An Giang: Trồng sen Quan âm mang đến may mắn an lành, thương lái mua cả hoa, lá lẫn củ
Thời gian qua, trên địa bàn phường Long Phú, thị xã Tân Châu ( tỉnh An Giang), một số bà con nông dân tận dụng diện tích vùng trũng, trồng lúa kém hiệu quả, chuyển sang trồng sen Thái hay còn gọi là sen Quan âm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình chị Võ Thị Quyến – chủ cơ sở Đại Sen, là một trong những hộ trồng sen lấy bông mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo chị Quyến chia sẻ, gia đình chị trồng sen đã được hơn 4 năm, trước đây chỉ với 1 công đất (1.000 m2) trồng thử thì nay gia đình chị có tổng diện tích hơn 40 công đất trồng sen quan âm.
Với giá dao động từ 2.000 – 3.000 đồng mỗi bông, sau mỗi đợt thu hoạch, lợi nhuận bình quân gia đình chị thu về khoảng hơn 3 triệu đồng.
Chị Quyến cho biết thêm, hoa sen có rất nhiều loại và nhiều màu khác nhau. Mỗi loài hoa sẽ có ý nghĩa và nét đẹp riêng. Hoa sen không chỉ dùng cho việc thờ cúng mà còn dùng để trang trí tiệc cưới. Sen quan âm mang đến ý nghĩa may mắn, an lành, hạnh phúc nên được bà con rất ưa chuộng.
Đặc biệt, không chỉ người dân trong địa bàn thị xã biết và tìm đến, gia đình chị Quyến còn giao đi các tỉnh thành khác như TP.Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hà Nội…
Cây sen đã khẳng định được hiệu quả kinh tế mang lại cho người dân phường Long Phú, thị xã Tân Châu
Sen là loài cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, các sản phẩm của cây sen như gương sen, ngó sen, củ sen, hoa sen… đều được thị trường ưa chuộng. Lá sen cũng được bà con tận dụng để gói thực phẩm thay thế bọc ni lông, vừa tiết kiệm lại vừa thân thiện với môi trường.
Có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ sen như chè sen, cháo sen, mứt sen, trà sen…. được thị trường ưa chuộng nên hiện tại người trồng sen không lo đầu ra.
Video đang HOT
Sen là giống cây ngắn ngày, sau khi gieo trồng khoảng gần 3 tháng thì có thể thu hoạch, thời gian thu hoạch cũng kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, chi phí đầu tư thấp, đầu ra luôn ổn định. Tuy là loại dễ trồng, nhưng bà con nông dân trồng sen vẫn phải chú ý đi thăm đồng thường xuyên để theo dõi sự phát triển của cây, cũng như tình hình sâu bệnh để kịp thời xử lý.
Bên cạnh việc trồng sen lấy bông, hiện nay trên địa bàn phường Long Phú, bà con nông dân thực hiện mô hình trồng sen lấy củ cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các thương lái đến từ thành phố Châu Đốc (An Giang), thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp), thành Phố Hồ Chí Minh đến tận ruộng thu mua, với giá bán dao động từ 13.000- 14.000 đồng/kg củ.
Theo người trồng sen nơi đây, sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận từ trồng sen lấy củ cao gấp 2 – 3 lần so với trồng lúa. Các ruộng sen không chỉ mang đến thu nhập cho người trồng mà còn tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi trên địa bàn phường, với ngày công khoảng hơn 300.000 đồng/người.
Từ thực tế cho thấy, cây sen đã mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân trên địa bàn phường Long Phú. Đây được xem là một trong những mô hình đem lại kết quả tích cực, khả quan. Tuy nhiên để nghề trồng sen phát triển hơn nữa, rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc tìm đầu ra ổn định cho người trồng.
Trồng "vàng đỏ" ở rừng rậm, dân ở đây thu trăm triệu mỗi năm
Thảo quả-một loại cây dược liệu được người dân bản Tảo Ván (xã Chiềng Công, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) gọi là "vàng đỏ" đang là loại cây giúp đồng bào nơi đây xóa nghèo.
Cũng từ việc trồng cây "vàng đỏ" mà cuộc sống của đồng bào nơi đây đã bước sang một trang mới...
Bản Tảo Ván (xã Chiềng Công, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) có 53 hộ dân sinh sống với 100% là đồng bào dân tộc Mông. Tảo Ván nằm ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, khí hậu mát lạnh quanh năm rất thích hợp cho việc canh tác cây thảo quả.
Theo anh Mùa A Súa - Bí thư chi bộ bản Tảo Ván, trước đây khi chưa trồng thảo quả, bản Tảo Ván có 50 hộ thì chỉ có 3 - 4 hộ không phải là hộ nghèo. Đến nay, nhờ chuyển đổi sang trồng thảo quả đã có hàng chục hộ thoát nghèo.
Tâm sự với phóng viên DANVIET.VN, anh Mùa A Pó - Trưởng bản Tảo Ván nhớ lại: "Cách đây chục năm, cuộc sống của bà con nơi đây khổ lắm. Người dân chỉ trồng cây ngô, lúa, sắn trên nương; chăn nuôi vài con gia súc, gia cầm nên cái đói, cái nghèo vẫn quanh quẩn báo víu lấy cuộc sống của người dân. Đến nay, sau nhiều năm loay hoay tìm hướng thoát nghèo, bản chúng tôi đã tìm được một loại cây trồng giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
"Đó là cây thảo quả. Bà con nơi đây thường gọi thảo quả là "vàng đỏ". Bởi, mỗi năm từ bán thảo quả, nhiều hộ dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng - điều mà trước đây là thứ xa xỉ đối với đồng bào Mông nơi đây", A Pó phấn khởi thông tin thêm.
