An Giang: Trồng rau thủy canh, mỗi ngày bán cả tạ, thu 8-10 triệu
Với diện tích 3.000m2, bình quân mỗi ngày, anh Nguyễn Văn Thanh, ngụ ấp Vĩnh Thuận ( xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) thu hoạch từ 180 – 250kg rau thủy canh. Toàn bộ rau thủy canh đều được chuyển đến tổng kho của Siêu thị Co.opmart tại Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh). Với giá bán từ 50.000 – 60.000 đồng/kg (tùy loại), bình quân mỗi ngày anh Thanh thu về cho gia đình 8 – 10 triệu đồng.
Vừa triển khai cách đây vài tháng, nhưng mô hình trồng rau thủy canh của anh Nguyễn Văn Thanh, thành viên Công ty Sài Gòn Farm đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Mô hình mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo nguồn nông sản sạch cung ứng cho thị trường, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Canh tác nông sản sạch
Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình trồng rau thủy canh rộng 3.000m2, anh Nguyễn Văn Thanh cho biết, hiện anh đang canh tác 6 loại rau xà lách có nguồn gốc từ châu Âu như: Oakleaf, Lo Lo tím, Lo Lo xanh, Frisee, Batavia và Rex. Nguồn vốn đầu tư ban đầu từ 1 – 1,2 tỷ đồng/1.000m2.
Với 3.000m2 nhà màng trồng rau thủy canh công nghệ cao, mỗi ngày anh Nguyễn Văn Thanh, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang mang về từ 8-10 triệu đồng doanh thu.
Nói về quy trình trồng rau thủy canh, anh Thanh cho biết, hạt giống sau khi gieo trồng ở ngoài khoảng 15 ngày se tach ra, cho vao nhưng ro băng nhưa va đưa lên gian trông. Theo anh Thanh, so với phương pháp trồng rau truyền thống, mô hình trồng rau thủy canh cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo đó, do số cây trên cùng một giá thể được cung cấp đủ dinh dưỡng như nhau nên phát triển đồng đều, rau lớn và đạt năng suất hơn. Ngoài ra, trồng bằng phương pháp thủy canh, cây được hấp thụ dinh dưỡng tốt nên phát triển hơn so với trồng ở đất, bởi các thành phần dinh dưỡng có đủ trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh.
Vì vậy, trồng rau thủy canh giảm đáng kể chi phí công lao động do không phải thực hiện một số khâu, như: làm đất, làm cỏ, vun xới và tưới… “Với diện tích 3.000m2, chúng tôi chỉ cần 1 lao động là có thể đáp ứng được nhu cầu” – anh Thanh chia sẻ.
Về điều kiện thời tiết, anh Thanh cho biết, nhiều loại xà lách thích hợp với khí hậu miền Tây nên sinh trưởng và phát triển tốt hơn những nơi khác. Cây lớn nhanh, cho năng suất cao, lợi nhuận mang lại đáng kể.
Video đang HOT
“Giống được lấy trực tiếp từ công ty nên tỷ lệ sống rất cao. Mỗi giống có thời gian sinh trưởng khoảng 28 – 35 ngày. Nhiều loại cây xà lách trồng ở đây cho năng suất cao hơn so với trồng ở những vùng khác, như giống xà lách Lo Lo tím, trồng ở đây cho màu sắc tím đẹp hơn so với trồng ở Đà Lạt” – anh Thanh cho hay.
Trồng rau thủy canh-Không lo đầu ra
Với diện tích 3.000m2, bình quân mỗi ngày, anh Thanh thu hoạch, đóng gói tại chỗ và xuất bán dao động từ 180 – 250kg. Toàn bộ rau thủy canh đều được chuyển đến tổng kho của Siêu thị Co.opmart tại Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh). Với giá bán từ 50.000 – 60.000 đồng/kg (tùy loại), bình quân mỗi ngày anh Thanh thu về cho gia đình 8 – 10 triệu đồng.
Không chỉ tăng thu nhập cho gia đình, mô hình trồng rau thủy canh của anh Nguyễn Văn Thanh còn góp phần giải quyết việc làm cho hơn 10 lao động. Bình quân mỗi lao động thu nhập từ 4.000.000 đồng/tháng, qua đó góp phần cùng địa phương giải quyết việc làm cho số lao động nhàn rỗi ổn định cuộc sống.
