An Giang: Xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh
Nhờ xây dựng nông thôn mới (NTM), những con đường “nắng bụi, mưa bùn” ở An Giang đã được thay bằng đường nhựa thẳng tắp. Những chiếc cầu khỉ đong đưa nay được thay bằng cầu bêtông vững chãi.
Giao thông đi trước
Trước đây, tuyến đường nối Ba Thê vào núi Tượng, núi Trọi là nỗi khổ của người dân ở xã vùng sâu An Bình (huyện Thoại Sơn) muốn đi ra trung tâm huyện chứng nhận giấy tờ phải mất hơn nửa ngày mới về đến nhà.
Ông Nguyễn Văn A, 70 tuổi ở ấp Sơn Hiệp (xã An Bình) nhớ lại: Hồi đó, tuyến lộ này được đắp đất, trời nắng thì bụi mịt mù, mưa thì lầy lội, đến đi bộ còn khó khăn. Thời điểm những năm 2000, học sinh cấp 2 phải đạp xe 7 – 8km ra học dưới chân núi Ba Thê (nay thuộc thị trấn Óc Eo). Tụi nhỏ thường vót thanh tre mang theo để cạy bùn dính bánh xe. Mùa nước nổi, học sinh thức dậy lúc 3-4 giờ sáng đón đò ra Ba Thê, bởi con đường bị nước ngập đến ngang ngực.
Sản xuất nông nghiệp góp phần xây dựng NTM ở An Giang.
Sau bao năm xây dựng NTM, giờ đây tất cả 14 xã của huyện Thoại Sơn đều đã về đích NTM, bản thân huyện Thoại Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện NTM sớm hơn lộ trình. Được hưởng lợi từ NTM, giờ đây tuyến đường chính nối tỉnh lộ 943 (đoạn thị trấn Óc Eo) về trung tâm xã An Bình đã được láng nhựa thẳng tắp.
Trong quá trình xây dựng NTM, phát huy phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, huyện Thoại Sơn đầu tư nâng cấp 7 tuyến đường từ trung tâm xã đến huyện (dài 27,6km), nâng cấp 15 tuyến đường liên ấp (dài 80,7km) và 20 tuyến đường trục chính nội đồng (dài 67,2km). Ngoài ra, xây dựng 93 cây cầu, nối liền các bờ kênh, rạch. Huyện đã xóa nhà tạm, dột nát, nâng thu nhập bình quân lên gần 47,43 triệu đồng/người/năm (gấp 3 lần so năm 2010), giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 3,1%…
Rời huyện Thoại Sơn, đến huyện Tri Tôn là huyện miền núi có đông đồng bào Khmer, xuất phát điểm NTM rất thấp nhưng đối với những xã NTM như Vĩnh Gia, Tà Đảnh và mới đây nhất là Lương Phi, bộ mặt nông thôn đã thay đổi từng ngày.
Video đang HOT
Đạt huyện NTM, nhưng Thoại Sơn không thỏa mãn mà đang hướng đến mục tiêu xây dựng huyện NTM nâng cao. Trước mắt, huyện phấn đấu có 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao là Vĩnh Trạch, Thoại Giang và Vĩnh Phú ngay trong năm 2019.
Phấn đấu không ngừng nghỉ
Ông Trần Anh Thư – Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: Có thể nói, thành công bước đầu trong xây dựng NTM ở An Giang là tổng hợp từ các yếu tố quyết tâm, vượt khó và sáng tạo. Cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, tỉnh khuyến khích địa phương và người dân tự thực hiện các công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản như đường giao thông, công trình thủy lợi, chợ, xử lý nước thải và đóng lấp các bãi rác… nhằm tiết kiệm chi phí.
Qua đó, phát huy tinh thần tự nguyện, sức sáng tạo của người dân, tính cộng đồng trong xây dựng NTM. Nhiều đội xây cầu, xây nhà từ thiện ra đời, tự thi công và giám sát lẫn nhau, vừa đảm bảo chất lượng công trình, vừa giảm chi phí.
