Ân hận muộn màng của người phụ nữ nhẫn tâm bán cháu họ sang Trung Quốc
Vì hám lợi 5 triệu đồng, Phương đã nhẫn tâm lừa bán cháu họ. Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, Phương cảm thấy rất day dứt nhưng không có dũng khí để nhận tội.
Chị D. (áo vàng) xin HĐXX giảm nhẹ tội cho bị cáo.
Bán cháu họ vì hám lợi 5 triệu đồng
TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử Lô Thị Phương (51 tuổi), trú bản Xiềng Líp, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương về tội Mua bán người. Bị hại của Phương là chị L.T.D., có quan hệ là cháu họ. Thời điểm bị Phương bán, D. mới 17 tuổi. Hôm xét xử, D. cùng cha của mình cũng có mặt tại phiên tòa. Chị D. cũng làm đơn xin HĐXX giảm nhẹ tội cho người nhẫn tâm bán mình.
Được biết, trước khi bị bắt, Phương là Trưởng bản có uy tín. Tích cực trong công tác phòng chống mua bán người ở địa phương. Tuy nhiên, ngày hôm nay, người phụ nữ này phải chịu sự trừng phạt của pháp luật vì tội Mua bán người bởi sai lầm trước đó. Thời điểm trước khi làm Trưởng bản, người phụ nữ này đã cấu kết với đối tượng khác đưa cháu D. sang Trung Quốc. Lý giải cho hành vi phạm tội của mình, Phương cho biết thời điểm đó chưa am hiểu pháp luật nên đã phạm tội.
Theo đó, vào đầu tháng 11/2012, Phương được Lương Thị Bích Lan (28 tuổi), quê xã Nga My, huyện Tương Dương, hiện đang sinh sống và làm ăn ở Trung Quốc gọi điện về. Qua nói chuyện Lan đặt vấn đề tìm phụ nữ đưa sang Trung Quốc lấy chồng và hứa sẽ trả 5 triệu đồng tiền công cho Phương. Lan còn gợi ý hỏi cho cháu D. thử để đưa sang Trung Quốc lấy chồng.
Nghe Lan gợi ý vậy, Phương đến gặp bố mẹ của D. đặt vấn đề đưa sang Trung Quốc. Tuy nhiên, khi gặp D. Phương lại nói đi làm công ty ở Đồng Nai để cô gái này tin tưởng. Thậm chí, Phương hứa hẹn có con trai mình đi cùng, sẽ tìm công việc nhẹ nhàng. Khi đi làm nếu chị D. không thích thì Phương sẽ đưa về nhà. Tuy nhiên, gia đình chị D. không đồng ý vì lúc này D. đang còn nhỏ.
Chưa dừng lại ở đó, khoảng 2 ngày sau Phương quay lại thuyết phục chị D. đi làm công ty và được D. và gia đình đồng ý. Sau đó, Phương gọi điện cho Lan thông báo đã rủ được chị D. đi Trung Quốc. Lan nói sẽ cho gia đình chị D. 10 triệu đồng. D. được đưa sang tỉnh Hán Tan, Trung Quốc và bị Lan bán cho người đàn ông bản địa. Sau 7 năm sinh sống, đến tháng 12/2019, chị D. bỏ trốn để về Việt Nam. Gia đình chị D. đến nhà trách Phương, yêu cầu bồi thường 30 triệu đồng. Lô Thị Phương đồng ý bồi thường số tiền, có viết giấy thỏa thuận.
Video đang HOT
Tại phiên tòa, Phương đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Kết đắng phải nhận
Tuy nhiên, đến ngày 12/5/2020, Lô Thị D. làm đơn tố cáo lên Công an huyện Tương Dương. Lô Thị Phương bị bắt về tội Mua bán người. Tại phiên tòa, bị cáo thừa nhận mọi hành vi phạm tội. Phương cho biết, Lan là người yêu cũ của con trai. Khi nghe Lan nói vậy nên bị cáo đã tìm người đưa sang Trung Quốc.