Mô hình trồng rau thủy canh của anh Nguyễn Văn Thanh, ngụ tại ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Nhuận,huyện Châu Thành, tỉnh An Giang mở hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương.
Hiện số lượng rau sạch của anh Nguyễn Văn Thanh chưa đủ để cung cấp cho thị trường. “Thời gian tới, tôi tiếp tục mở rộng diện tích lên 8.000m2, đồng thời thí điểm một số loại cây trồng mới xem có phù hợp hay không. Ngoài ra, tôi dự định sẽ mở thêm nhà sơ chế, đóng hộp sản phẩm để làm đa dạng sản phẩm cung cấp cho thị trường, cũng như tìm nhà phân phối mới để mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi đang gặp khó về nguồn vốn nên rất cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương” – anh Thanh chia sẻ.
Anh Thanh cho biết thêm, anh sẵn sàng chia sẻ và chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ trang thiết bị ban đầu đối với những người muốn đầu tư trồng rau thủy canh. Đồng thời, Công ty Sài Gòn Farm sẽ bao tiêu sản phẩm cho bà con sau thu hoạch với giá cao, do đó nông dân sẽ nhanh chóng thu hồi vốn.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Nhuận Nguyễn Quốc Hận đánh giá, mô hình trồng rau thủy canh của anh Thanh là mô hình đầu tiên của xã áp dụng phương pháp thủy canh, một trong những mô hình hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương và là hướng đi mới cho việc phát triển nông nghiệp sạch, bền vững.
“Tuy nhiên, để xây dựng mô hình trồng rau thủy canh quy mô lớn đòi hỏi khoản đầu tư ban đầu khá lớn để xây dựng hệ thống nhà lưới, hệ thống ống dẫn nước, cộng thêm tính đặc thù của mô hình đòi hỏi kỹ thuật, quy trình sản xuất khá cao nên khó khăn trong việc nhân rộng.”, ông Nguyễn Quốc Hận.
Theo Đức Toàn (Báo An Giang)
Bỏ lương nghìn đô, 9X về quê chỉ lo trồng rau bằng "nước"
Từ bỏ công việc với mức lương 1.200 USD mỗi tháng ở Công ty Xuất khẩu hoa khô của Nhật Bản, Hồ Sỹ Thế Dũng, sinh năm 1991, ở tổ 10, thị trấn Đắk Mil (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) quyết tâm về quê làm giàu từ mô hình sản xuất rau hữu cơ, rau thủy canh trên vùng đất mình sinh ra.
Bỏ việc lương cao vì mê làm nông nghiệp
Năm 2013, sau khi tốt nghiệp ngành kỹ sư địa chất, trường Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Dũng trải qua nhiều công việc chân tay từ bảo vệ, phụ hồ, đến công nhân để lập nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh. Đến khi đang làm quản lý hơn 100 công nhân cho Công ty Xuất khẩu hoa khô Đà Lạt của một doanh nghiệp Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh với mức lương 1.200 USD, Dũng đột ngột xin nghỉ việc trước sự ngỡ ngàng của gia đình.
Phân bón được pha chế và đi theo hệ thống tự động đến nuôi cây
Lý do được Dũng chia sẻ là: "Đi làm công ty tuy lương cao, đáp ứng được cuộc sống cho gia đình nhưng từ sáng đến tối cứ vùi đầu vào một công việc làm mình thấy nhàm chán. Tôi quyết định trở về Đắk Nông lập nghiệp theo đam mê nông nghiệp và thích cây cối của mình".
Để chuẩn bị bắt tay làm nông nghiệp, Dũng bỏ tiền đi Đà Lạt, Đồng Nai, Bình Thuận... để học hỏi các mô hình làm rau hữu cơ, rau thủy canh suốt 3 tháng liền. Sau những tháng ngày học tập từ thực tiễn các mô hình, qua sách vở, Dũng trở về nhà sản xuất rau trên 2.000 m2 đất chuyển đổi từ rẫy cà phê của gia đình.
Đồng thời, Dũng mở một cửa hàng cung ứng rau sạch tại thị trấn Đắk Mil để giới thiệu và bán sản phẩm. Tuy nhiên, qua 1 năm hoạt động, cửa hàng rau sạch của anh không thể tiếp tục duy trì do nguồn cung cấp rau không ổn định.
