An Giang: Trai nghèo trồng chanh giấy, ai ngờ lời 20 triệu/tháng
Mô hình trồng chanh giấy của thanh niên Trương Văn Sĩ, sinh năm 1983, ngụ ấp Phú Quý, xã Phú Lộc, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đã và đang mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất nông nghiệp đã gắn bó với anh Sĩ từ nhỏ, ước mơ làm giàu từ nông nghiệp đã thôi thúc anh quyết định tìm hướng phát triển kinh tế trên chính mảnh đất của gia đình. Khi học xong trung học phổ thông, thay vì thi vào các trường cao đẳng, đại học, anh lại chọn cho mình con đường nông nghiệp.
Anh Trương Văn Sĩ bên vườn chanh giấy của gia đình.
Với 8 công đất của gia đình lúc đầu, anh canh tác cây lúa nhưng thấy không hiệu quả, anh chuyển sang trồng hoa màu như bắp (ngô), ớt, đậu… Sau nhiều vụ canh tác bị sâu bệnh nhiều, giá cả bấp bênh, không đem lại lợi nhuận, anh Trương Văn Sĩ bắt đầu tìm hướng đi khác theo định hướng thị trường.
Tìm hiểu trên báo đài và thông qua các buổi hội thảo ngành khuyến nông về mô hình trồng cây ăn trái, đặc biệt có cây chanh giấy, năm 2015, anh cùng người anh của mình đến tận tỉnh Long An để tham quan mô hình, tìm hiểu cây giống, học hỏi kinh nghiệm trồng chanh, kỹ thuật trồng chanh. Thấy có nhiều “cái hay” từ mô hình mới, mang lại lợi nhuận cao, phù hợp với thổ nhưỡng ở địa phương, thế là từ đây anh Sĩ đã quyết định “đổi đời” cho mình từ cây chanh.
Với số vốn ít ỏi, anh mua thử nghiệm 100 cây giống về trồng. Nhận thấy cây chanh giấy cho năng suất và hiệu quả, anh tiếp tục nhân giống ra trồng hết phần đất còn lại. Hiện vườn của anh có trên 500 gốc chanh giấy được trồng trên 8 công đất.
Ngoài ra, cây chanh giấy là loại cây trồng có sức đề kháng tốt, ít sâu bệnh. Để đảm bảo năng suất, chất lượng, nông dân cần thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện và phun thuốc diệt trừ sâu. Đặc biệt, vào mùa mưa, cây chanh hay bị bệnh ghẻ trái, vàng lá…, cần định kỳ phun thuốc ngừa nấm và vi khuẩn, đồng thời thường xuyên cắt tỉa cành để tạo tán cho cây.
Video đang HOT
Nhờ thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cộng với sự chăm sóc cần mẫn của anh Sĩ nên chỉ sau 8-10 tháng trồng, cây chanh đã cho vụ hoa đầu tiên. Tuy nhiên, thân cây còn nhỏ nên anh quyết định để cây đến 1 năm tuổi mới nuôi trái. Hiện, năng suất chanh của vườn nhà anh Sĩ đạt khoảng 4-5 tấn/công.Vào mùa thuận, giá chanh giấy dao động khoảng 7.000 – 15.000 đồng/kg.
Nhưng vào mùa nghịch, giá chanh rất cao, từ 20.000 – 35.000 đồng/kg. Hiện tại, vườn chanh nhà anh được thương lái đến tận vườn mua với giá 11.000 đồng/kg. Tính ra, trừ hết mọi chi phí, anh thu lời khoảng 20 triệu/tháng từ diện tích trồng chanh.
Là một người năng động và say mê nông nghiệp, với vốn kinh nghiệm trồng chanh, kỹ thuật trồng chanh của mình, anh Sĩ còn tìm tòi học hỏi thêm kỹ thuật chiết cành tạo cây giống từ vườn chanh của mình, vừa nhân giống cho vườn nhà, đồng thời anh còn cung cấp giống cho nông dân trong và ngoài địa phương từ 3.000 – 10.000 cây/năm. Bên cạnh đó, anh còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ các thanh niên khác trong xã có ý chí, quyết tâm lập nghiệp, phát triển kinh tế trên chính quê hương mình.
Đánh giá về hiệu quả bước đầu của mô hình trồng chanh giấy của anh Trương Văn Sĩ, ông Lê Văn Dũng – Phó chủ tịch UBND xã Phú Lộc cho biết: Với 8 công đất qua nhiều năm sản xuất lúa không mang lại hiệu quả, nhờ mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây tranh, đến nay cây đã cho thu hoạch và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Mô hình làm ăn của anh Sĩ đáng được học tập và nhân rộng.
Ở tuổi 36, không ngại khó khăn, anh Trương Văn Sĩ bước đầu đã gặt hái được những kết quả khả quan từ mô hình phát triển kinh tế của mình. Khẳng định tinh thần dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ trong chuyển đổi cây trồng phù hợp, nâng cao thu nhập và góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp bền vững của địa phương.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường, nhiều nông dân ở xã biên giới Phú Lộc, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa, vườn tạp kém hiệu quả sang phát triển các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Theo Danviet
Cá linh về ĐBSCL ít hơn mọi năm, giá tăng hàng trăm nghìn đồng/kg
Người dân tại thị xã Tân Châu (An Giang) đang hy vọng nước về sẽ mang nguồn lợi phù sa và cá tôm đặc biệt là loài cá nổi tiếng của vùng - cá linh.
