Ăn gừng có hại dạ dày không?
Bên cạnh lợi ích thì thì gừng có thể gây ra tác hại nếu ăn quá nhiều.
Gừng là loại thực vật có nguồn gốc châu Á, là phần thân rễ của cây. Gừng được sử dụng làm hương liệu thực phẩm và thuốc.
Đây là nguyên liệu được nhiều người yêu thích vì bổ sung hương vị đặc biệt cho các loại thức ăn, đồ uống. Gừng có thể dùng pha nước chấm, nước sốt, nấu các món kho nấu hay thêm vào các loại đồ uống, bánh quy.
Cho dù bạn sử dụng theo cách nào, gừng vẫn đem lại một số tác dụng nhất định:
Cải thiện tiêu hóa và giảm buồn nôn
Chuyên gia dinh dưỡng Amber Pankonin cho biết: “Gừng đã được chứng minh giúp cải thiện nhu động dạ dày. Điều đó đồng nghĩa thức ăn từ miệng được di chuyển suôn sẻ đến ruột già để bạn ít bị đầy hơi và chướng bụng”.
Dùng sản phẩm chứa gừng có khả năng làm giảm buồn nôn và nôn ở một số người khi mang thai. Nhưng tác dụng có thể chậm hơn so với thuốc.
Chuyên gia Pankonin chia sẻ: “Bổ sung gừng vào các món ăn chính, bánh, đồ uống sẽ hữu ích với những người bị đau khớp hoặc viêm khớp. Gừng chứa các chất gingerol và shogaol, có đặc tính chống viêm”.
Ngoài việc giảm viêm, đã có một số nghiên cứu cho thấy gừng có hiệu quả trong việc giảm đau 3-4 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bạn nên ăn gừng với mức độ vừa phải. Nếu ăn quá nhiều có thể gặp các tình trạng như:
Gây kích ứng miệng và cổ họng
Bạn đã bao giờ cảm thấy ngứa ran họng sau khi ăn dứa chưa? Bạn có thể gặp tác dụng tương tự khi ăn gừng. Tiến sĩ Linsenmeyer cho biết: “Các hợp chất mang lại lợi ích cho sức khỏe của gừng cũng có thể gây kích ứng niêm mạc miệng và cổ họng”.
Đau dạ dày
Tiến sĩ Linsemeyer cho biết: “Mặc dù các chất bổ sung từ gừng được coi là tương đối an toàn, nhưng liều lượng cao có thể gây ra các triệu chứng không mong muốn như đau dạ dày”.
Các tác dụng phụ bao gồm ợ chua, tiêu chảy, ợ hơi và khó chịu ở dạ dày. Dùng hơn 5g gừng mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc các biểu hiện trên.
Phẫu thuật
Gừng có thể làm chậm quá trình đông máu, gây chảy máu trong và sau khi phẫu thuật. Mọi người nên ngừng sử dụng gừng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
Ngày mới với tin tức sức khỏe: Lợi ích của gừng có thể bạn chưa biết
Gừng rất giàu dưỡng chất thực vật, chất chống ô xy hóa, các hợp chất có lợi khác giúp hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ chức năng não, giảm viêm.... Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm lợi ích của gừng!
Gừng tươi có hàm lượng gingerol cao hơn với nhiều lợi ích cho cơ thể. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Tỷ lệ bệnh nặng và tử vong giữa người đã và chưa tiêm vắc xin Covid-19; Người bị ngừng tim được cấp cứu theo cách này dễ được cứu sống hơn; Kiểm soát các bệnh mạn tính thế nào trong thời kỳ đại dịch Covid-19?...
Nước gừng làm được điều kỳ diệu gì cho cơ thể?
Gừng rất giàu dưỡng chất thực vật, chất chống ô xy hóa và các hợp chất có lợi khác giúp hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ chức năng não, giảm viêm...
Gừng rất giàu dưỡng chất thực vật, chất chống ô xy hóa. Ảnh SHUTTERSTOCK
Củ gừng đã được sử dụng hàng ngàn năm trong y học châu Á, Ấn Độ và Ả Rập. Gừng tươi là tốt nhất vì nó có hàm lượng gingerol cao hơn với nhiều lợi ích cho cơ thể.
Giúp não khỏe mạnh. Tình trạng viêm mạn tính trong não có thể gây rối loạn não, gừng có đặc tính chống viêm có lợi hơn cho chức năng não. Dùng gừng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe đối với chứng lo âu, trầm cảm, sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, tâm thần phân liệt và rối loạn căng thẳng.
Gừng còn làm tăng mức các "hoóc môn hạnh phúc" serotonin và dopamine, đồng thời giảm chứng viêm có thể gây ra trầm cảm.
Uống bổ sung gừng cũng có thể cải thiện trí nhớ, sự chú ý, có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer. Những lợi ích tiếp theo của gừng sẽ có trên trang sức khỏe ngày 12.9.
Tỷ lệ bệnh nặng và tử vong giữa người đã và chưa tiêm vắc xin Covid-19
Kể từ tháng 7, số ca Covid-19 ở Mỹ đã gia tăng nhanh chóng. Và những người không được tiêm chủng đầy đủ đã mắc bệnh nặng và tử vong với tỷ lệ cao hơn so với người đã tiêm chủng.
Số liệu so sánh tổng thể đến ngày 26.8 của bảng điều khiển. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh sau khi tiêm chủng đều không nghiêm trọng.
Y tế công cộng Hạt Seattle và King, Washington (Mỹ) đã tạo bảng điều khiển mới để bất kỳ ai cũng có thể theo dõi và so sánh tỷ lệ các trường hợp nhiễm bệnh, nhập viện và tử vong giữa những người chưa tiêm chủng và người đã tiêm chủng.
Cụ thể, số liệu đến ngày 26.8 của bảng điều khiển cho thấy:
- Số lượng nhiễm bệnh ở người đã tiêm chủng thấp hơn 7 lần so với người chưa tiêm
- Số ca nhập viện ở người đã tiêm chủng thấp hơn 49 lần so với những người chưa tiêm
- Số ca tử vong ở người đã tiêm chủng thấp hơn 32 lần so với những người chưa tiêm.
Những thông tin tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 12.9.
Người bị ngừng tim được cấp cứu theo cách này dễ được cứu sống hơn
Nếu bạn chứng kiến một người lên cơn đau tim, hành động của bạn có thể cứu một mạng người vì lúc này mỗi giây đều rất quý giá.
Nếu bạn chứng kiến một người lên cơ đau tim, hành động của bạn có thể cứu một mạng người vì lúc này mỗi giây đều rất quý giá. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trình bày tại Đại hội của Hiệp hội Tim mạch châu Âu năm 2021, tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Martin Jonsson thuộc Viện Karolinska, Stockholm, Thụy Điển, cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nếu kết hợp các công tác cấp cứu với sự tham gia của người dân tạo thành một hệ thống, thì nạn nhân ngừng tim có nhiều khả năng sống sót hơn".
Ngừng tim sẽ khiến tim ngừng bơm máu, có thể gây chết người trong vòng vài phút nếu không có sự trợ giúp. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nghiên cứu này!
Hôn mê sâu do pha nước dừa, gừng, sả...để phòng ngừa Covid-19 Một người dân ở Hậu Giang phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê do tự pha nước dừa, đường phèn, gừng, sả và nhiều lá thuốc không rõ loại uống để phòng ngừa Covid-19. Bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu do uống "thuốc" ngừa Covid-19 bằng gừng, sả, cây, cỏ... Ngày 22/9, thông...