Để duy trì cửa hàng, Dũng đi tìm kiếm các điểm cung cấp rau sạch khác trên địa bàn để nhập rau về bán. Tuy nhiên, khi kiểm tra chất lượng rau của các cơ sở đó thì hàm lượng nitrat đều vượt cao hơn so với quy định. Vì vậy, suy nghĩ nhập rau về cung cấp cho cửa hàng thất bại, anh tạm phải đóng cửa cửa hàng rau sạch sau 1 năm hoạt động.
Không từ bỏ đam mê
Cuối năm 2017, Dũng đến thôn Đắk Sơn 1, xã Đắk Môl (Đắk Song) mua đất quy hoạch trồng rau thủy canh, rau hữu cơ. Tại đây, Dũng xây dựng một nhà lưới 500m2 để trồng rau thủy canh. Quá trình đi học hỏi từ các mô hình đã giúp Dũng tự thiết kế và xây dựng nên vườn rau thủy canh với hệ thống cảm biến ánh sáng, cảm biến nhiệt, độ ẩm và lắp đặt hệ thống máy có thể tự điều chỉnh cho phù hợp với từng điều kiện khác nhau của thời tiết. Mô hình này được Dũng hoàn thiện vào tháng 4/2018 với mức chi phí 220 triệu đồng.
Theo Dũng thì khó khăn nhất của việc trồng rau thủy canh là công thức pha chế dung dịch nuôi cây. Anh phải mất hơn 7 tháng chỉ ăn với pha chế dung dịch để chăm sóc cây. Đây cũng là việc khó nhất của trồng rau thủy canh và hiện tại anh có thể tự tin trong việc pha dung dịch để trồng rau thủy canh.
Hệ thống thủy canh Dũng sử dụng là hệ thống hồi lưu, dung dịch các chất dinh dưỡng được pha chế trong một bể chứa được vận hành đi nuôi cây, lượng dinh dưỡng còn dư hồi lưu về bể chứa và tiếp tục chuyển đi nuôi cây.
Hệ thống bao gồm bồn chứa, máy bơm, các ống thủy canh hình lục giác, rọ nhựa và dung dịch nuôi cây. Sử dụng hệ thống này người trồng rau có thể giảm được chi phí sản xuất vì dung dịch pha chế nuôi cây cho đến khi nào hết chất dinh dưỡng mới thôi.
Hiện tại, Dũng trồng chủ yếu là các giống rau như xà lách ngoại, mâm xôi... Mỗi đợt rau có thời gian khoảng 45 ngày. Để tiết kiệm thời gian, Dũng ươm cây con trước, sau đó mới đưa lên giàn thủy canh. Với 500m2 trồng rau thủy canh, mỗi ngày anh thu hoạch được khoảng 30 đến 35 kg rau, giá bán trung bình 30.000 đồng/kg đến 50 ngàn đồng/kg, thu về khoảng 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng/ngày. Sau khi trừ chi phí sản xuất, thời gian gối lứa, mỗi tháng, Dũng thu khoảng 15 đến 18 triệu đồng. Rau của Dũng chủ yếu xuất bán cho một cửa hàng rau sạch tại TP. Hồ Chí Minh.
Dũng cho biết thời gian tới sẽ thiết kế thêm một tầng phía dưới để trồng rau xà lách xoong, một số loại rau ăn lá và mở rộng thêm 4.000m2 để trồng rau hữu cơ nhằm cung cấp sản phẩm đa dạng hơn cho thị trường. Sau khi bảo đảm lượng rau cung cấp ổn định anh sẽ mở lại cửa hàng cung cấp rau sạch của mình.
Ngoài cung cấp ra thị trường, một số đối tượng khách hàng mà Dũng đang tập trung hướng tới là cung cấp rau sạch cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ ăn dặm.
Theo Đức Hùng (Báo Đắk Nông)
Trồng rau thủy canh trên núi, Ngọc Sơn kiếm tiền triệu mỗi ngày Anh Đào Ngọc Sơn là người đầu tiên trồng rau thủy canh ở Lai Châu. Trên diện tích 1,5 ha đất nông nghiệp, anh Sơn mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại rau thủy canh. Với hơn 2.500m2 nhà lưới trồng rau thủy canh, mỗi tháng anh Sơn bán ra thị trường khoảng 9 tấn rau xanh các loại. Trừ chi phí,...