Ông Thư cho biết thêm, để thúc đẩy NTM, UBND tỉnh đã chỉ đạo cân đối nguồn ngân sách và động viên, khen thưởng những điển hình, mô hình hay trong xây dựng NTM cũng được thực hiện thường xuyên, tạo niềm khích lệ trong cộng đồng.
Cùng với nỗ lực hoàn thành xây dựng NTM ở các xã còn lại, UBND tỉnh đã ban hành Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao giai đoạn 2018-2020 với 19 tiêu chí và 35 chỉ tiêu, phấn đấu đến năm 2020 đạt 14 xã NTM nâng cao. Đồng thời, triển khai Bộ tiêu chí “ấp NTM” (UBND tỉnh chọn 26 ấp điểm tại các các xã đặc biệt khó khăn, biên giới để hỗ trợ xây dựng” đến năm 2020) và xây dựng xã NTM kiểu mẫu.
Ban hành kế hoạch xây dựng NTM gắn với giảm nghèo bền vững
Để phấn đấu không còn xã dưới 10 tiêu chí nông thôn mới vào năm 2020 và trực tiếp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn tại các ấp của các xã khó khăn, xã biên giới trên địa bàn tỉnh; ngày 16/5/2019, UBND tỉnh An Giang đã có Quyết định số 1166/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững tại các ấp thuộc các xã khó khăn, xã biên giới tỉnh An Giang giai đoạn 2018 – 2020.
Phạm vi áp dụng là các ấp thuộc các xã khó khăn, biên giới theo Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ và các ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, vùng núi theo Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Kế hoạch mục tiêu cụ thể cần đạt tại các ấp thuộc phạm vi nói trên là thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 1,8 lần so năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2016 – 2020 tại các xã các ấp thuộc các xã giảm ít nhất 5%/năm; cảnh quan môi trường nông thôn được cải thiện xanh – sạch – đẹp; Phải có mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả gắn với liên kết vùng nguyên liệu hoặc mô hình phát triển làng văn hóa du lịch cộng đồng, mô hình mỗi xã một sản phẩm; Phải cơ bản hoàn thành một số công trình thiết yếu của ấp phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân (điện, nước sinh hoạt và hạ tầng phục vụ sản xuất).
Đặc biệt, Ban phát triển ấp, Bí thư Chi bộ ấp, Trưởng ấp và người có uy tín trong ấp được đào tạo, tập huấn các kỹ năng phát triển cộng đồng và thực hiện xây dựng nông thôn mới…
Theo Danviet
TP.Hồ Chí Minh "rót" gần 2.000 tỷ đồng cho thủy lợi
Theo Ban chỉ đạo của Thành ủy TP.HCM về Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), gần 10 năm nay, để đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất gắn với xây dựng NTM, TP.HCM đã đầu tư gần 2.000 tỷ đồng.
Hàng trăm công trình thủy lợi hoàn thành
Trong 5 huyện làm NTM của TP.HCM, Bình Chánh là một trong những huyện được thành phố đầu tư vốn cho thủy lợi nhiều nhất trong 10 năm qua. Theo ông Nguyễn Văn Hồng -Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, giai đoạn 2010 - 2015, huyện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 100 công trình thuộc đề án xây dựng NTM.
Tuyến kênh Độc Lập tại khu B (xã Bình Lợi, Bình Chánh) đang được đê bao chống triểu cường. Ảnh: T.Đ
Giai đoạn 2016 - 2020, huyện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 7 công trình. Đã phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và chuẩn bị khởi công 52 công trình thủy lợi của 5 xã gồm: Bình Lợi (14 công trình), Tân Nhựt (16 công trình), An Phú Tây (6 công trình), Đa Phước (8 công trình) và thị trấn Tân Túc (8 công trình). Ngoài ra, tiến độ thực hiện nạo vét 35 tuyến kênh theo Đề án 4252 đã hoàn thành 4 công trình, đang thi công 2 công trình, đang triển khai thực hiện 29 công trình...
