An Giang vực dậy ngành du lịch sau dịch bệnh Covid-19
Dịch bệnh Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch (DL) cả nước nói chung và tỉnh An Giang nói riêng.
Thời điểm này, bên cạnh việc phối hợp các ngành chức năng nhằm thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, An Giang đã, đang từng bước triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm vực dậy ngành DL khi dịch bệnh đã được kiểm soát.
Vẻ đẹp của núi Cấm
Dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt đến nay tỉnh ta chưa phát hiện trường hợp nào mắc dịch bệnh Covid-19, nhờ sự quyết tâm và điều hành tập trung, quyết liệt của chính quyền từ tỉnh đến địa phương.
Qua đó, góp phần ổn định tâm lý của người dân và tạo được ấn tượng đẹp trong lòng du khách khi đến với An Giang. Đây chính là tiền đề quan trọng để An Giang xây dựng hình ảnh của điểm đến an toàn sau dịch bệnh. Điều đó thể hiện rõ, khi lượng khách DL đến An Giang tăng dần sau khi UBND tỉnh cho phép các khu, điểm DL mở cửa trở lại sau những ngày thực hiện giãn cách xã hội, phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Theo ghi nhận của phóng viên, trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 vừa qua, tại Khu DL quốc gia núi Sam (TP. Châu Đốc), Khu DL núi Cấm, rừng tràm Trà Sư ( Tịnh Biên), Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (TP. Long Xuyên)… lượng du khách đến tham quan, DL, chiêm bái cúng viếng đông hơn so với thời gian trước đó.
Là tỉnh đa dân tộc, đa tôn giáo, nên An Giang có những giá trị văn hóa đa dạng, thể hiện qua các lễ hội văn hóa, các làng nghề thủ công truyền thống, công trình kiến trúc văn hóa độc đáo. Với nguồn tài nguyên DL phong phú và sự đa dạng về văn hóa, tỉnh có thế mạnh về DL tâm linh, DL văn hóa và DL trải nghiệm, khi sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh, với dãy Thất Sơn hùng vĩ, huyền bí; Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Khu di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo – Ba Thê và rất nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh thắng.
Video đang HOT
Thêm vào đó, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam có tầm ảnh hưởng mạnh và ngày càng lan tỏa rộng rãi trong cả nước. Bên cạnh đó, trong nhiều năm trở lại đây, DL trải nghiệm hay DL sinh thái, DL cộng đồng đang dần chứng tỏ sức hút của riêng mình, cho thấy tiềm năng phát triển trong thời gian tới là rất lớn. Ngoài ra, nhiều địa điểm DL mới nổi ở Tri Tôn và Tịnh Biên… đang dần trở thành điểm đến mới thú vị cho du khách trẻ tuổi.
Bên cạnh tiếp tục triển khai thực hiện giải pháp đảm bảo DL an toàn, khi tình hình dịch bệnh đã phần nào ổn định, ngành DL tỉnh đang từng bước triển khai thực hiện nhiều giải pháp phục hồi và kích cầu nhiều hoạt động DL.
Trong đó, tập trung triển khai hướng dẫn các tiêu chí DL an toàn, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người lao động và kiểm soát chất lượng dịch vụ DL để khởi động thị trường nội địa.
Đặc biệt, tập trung vào phân khúc khách hành hương, khách DL kết hợp kinh doanh, giải quyết công việc, DL MICE… Ngành DL tỉnh đẩy mạnh công tác tái cơ cấu thị trường khách, tìm kiếm các thị trường, xây dựng sản phẩm DL mới.
Đồng thời, tập trung đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DL; xây dựng các tour, tuyến hấp dẫn để thu hút du khách. Bên cạnh đó, tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng viễn thông, hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển DL.
Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Nguyễn Khánh Hiệp cho biết, nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19, bảo đảm an toàn cho du khách luôn được các điểm đến, cơ sở lưu trú, DN lữ hành xem là ưu tiên hàng đầu hiện nay.
Hiện tại, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang khẩn trương hoàn chỉnh kế hoạch tổ chức hội nghị quảng bá, kết nối DL tỉnh An Giang năm 2020, dự kiến sẽ diễn ra trong quý III-2020, nhằm giới thiệu bộ nhận dạng DL, sản phẩm DL và các sự kiện nổi bật năm 2020; các dự án đầu tư và chính sách hỗ trợ lĩnh vực DL. Đồng thời, tổ chức tọa đàm đối thoại DN, lắng nghe đề xuất của DN về các chính sách hỗ trợ. Từ đó, đề xuất những chủ trương, chính sách kịp thời khôi phục hoạt động ngành DL An Giang…
“Bên cạnh củng cố, nâng cao chất lượng các sản phẩm đặc trưng, việc thúc đẩy DL nông dân, DL sinh thái, DL sông nước vẫn là mục tiêu ngành DL tỉnh đang hướng đến. Đồng thời, chú trọng đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến, quảng bá; đẩy mạnh liên kết, xây dựng nhiều tour, tuyến DL mới, hấp dẫn với các tỉnh, thành phố, DN đã ký kết hợp tác phát triển DL… nhằm thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, khẳng định An Giang là điểm đến thân thiện, an toàn” – ông Nguyễn Khánh Hiệp nhấn mạnh.
Truyền tải thông điệp " Bà Rịa-Vũng Tàu hấp dẫn, an toàn"
Truyền tải thông điệp ' Bà Rịa-Vũng Tàu hấp dẫn, an toàn'; Tổng thu du lịch Đồng Tháp giảm 82,42%; TP Hồ Chí Minh vực dậy ngành du lịch trong mùa dịch bệnh là tin du lịch tiêu biểu tại 3 tỉnh Nam Bộ mới đây.