“Bị cáo được Lan trả 5 triệu, nhưng số tiền đó bị cáo đã dùng vào việc ăn uống, đi lại cho cả bị cáo và D. Thậm chí, bị cáo còn phải bồi thường cho nạn nhân 30 triệu đồng khi D. trở về nước. Trong vụ việc này, tôi không tư lợi được đồng nào”, Phương trình bày.
Được biết, cuối năm 2012, Phương được bà con tín nhiệm nên bầu làm Trưởng bản. Trong suốt thời gian đảm nhận chức vụ, Phương luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thậm chí, nữ Trưởng bản này còn là hạt nhân trong việc tuyên truyền về phòng chống mua bán người. Được tiếp cận và am hiểu hơn về pháp luật, Phương mới nhận ra hành vi của mình trước đó là sai trái. Tuy nhiên, Phương không đủ can đảm để thú nhận mọi việc mà luôn phải sống trong day dứt.
Chị D. cũng đứng dậy xin HĐXX giảm nhẹ tội cho bị cáo. Theo bố của chị D. sau khi bị bán cho người đàn ông Trung Quốc cuộc đời của D. tối tăm mù mịt. Gia đình chồng đối xử không đến nỗi tệ bạc nhưng khác biệt về ngôn ngữ nên D. sống như cái bóng trong nhà. Lấy chồng nhiều năm không sinh được con nên gia đình nhà chồng xin đứa con nuôi về để D. chăm sóc. Suốt 9 năm bị bán cô luôn nuôi ý định sẽ bỏ trốn về quê hương. Vào tháng 12/2019, lợi dụng sơ hở cô đã chạy trốn và được nhóm người Việt Nam sinh sống ở Trung Quốc giúp đỡ tìm đường về quê hương.
Hiện tại, cô đang sống cùng bố mẹ, chưa lập gia đình. Bố của D. cho biết, giờ chị D. không dám đi đâu xa vì sợ bị lừa bán thêm lần nữa. “Dù sao, Phương cũng nhận ra lầm lỗi của mình, mong HĐXX giảm nhẹ tội để Phương sớm về với con cháu”, bố D. nói.
Xem xét toàn diện vụ án, HĐXX tuyên phạt Lô Thị Phương 4 năm tù về tội Mua bán người. Trong vụ án này còn có Lương Thị Bích Lan là người đặt vấn đề, sắp xếp, chỉ đạo trong suốt quá trình Phương lừa chị D., rồi bán cô gái này. Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi, thỏa thuận giữa Phương và Lan đều thông qua điện thoại, không trao đổi trực tiếp. Cơ quan điều tra đã xác minh, Lan không có mặt tại địa phương nên chưa ghi được lời khai, chưa đủ căn cứ để khởi tố bị can. Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra, làm rõ, khi có căn cứ sẽ xử lý sau.
Chuồng bò giá 236 triệu ở Nghệ An, thẩm định nói giá chuẩn không lãng phí
Cán bộ Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An cho rằng, chuồng trại nuôi bò kiểu mẫu có chi phí 236 triệu là đúng quy định và không lãng phí.
Liên quan đến việc Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An chi 12,6 tỷ đồng xây dựng 67 chuồng gia súc cho đồng bào người Ơ Đu, ông Đặng Xuân Quyền - Trưởng Phòng Quản lý Xây dựng Công trình (Sở NN&PTNT Nghệ An, đơn vị thẩm định thiết kế và dự toán) cho rằng: Việc thẩm định giá dự án được thực hiện theo quy định của Nhà nước, đơn giá thống nhất chung của cả tỉnh. Không có chuyện muốn duyệt thế nào cũng được.
Theo ông Quyền, quy trình thẩm định giá là sau khi được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt đề án, Ban Dân tộc lựa chọn, thuê tư vấn để thiết kế các hạng mục công trình.
Sở NN&PTNT Nghệ An là đơn vị thẩm định dự án 67 chuồng bò
Căn cứ vào hồ sơ xây dựng chuồng trại gia súc mà Ban Dân tộc trình, Sở NN&PTNT sẽ kiểm tra lại khối lượng, định mức, chế độ và đơn giá quyết toán.
Kết quả thẩm định của Sở NN&PTNT được Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Dân tộc trình UBND tỉnh ký phê duyệt.
