Ăn hàu sống chưa làm sạch: Một người đàn ông đã tử vong do nhiễm vi khuẩn ký sinh trong loài hải sản này
Hàu rất bổ cho nam giới nhưng lại không phải loại thực phẩm an toàn cho sức khỏe, nhất là khi chế biến theo phương pháp tái/sống.
Theo trang News Observer chia sẻ, một người đàn ông sống ở thành phố Cary, phía Bắc Carolina (Mỹ) đã qua đời sau khi thưởng thức món hàu sống tại nhà hàng. Được biết, ngay khi chuyển đến bệnh viện WakeMed ở thành phố Raleigh, những người đi cùng kể lại rằng, sau khi ăn hàu sống, bệnh nhân có biểu hiện dị ứng, sốt cao và buồn nôn.
Dù đã cố gắng cứu chữa nhưng người đàn ông này vẫn không qua khỏi. Các bác sĩ điều trị xác nhận, bệnh nhân đã nhiễm vi khuẩn Vibrio Vulnificus ký sinh trên những con hàu sống.
Vi khuẩn Vibrio Vulnificus là một loài vi khuẩn vô cùng độc hại, có thể gây viêm dạ dày ruột cấp tính, thường lây lan từ động vật có vỏ sống hoặc chưa được nấu chín kỹ, nhiễm trùng vết thương hở gây hoại tử xâm nhập qua da hoặc nhiễm trùng xâm lấn, từ đó dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Không chỉ hàu sống, những loài hải sản biển như tôm, cá, nghêu… cũng dễ nhiễm vi khuẩn Vibrio Vulnificus do chúng thường sinh trưởng tốt ở nhiệt độ nước từ 20 độ C trở lên.
Hầu hết, các bệnh nhiễm trùng do tả biển Vibrio Parahaemolyticus và vi khuẩn Vibrio Vulnificus ở Mỹ đều có thể được ngăn chặn bằng cách làm chín kỹ hải sản, đặc biệt là món hàu. Qua trường hợp này, các bác sĩ cũng nhắc nhở mọi người nên cẩn thận khi xử lý hải sản vì chúng có thể mang đến nhiều vi khuẩn, vi trùng độc hải từ môi trường nước.
Những người nào không nên ăn hàu sống?
Theo khuyến cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ thì những người sau đây cần tránh xa món hàu sống:
- Người có tiền sử mắc bệnh dị ứng hải sản.
Video đang HOT
- Người mắc bệnh gan mãn tính.
- Người vốn có bệnh lý nền, đang sử dụng thuốc điều trị suy giảm hệ miễn dịch.
Bên cạnh đó, những người có vết thương hở cần tránh tiếp xúc với vùng nước biển ấm – nơi mà vi khuẩn Vibrio Vulnificus dễ trú ngụ.
*Một vài lưu ý khi thưởng thức món hàu:
Trong trường hợp bạn bị dị ứng hải sản thì tốt nhất nên gạch bỏ hàu ra khỏi thực đơn ăn uống. Để tránh dư thừa kẽm, bạn cũng không nên ăn quá nhiều hàu trong một bữa. Vì hàu chứa lượng cholesterol đáng kể nên những người đang giảm cân nên tránh ăn nhiều.
Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn hàu sống với mù tạt nhiều, nhất là người bụng yếu vì dễ gây lạnh bụng, ngộ độc, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Trẻ thường xuyên cắn móng tay dễ nhận 3 hậu quả này, cha mẹ cần loại bỏ ngay
Một vài hành động mà trẻ vô tình làm rất dễ trở thành thói quen xấu, ví dụ như ngoáy mũi, cắn móng tay,... Những hành động nhỏ này có thể làm hỏng hình ảnh cá nhân, đồng thời cũng gây tổn thương cho sức khỏe.
Con gái của cô Triệu năm nay đã 4 tuổi, cô bé trông rất dễ thương, thông minh, được rất nhiều người yêu quý. Tuy nhiên gần đây, cô Triệu trong một lần đi du lịch cùng con gái ở Nhật Bản, phát hiện cô bé rất thích cắn móng tay và thường xuyên bị chảy máu tay. Sau khi hỏi ý kiến chuyên gia, cô Triệu phải kiểm soát chặt chẽ hành vi của con gái mình.