Từ trồng thảo quả, gia đình anh Mùa A Cu đã có cuộc sống khá giả, con cái được học hành đến nơi đến chốn.
Câu chuyện trồng thảo quả của chúng tôi với A Pó bị ngắt quãng khi anh Mùa A Cu - người cùng bản đi qua. A Pó vẫy tay gọi lại và giới thiệu với tôi về anh Mùa A Cu - một trong những người có công đưa cây thảo về với bản Tả Ván.
Trò chuyện với chúng tôi, anh Mùa A Cu kể: "Cách đây khoảng 8 năm, tôi có một số anh bạn người Mông ở huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yến Bái) lên đây thu mua củ dong riềng. Họ nói rằng khí hậu, thổ nhưỡng ở Tả Ván rất giống với những vùng trồng thảo quả ở huyện Mù Cang Chải. Thảo quả là một loại cây dược liệu rất dễ trồng, dễ chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao".
Mấy năm trở lại đây, người dân Tảo Ván đã coi cây thảo quả là cây xóa nghèo.
Tin lời những người bạn, anh Cu cùng với một vài hộ dân trong bản quyết tâm lên huyện Mù Cang Chải tìm con đường làm giàu mà mấy chục năm nay họ hằng mong ước. Tại đây, anh Cu nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng ở Mù Cang Chải không khác gì so với bản Tả Ván. Không chút đắn đo, anh và những người bạn cởi hầu bao lấy tiến mua ngay giống về trồng.
Theo lời anh Mùa A Cu, ban đầu do chưa có vốn nên anh bán hết đàn gà, đàn lợn của nhà mới mua 200 gốc thảo quả về trồng. Sau 2 năm chăm sóc, nhận thấy cây sinh trưởng và phát triển rất tốt. Sau đó, anh đã cùng nhóm bạn lại tiếp tục hành trình lên huyện Mù Cang Chải mua thêm giống về trồng và học hỏi thêm kinh nghiệm chăm sóc, nhân giống.
Theo bà con bản Tảo Ván, năm 2019, thương lái đến tận bản thu mua thảo quả tươi với giá bán 22.000 đồng/kg.
Anh Mùa A Cu cho biết: "Hiện gia đình tôi có 3ha cây thảo quả. Trong đó, 2ha đã cho thu hoạch. Năm 2019, nhà tôi xuất bán được trên 10 tấn quả tươi. Với giá bán từ 20.000 - 22.000 đồng/kg, tôi thu được trên 200 triệu đồng. Trồng thảo quả rất nhàn. Thỉnh thoảng, cả nhà đi làm cỏ, xới đất quanh gốc, không tốn chi phí thuê nhân công nên thu được bao nhiêu thì lãi bấy nhiêu. Nhờ trồng "vàng đỏ" mà tôi mua được xe máy mới, sắm sửa được mọi vật dụng trong gia đình, nhà cửa khang trang hẳn lên".
Trao đổi với DANVIET.VN, anh Mùa A Súa - Bí thư chi bộ bản Tảo Ván, thông tin: Trước đây, cả bản chỉ có 3 - 4 hộ tham gia trồng thảo quả. Sau 3 - 4 năm chăm sóc, đến mùa thu hoạch các hộ dân trồng thảo quả có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Hộ nào trồng ít cũng thu từ 40 triệu - 50 triệu đồng.
Thảo quả là một loại dược liệu được dùng nhiều trong y học để chữa các loại bệnh: Đau bụng, đau ngực, ỉa chảy, lách to, nôn mửa giải độc, chữa ho, đau răng...
"Nhờ hiệu quả kinh tế thảo quả đem lại, đến nay, bản Tảo Ván đã có khoảng 46ha thảo quả, sản lượng đạt hàng chục tấn quả mỗi năm. Ngoài gia đình anh Mùa A Cu trồng 3ha, bản Tả Ván còn có một số hộ điển hình trong trồng thảo quả, như hộ anh Mùa A Nanh trồng 4ha; anh Mùa A Lâu trồng 2ha... Mỗi năm, cho thu nhập từ 100 triệu đồng- 200 triệu đồng" - anh Súa cho biết thêm.
Ông Lầu A Say - Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Công, cho hay: "So với các loại cây trồng khác, thảo quả đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần. Hầu như người dân tự chăm sóc nên chi phí bỏ ra rất ít. Việc phát triển cây thảo quả dưới tán rừng không những giúp người dân nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo mà còn góp phần giúp cấp ủy, chính quyền xã hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, làm tốt công tác quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên rừng trên địa bàn xã. Trong thời gian tới, xã sẽ tiếp tục chỉ đạo cán bộ chuyên môn hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc, thu hái để đạt năng suất cao nhất".
Nước ngọt từ biên giới Đồng Tháp đến vùng biển Bến Tre Hàng chục 'Chuyến xe nghĩa tình' đã được các bạn trẻ tại vùng biên giới TX.Hồng Ngự (Đồng Tháp) chở nước ngọt tiếp tế cho người dân bị hạn mặn các huyện ven biển Bến Tre. Nhóm thiện nguyện của Nguyễn Thanh Phong chuẩn bị nước tiếp tế cho người dân H.Bình Đại, Bến Tre - Ảnh: Trần Ngọc Gần 2 tuần qua,...