Truyền tải thông điệp " Bà Rịa-Vũng Tàu hấp dẫn, an toàn"
Mới đây, Sở Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) phối hợp với Hiệp hội Du lịch bàn kế hoạch truyền thông, quảng bá, kích cầu du lịch trong giai đoạn vừa kinh doanh vừa tiếp tục đảm bảo các biện pháp an toàn phòng dịch.
Theo Sở Du lịch BR-VT, đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận ca nhiễm COVID-19 nào. BR-VT cũng đã thực hiện tốt công tác phòng dịch và khẳng định điểm đến an toàn của du khách trong và ngoài nước. Thời gian tới song song với làm tốt công tác phòng dịch, ngành Du lịch sẽ tập trung đẩy mạnh khai thác khách nội địa từ TP. Hồ Chí Minh, khu vực Đông Nam bộ, phía Bắc.
Ảnh minh họa - Nguồn: vovworld.vn
Đồng thời, Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch cũng thống nhất các kênh truyền thông, quảng bá đến các thị trường trên sẽ bao gồm các kênh truyền hình VTV, HTV, truyền hình Vĩnh Long, Đài BR-VT; Báo BR-VT, tạp chí có lượng phát hành cao, báo điện tử, mạng xã hội... Nội dung quảng bá tập trung khẳng định BR-VT là điểm đến an toàn, giới thiệu các lễ hội, danh thắng, cơ sở dịch vụ, phục vụ chuyên nghiệp, sản phẩm mới, các gói kích cầu kết nối dịch vụ. Thời gian thực hiện từ tháng 6 đến hết tháng 12/2020.
Tổng thu du lịch Đồng Tháp giảm 82,42%
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp, từ ngày 30/4 đến hết ngày 3/5/2020, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch tại Đồng Tháp là 19.385 lượt khách, giảm 77,45% so với cùng kỳ năm 2019; tổng thu từ hoạt động du lịch là 671.458.300 đồng, giảm 82,42% so với cùng kỳ năm 2019.
Ngay sau khi tỉnh Đồng Tháp cho các khu di tích, điểm tham quan du lịch mở cửa đón khách trở lại từ ngày 28/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Đoàn kiểm tra thực tế công tác phòng ngừa dịch bệnh tại các khu di tích, điểm tham quan du lịch trên địa tỉnh và nắm lại hoạt động du lịch của các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch sau thời gian tạm dừng đón khách do dịch Covid.
Nhìn chung, các khu di tích, điểm tham quan du lịch đều có ý thức thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh Covid đối với khách đến tham quan du lịch như: tổ chức đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang, hướng dẫn khách tham quan giữ khoảng cách đảm bảo trên 1m giữa người với người,... Ngoài ra, các đơn vị cũng đã chỉnh trang cảnh quan, vệ sinh môi trường, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung các dịch vụ du lịch mới để phục vụ khách.
TP Hồ Chí Minh vực dậy ngành du lịch trong mùa dịch bệnh
Trước đây, du khách Việt Nam đa số chọn các tour du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, từ sau khi dịch COVID-19 xảy ra, các tour du lịch này đều phải tạm dừng vì hầu hết các chuyến bay đều ngưng hoạt động để phòng, chống dịch COVID-19. Đến thời điểm này, tour du lịch nước ngoài vẫn chưa thể khởi động vì tình hình dịch COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, ngành du lịch đã chuyển hướng xây dựng tour ngắn ngày và chọn các điểm đến trong nước có kiểm soát dịch bệnh tốt.
Theo các chuyên gia du lịch, ngay khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, thị trường du lịch nội địa tại Việt Nam đã bắt đầu "hồi sinh" trở lại. Đây cũng là động lực để ngành du lịch TP Hồ Chí Minh vực dậy từ quý 2/2020. Hiện các công ty lữ hành Saigontourist, Fiditour, TST tourist... cũng đã bắt tay triển khai và tung các sản phẩm mới ngay sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Đa số các công ty du lịch đều tập trung vào nhóm khách nội địa, chùm tour ngắn ngày, quy mô vừa phải và theo nhóm gia đình. Ngoài ra, một số đơn vị còn cung cấp thêm các dịch vụ cho du lịch cá nhân, trải nghiệm những điểm mới xa thành phố... để du khách có thêm nhiều lựa chọn.
Theo Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, du lịch là ngành đầu tiên bị ảnh hưởng nặng vì dịch bệnh COVID-19, nhưng cũng là một trong những ngành phục hồi đầu tiên sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, để vực dậy ngành du lịch, ngoài khuyến khích doanh nghiệp lữ hành khai thác khách nội địa cũng nên thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện tốt theo bộ tiêu chí du lịch của TP Hồ Chí Minh, vừa để vừa khôi phục thị trường vừa đảm bảo phòng chống dịch. Đồng thời, giải quyết bài toán sản phẩm, cách thức vận hành tour du lịch trong mùa dịch. Bởi trong thời điểm này, du khách cũng sẽ trở nên nhạy cảm với điểm đến, chi phí hơn do hệ lụy khủng hoảng của dịch COVID-19.
TP Hồ Chí Minh vực dậy ngành du lịch trong mùa dịch bệnh COVID-19 Theo các chuyên gia du lịch, ngay khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, thị trường du lịch nội địa tại Việt Nam đã bắt đầu 'hồi sinh' trở lại. Đây cũng là động lực để ngành du lịch TP Hồ Chí Minh vực dậy từ quý 2/2020. Xu hướng du lịch chọn tour ngắn ngày Trước đây, du khách Việt Nam đa...