Có ba hậu quả xảy ra với những đứa trẻ thích "cắn móng tay" từ nhỏ
1. Móng tay dễ biến dạng, ảnh hưởng đến tổng thể của cá nhân
Có một số trẻ thường xuyên cắn móng tay, thậm chí móng tay chưa kịp mọc vẫn tiếp tục cắn, cắn một cách vô thức dẫn đến chảy máu, làm tổn thương nghiêm trọng các mô xung quanh móng tay, gây thay đổi hình dạng của móng và cản trở sự phát triển của móng. Cắn móng tay trong thời gian dài sẽ khiến răng bị biến dạng, miệng nhô ra hoặc thụt vào, ảnh hưởng đến hình ảnh tổng thể của cá nhân.
2. Gây nhiễm khuẩn ở miệng hoặc ruột, tăng khả năng mắc bệnh
Có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh ẩn nấp trong móng tay, cắn móng tay có thể gây viêm viền xung quanh của móng tay, đồng thời cũng sẽ đưa vi khuẩn vào miệng và đường ruột, dẫn đến viêm dạ dày, mắc giun đũa và một số bệnh khác.
3. Dẫn đến những thay đổi trong tính cách và hành vi, ảnh hưởng đến giao tiếp giữa các cá nhân
Trẻ em luôn thích cắn móng tay, đó có thể là biểu hiện của sự tự ti, hoặc có một số áp lực tâm lý không được giải phóng, chỉ có thể thông qua cắn móng tay để giải tỏa tâm lý. Nếu cha mẹ không chú ý, điều đó có thể khiến trẻ mặc cảm, tự ti, có những hành vi kỳ quặc, ảnh hưởng đến giao tiếp giữa cá nhân bình thường.
Trẻ em thích cắn móng tay, có thể là do thiếu các nguyên tố vi lượng kẽm trong cơ thể. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ kịp thời để bổ sung thích hợp các chất dinh dưỡng cho trẻ. Trong cuộc sống hàng ngày, hãy cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau quả tươi để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
Ngoài ra, một số trẻ thường quan tâm đến ý kiến và đánh giá của người khác, khi trẻ bị chỉ trích, chúng sẽ mất tự tin, có cảm giác hụt hẫng và tìm cách để trút giận, cắn móng tay chính là hành vi trẻ thường làm trong vô thức, do đó cha mẹ không nên trách mắng trẻ, điều này càng phản tác dụng, không có lợi cho việc điều chỉnh hành vi của trẻ.
Nếu trẻ thường xuyên "cắn móng tay", cha mẹ nên làm gì?
1. Chủ động hướng dẫn và cố gắng làm giảm bớt tâm lý cho trẻ
Cha mẹ nên lấy những dẫn chứng thực tế để nói với trẻ rằng, cắn móng tay là mất vệ sinh, thiếu văn minh, làm tăng sự sinh sôi của vi khuẩn, tự nhiên cơ thể sẽ mắc bệnh, một khi bị mắc bệnh thì phải tiêm hoặc uống thuốc, do vậy phòng ngừa là cách tốt nhất. Sau đó thực hiện những hướng dẫn tích cực, giao tiếp với trẻ nhiều hơn, tìm ra mấu chốt vấn đề ở trẻ, giải quyết kịp thời và tìm ra lý do thực sự tại sao trẻ thích cắn móng tay.
2. Đưa trẻ đi làm những việc có ý nghĩa và đánh lạc hướng
Cắn móng tay sẽ khiến các viền móng tay của trẻ trở nên không đều nhau, vì vậy trẻ sẽ lại tiếp tục cắn. Do đó, kiến nghị mỗi ngày nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay sạch sẽ, điều này có thể thay đổi dần thói quen cắn móng tay.
Ngoài ra, hãy cho trẻ tham gia vào những việc có ý nghĩa, chẳng hạn như tập thể dục để phát triển một sở thích tích cực, học một kỹ năng nhất định và cố gắng đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ, để trẻ không muốn cắn móng tay.
3 bệnh thường gặp cần điều trị ngay nếu không muốn ung thư ghé thăm Nếu các tổn thương tiền ung thư được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể chữa khỏi hoàn toàn và chặn đứng nguy cơ chúng diễn tiến thành ung thư. Tổn thương tiền ung thư là gì? Hiểu một cách đơn giản, tổn thương tiền ung thư là các tổn thương lành tính nhưng tiềm tàng nguy cơ "ung thư hóa....