UBND huyện Bình Chánh cũng đang làm chủ đầu tư thực hiện 7 công trình thủy lợi, gồm: Rạch Tua Bể, kênh Giao thông hào ấp 3, rạch Chùa, rạch Chín Do, kênh T3, kênh T4, kênh Đường Bà Cả.
Anh Nguyễn Văn Sáu - một nông dân đang canh tác ở đây cho biết, sắp tới khi có đê bao bà con nông dân sẽ không còn lo ngập lụt cây trồng, vật nuôi nữa. "Trước đây khi chưa làm đê bao, bà con nông dân ở đây luôn phập phồng không biết lúc nào lúa, cá của mình trôi theo dòng nước. Để trồng hơn 1ha cây ăn trái tôi phải tự be bờ chống triều cường. Nhưng đôi khi đê bao vẫn vỡ và nước tràn vào vườn cây gây thiệt hại nghiêm trọng. Giờ yên tâm hơn" - anh Sáu thổ lộ.
Trong khi đó, tại huyện Cần Giờ, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện cho biết, đang chuẩn bị đầu tư các công trình thủy lợi thuộc đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM xã, huyện giai đoạn 2016 - 2020. Triển khai thực hiện đề án quy hoạch mạng lưới thủy lợi phục vụ phát triển thủy sản và diêm nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2016 - 2020.
Từ cuối năm 2018 đến nay có 22 công trình đang triển khai, trong đó 1 công trình đã nghiệm thu đưa vào sử dụng; 3 công trình có khối lượng thi công đạt 90%; 18 công trình có khối lượng thi công đạt 20 - 40% và 2 công trình chưa triển khai do người dân chưa thống nhất thực hiện. Hiện nay, có 118km kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất trên toàn huyện, phục vụ cấp thoát nước cho 4.903ha diện tích sản xuất nông nghiệp.
Tiếp tục đầu tư...
Ban chỉ đạo của Thành ủy về Chương trình xây dựng NTM cho biết, giai đoạn 2010 - 2015, thành phố đã thực hiện xây mới và nạo vét gia cố 414 công trình, chiều dài 327,1km. Giai đoạn 2016 - 2020, với mục tiêu duy trì bền vững kết quả đạt được của tiêu chí thủy lợi và đảm bảo nâng cao chất lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, phòng chống thiên tai tại chỗ, thành phố tiếp tục đầu tư xây mới, nạo vét 478 công trình thủy lợi, với chiều dài 419,8km, tổng kinh phí dự kiến đầu tư gần 1.900 tỷ đồng. Hiện nay, các xã đang khởi công thực hiện.
Song song đó, thực hiện phong trào chung sức xây dựng NTM, thành phố đã thực hiện duy tu, sửa chữa, nạo vét, vớt rác, khai thông dòng chảy 248 công trình kênh mương nhỏ phục vụ dân sinh trên địa bàn xã, huyện, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phục vụ đời sống dân sinh.
"Việc thực hiện đầu tư công trình thủy lợi trên địa bàn 5 huyện và 56 xã xây dựng NTM đã góp phần làm giảm nguy cơ xâm nhập mặn, giữ ngọt, cơ bản đáp ứng nhu câu phục vụ tưới tiêu, ngăn mặn, phòng chống triều cường kết hợp giao thông nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp" - ông Thái Quốc Dân -Phó Chánh văn phòng Điều phối NTM thành phố đánh giá.
Theo Danviet
Xây dựng NTM ở Đồng Nai: Cán bộ đi đầu, xóm làng đua theo Năm 2010, khi bắt tay vào thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) việc nâng cấp các tuyến đường giao thông được xem là mục tiêu hàng đầu của xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) nhằm tạo thuận lợi cho người dân trong sản xuất và sinh hoạt. Nhưng do ảnh hưởng đến quyền lợi, nhiều hộ gia đình đã...