn các lây truyền qua đường tình dục trên toàn thế giới. Đây là hồi chuông cảnh báo cho toàn cầu".
Số liệu trên cũng thống kê năm 2016, thế giới có thêm 127 triệu ca nhiễm chlamydia, 87 triệu người mắc lậu, 6,3 triệu trường hợp bị giang mai và 156 triệu bệnh nhân trichomonas. Các chuyên gia lo ngại về sự gia tăng của nhiều bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục kháng thuốc.
Quan hệ thiếu an toàn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Ảnh: Freepik.
Khó phát hiện dấu hiệu, biến chứng nguy hiểm
Theo tổ chức Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, các triệu chứng mắc STIs bao gồm: Tiết dịch bất thường từ âm đạo, dương vật hoặc hậu môn; tiểu đau; xuất hiện cục u dưới da quanh bộ phận sinh dục hoặc hậu môn; phát ban; chảy máu âm đạo bất thường; ngứa vùng kín; mụn nước và vết loét quanh bộ phận sinh dục hoặc hậu môn...
Tuy nhiên, nhiều trường hợp mắc STIs không có triệu chứng. Nhiều người có thể không biết bản thân đang bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
Bệnh phát triển âm thầm nhưng gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người lớn và trẻ em trên toàn thế giới. Chlamydia và bệnh lậu nếu không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ đau vùng chậu mạn tính và mang thai ngoài tử cung.
Các trường hợp STIs còn lại nếu không được chữa sớm dễ dẫn tới nhiều tình trạng mạn tính như bệnh thần kinh, tim mạch, vô sinh.
Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục gây đau đớn, nguy hiểm cho người mắc. Ảnh: Freepik.
Bà bầu nhiễm STIs sẽ gặp nhiều biến chứng như thai ngoài tử cung, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng mẹ và thai nhi.
Bệnh giang mai nếu không được điều trị ở phụ nữ mang thai, nguy cơ tử vong cho trẻ sơ sinh lên đến 40%.
WHO ước tính chỉ riêng các ca mắc giang mai đã gây ra 200.000 trường hợp thai chết lưu và tử vong ở trẻ sơ sinh vào năm 2016. Nó khiến bệnh này trở thành một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ sơ sinh trên toàn cầu.
Hiện nay, một số trường hợp mắc STIs có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, số khác không thể hết bệnh, cách duy nhất là kiểm soát triệu chứng bằng thuốc.
Mọi người đều có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Do đó, không có cách nào khác để phòng ngừa là sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn.
Ngoài ra, nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc STIs, chúng ta nên tiêm vaccine ngừa HPV và viêm gan B. Đặc biệt, bạn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ để ngăn các bệnh lây truyền qua đường tình dục và giúp ngừa thai.
Nên thực hiện phương pháp điều trị nào khi bạn bị ứ dịch vòi trứng? Vòi trứng là nơi dẫn trứng và tinh trùng gặp nhau, ứ dịch vòi trứng là một dạng tắc vòi trứng, khiến cho tinh trùng và trứng không thể gặp nhau dẫn đến vô sinh hiếm muộn. ThS.BS Vương Vũ Việt Hà tư vấn cho bệnh nhân. Trong quá trình khám và điều trị, các bác sĩ, chuyên gia của Trung tâm Hỗ...