"Việc thẩm định giá theo định mức ban hành của Bộ Xây dựng và liên Sở Tài chính - Xây dựng ban hành. Khi có khối lượng nhân với đơn giá sẽ thành tiền. Ngoài chi phí xây dựng, theo quy định của Nhà nước còn có chi phí thiết kế, chi phí quản lý dự án, chi phí giám sát, thuế", ông Quyền nói thêm.
Đáng chú ý, việc xây dựng chuồng bò có kinh phí hàng trăm triệu đồng khiến dư luận cho rằng đề án này không thực tiễn, gây lãng phí tiền bạc của Nhà nước.
Mỗi chuồng bò được phê duyệt để thi công lên đến 236 triệu đồng cho người Ơ Đu ở xã Nga My, huyện Tương Dương
Nhà ở của người dân đồng bào Ơ Đu bên tay phải và chuồng bò bên tay trái
Tuy nhiên, ông Quyền lại cho rằng: "Dự án này không lãng phí bởi vì đây là xây dựng mô hình mẫu, mà mô hình mẫu là phải theo tiêu chuẩn định mức của chăn nuôi bò. Đối với chuồng bò đôi (loại 2), Ban Dân tộc sẽ hỗ trợ cho mỗi gia đình 4 con bò, 2 gia đình gần nhau thì gộp lại chuồng đôi. Vì đây là miền núi cộng với đơn giá của Nhà nước nên ra số tiền như vậy".
Trước đó, ngày 11/7/2019, lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An ký Quyết định số 2618/QĐ-UBND về việc phân khai kinh phí thực hiện các hạng mục hỗ trợ, phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu tỉnh Nghệ An năm 2019.
Đáng chú ý, trong mục hỗ trợ xây dựng chuồng trại gia súc theo quy hoạch lâu dài với số tiền gần 13 tỷ đồng tại bản Văng Môn, xã Nga My (huyện Tương Dương), chủ đầu tư đã cho xây dựng 67 chuồng trại cho 77 hộ dân người Ơ Đu.
Trong đó, có 4 chuồng loại 1 gần 510 triệu đồng, 53 chuồng loại 3 hơn 7,24 tỷ đồng.
Đơn vị được thuê lập dự toán xây dựng chuồng bò là Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng Thiên Thành, ở TP Vinh do ông Lê Văn Hùng làm Giám đốc. Ông Hùng ký trình Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An thẩm định phê duyệt
Đặc biệt, có 10 chuồng loại 2 hơn 2,36 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc một chuồng bò tương ứng gần 236 triệu đồng. Kích thước mỗi chuồng là 4,5 x 6,69m, chiều cao tường 2,7m; trước và sau đều có hệ thống bạt cuốn che lạnh vào mùa đông, nền nhà bê tông. Phía trước là hành lang và máng đựng thức ăn...
Được biết, hạng mục xây dựng chuồng ở cho bò đã được nghiệm thu và đưa vào sử dụng.
Liên quan đến đề án phát triển kinh tế - xã hội người Ơ Đu, tối 21/7, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An khởi tố vụ án, bắt tạm giam 4 tháng ông Kim Văn Bốn (SN 1982), cán bộ Ban Dân tộc tỉnh để điều tra hành vi tham ô tài sản.
Theo kết quả điều tra ban đầu, ông Bốn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, thực hiện hành vi lập khống hồ sơ để rút tiền từ đề án.
Bước đầu, công an xác định số tiền mà ông Bốn chiếm đoạt lên đến hàng trăm triệu đồng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản Nhà nước.
Nổ súng bắt nghi phạm vận chuyển ma túy 30 cảnh sát lập chốt chặn để đón lõng 2 thanh niên mang theo hàng cấm. Lực lượng chức năng đã nổ súng khi họ phóng xe bỏ chạy. Ngày 20/10, Công an TP Vinh, tỉnh Nghệ An, cho biết đã tạm giữ Và Bá Xâu (26 tuổi) và anh trai là Và Bá Lồng (28 tuổi, trú huyện Tương Dương, Nghệ An)...