Khoảng chục ngày nay, nguồn nước mang phù sa phía thượng nguồn đã đổ về các sông, rạch khu vực đầu nguồn các tỉnh ĐBSCL. Mặc dù nước vẫn ở mức thấp, nhưng người dân rất phấn khởi hy vọng mùa nước về sẽ mang nguồn lợi phù sa và cá tôm. Tại các địa phương đầu nguồn, nhiều hộ dân đã chuẩn bị ngư cụ để mưu sinh.
Những ngày này, tại thị xã Tân Châu, một địa phương đầu nguồn của tỉnh An Giang, trên sông, rạch và một số cánh đồng trũng nước đã tràn bờ. Ngay khi nước tràn đồng, nhiều nông dân đã tất bật với việc chài lưới để khai thác nguồn lợi thủy sản. Do mực nước về còn thấp, nên lượng cá tôm không nhiều như mọi năm, nhất là cá linh một sản phẩm đặc trưng khi mùa nước về.
Một số vùng trũng nước đã tràn bờ, người dân đang tất bật với việc thác thủy sản.
Ông Phạm Văn Chi, xã Phú Lộc, thị xã Tân Châu quanh năm sống bằng nghề thả lưới chia sẻ, hơn hai tháng nay, người dân nơi đây ngóng mùa nước; có nước về bà con rất vui, nhưng hiện mực nước còn thấp hơn mọi năm. Theo kinh nghiệm của ông, với tình hình nước về muộn và thấp như hiện nay thì lượng cá tôm sẽ ít hơn so với các năm trước.
Ông Phạm Văn Chi hy vọng một vài ngày nữa nước sẽ lớn hơn: "Tôi sống bằng nghề lưới, đi giăng một đêm cũng khoảng 3 đến 4 kg, có khi chỉ 2 kg với đủ loại cá; Tuy không nhiều nhưng cũng đủ sống qua ngày. Năm nay nước lũ về người làm lưới mừng nắm, tôi lên đồng giăng lưới để kiếm sống, đánh cá bán kiếm tiền, còn nếu không có nước tràn đồng thì buồn nắm".
Ông Phạm Văn Chi, xã Phú Lộc, thị xã Tân Châu quanh năm sông sống bằng nghề thả lưới.
Còn ông Thái Văn Phương, xã Phú Hội, huyện An Phú với hơn 20 năm làm nghề đan lợp tôm để phục vụ bà con trong vùng chia sẻ, năm nay nước về muộn, mực nước thấp nên ít người đặt mua dớn hơn mọi năm. Mong rằng có nước về người dân sẽ đặt mua nhiều hơn.
Ông Thái Văn Phương cho biết: "Thấy năm nay nước chấp chớn và về muộn hơn năm ngoái; năm ngoái nước về sớm, nên bán hết mùa cũng được gần 2.000 chiếc. Tôi làm sẵn, nhờ có mối nhiều có người mua là sống được. Thường đầu mùa này thì bán 80.000 đồng/chiếc, vào vụ rồi thì bán 100.000 - 120.000 đồng/chiếc".
Ông Phạm Thanh Tâm, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện An Phú cho biết, mấy ngày nay mực nước vùng đầu nguồn có lên nhưng còn ở mức thấp. Còn ở những vùng trũng nước đã tràn đồng, tuy nhiên nhiều nơi vẫn chưa có nước tràn đồng như những năm trước. Hiện nay người dân đã tranh thủ xả lũ vào đồng ruộng nhằm để đón phù sa và vệ sinh đồng ruộng.
Nông dân chuẩn bị ngư cụ để mưu sinh.
Ông Phạm Thanh Tâm chia sẻ, năm nay mùa nước nổi về trễ hơn 2 tháng, mực thấp hơn so với các năm trước, do đó ảnh hưởng đến nguồn phù sa bồi đắp cho ruộng đồng. Đồng thời, kéo theo cá, tôm giảm sút nghiêm trọng, trong đó có cá linh non, đặc sản chỉ có trong mùa nước lũ là nguồn lợi giúp ngư dân cải thiện kinh tế.
"Nước đang lên nhưng vẫn còn thấp, mới vào đồng mà ở chỗ vùng trũng nên năm nay cá linh không có nhiều. Hiện giá trung bình cá linh giao động từ 300.000 - 400.000 đồng/kg" - ông Tâm cho biết.
Theo Đài khí tượng thủy văn An Giang, hiện nay mực nước đầu nguồn sông Cửu Long, vùng hạ lưu sông Tiền, sông Hậu đang lên; Tuy nhiên khu vực nội đồng vùng Tứ Giác Long Xuyên vẫn biến đổi chậm. Hi vọng một vài ngày tới, nước đầu về nhiều hơn sẽ mang lại nguồn lợi phù sa và cá tôm để người dân vùng ĐBSCL có thêm thu nhập trong mùa nước nổi./.
Theo Phan Ánh/VOV-ĐBSCL
An Giang ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ Sông Hạu UBND tỉnh An Giang đã có Quyết định số 1999/QĐ-UBND ban bố tình huông khân câp sat lơ bơ Song Hạu, đoạn qua địa bàn xa Chau Phong, thi xa Tan Chau, tinh An Giang. Vết nứt cặp sông Hậu đe dọa đến nhiều hộ dân. Ảnh: Thanh Sang/TTXVN Sáng 19/8, UBND tỉnh An Giang cho biết: Can cư tinh hinh diên biên...