An Giang: Thức quà đặc biệt được gói từ lá thốt nốt non chứa cả tình đất và tình người
Tôi đón nhận chiếc bánh Ka Tum của nghệ nhân Neang Phương trao tặng mà trong lòng rạo rực niềm vui con trẻ.
Đó quả thực là thức quà đặc biệt chứa đựng cả tình đất và người An Giang.
Vỏ chiếc bánh Ka Tum được đan từ lá thốt nốt non
Lần đầu được biết đến chiếc bánh Ka Tum, tôi bất giác liên tưởng tới những câu chuyện cổ tích mà khi xưa mẹ thường hay kể. Chúng luôn luôn thu hút người nghe ngay từ nhan đề. Và chiếc bánh Ka Tum cũng vậy. Nhìn tôi chụm môi, phát âm tên bánh theo đúng thanh điệu ngôn ngữ của đồng bào dân tộc Khmer, nghệ nhân Neang Phương bật cười giải thích: “Theo tiếng Khmer thì Ka Tum có nghĩa là bánh trái lựu”.
Đây là loại bánh linh thiêng, gửi gắm ước vọng về một cuộc sống trọn vẹn, sung túc và đủ đầy. Thế nên chỉ trong những ngày Tết cổ truyền như: Chôl Chnăm Thmay, Bonh Đôl-ta, Bonh Oc-om-bok… người Khmer mới làm loại bánh này để dâng lên trời đất. Và cũng chỉ có vùng đất Ô Lâm thuộc huyệnTri Tôn mới còn làm loại bánh này, nên Ka Tum càng trở thành thứ đặc sản “hiếm có, khó tìm” trên xứ sở thốt nốt An Giang.
Những chiếc bánh Ka Tum được nghệ nhân Neang Phương tỉ mẩn hoàn thiện
Được mẹ truyền nghề gói từ thời còn con gái, tính đến giờ đã “ngót nghét” 40 năm nghệ nhân Néang Phương gắn bó với chiếc bánh Ka tum của dân tộc mình. Phải chăng vì lẽ đó mà toàn xã Ô Lâm, chưa ai vượt qua được cái danh khéo tay và làm bánh giỏi của bà.
Trong quá trình làm nên một chiếc bánh, khó nhất chính là khâu làm vỏ, thứ mà được nghệ nhân Neang Phương giới thiệu là tạo nên đặc trưng riêng cho bánh Ka Tum. Vỏ bánh Kà Tum được làm từ lá thốt nốt non, không thể làm bằng lá già vì lá già sẽ cứng khó uốn, không có mùi thơm và màu xanh lại quá đậm không đẹp mắt.
Lá sau khi lấy về sẽ được rửa sạch, rồi rọc từng mảnh và bắt đầu công đoạn đan thành hình quả lựu, có bông hoa bung nở phía trên. Tỷ lệ các bánh phải đều nhau, không được cái to, cái nhỏ, nếu thắt ẩu bánh sẽ không ra hình dạng. Cho nên có thể nói đây là công đoạn kỳ công và tốn nhiều thời gian nhất.
Nghệ nhân Neang Phương người đã đạt huy chương vàng trong Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ năm 2016
“Làm bánh này, khâu nào cũng khó hết. Thắt vỏ đã khó và công phu rồi, đến lúc cho nhân vào càng khó hơn. Dù khó làm thì tôi vẫn thích bánh này lắm, vì nó đẹp, nhỏ nhắn dễ thương”, nghệ nhân Neang Phương cười. Dù đã thành thạo và quá quen tay nhưng vì dáng bánh nhỏ, miệng vỏ lại hẹp nên việc cho nhân vào bên trong khá lâu nên một ngày bà cũng chỉ làm được khoảng 100 cái bánh.
Video đang HOT
Trước đây, người Khmer thường làm bánh Ka Tum bằng loại nếp Chơl Hô có thời gian gieo trồng đến sáu tháng rất thơm và còn ngâm gạo qua đêm nữa. Bây giờ thì mọi thứ “biên chế” trong cái bánh đã tinh giản ít nhiều, có thể dùng loại gạo nếp thường kết hợp cùng đậu trắng, đường, muối và nước cốt dừa. Sau khi gói xong bánh người ta luộc trong khoảng thời gian từ 30 – 45 phút tùy theo bánh lớn hay nhỏ. Bánh chín thì vớt ra, chần qua nước lạnh rồi để ráo.
Nghệ nhân Neang Phương nhiệt thành truyền lại các làm bánh Ka Tum cho thế hệ trẻ Ô Lâm
Khi hoàn thành Ka Tum có màu vàng nhạt, phần bánh bên trong không dính vỏ, nếp mềm mịn, dẻo thơm hòa quyện cùng nước cốt dừa beo béo khiến du khách phương xa mê mẩn. Chính bởi hương vị tuyệt diệu ấy mà trong Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ được tổ chức vào năm 2016, bánh Ka Tum đoạt huy chương Vàng.
Nhận thấy các giá trị văn hóa truyền thống đang được quan tâm, phát huy trở lại, nên nhiều năm gần đây nghệ nhân Neang Phương đã dốc lòng truyền dạy công thức và cách làm bánh Ka Tum cho thế hệ trẻ của Ô Lâm, góp phần gìn giữ bản sắc, văn hóa dân tộc Khmer.
Bạc Liêu: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 là người Kh'mer uy tín trong vùng, có vườn cây ăn trái ngon vô cùng
Ông Sơn By là một lão nông dân tộc Khmer-người uy tín trong vùng, đặc biệt ông trồng được vườn cây ăn trái đặc sản đẹp vô cùng.
Từ vườn cây ăn trái này, ông Sơn Bye ở tỉnh Bạc Liêu mỗi ngày thu nửa triệu đồng. "Nhỡ may" có lạc vào vườn trái xum xuê của ông thì nhiều người không muốn ra...
Lão nông Khmer lập nghiệp với 1 công đất và 1 con trâu
Người mà chúng tôi muốn nhắc tới là ông Sơn By, dân tộc Khmer ở ấp Cái Giá, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi (tỉnh Bạc Liêu). Ông By là nông dân đồng bào dân tộc Khmer của tỉnh được Hội đồng Chung khảo Trung ương của Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam bình chọn và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021".
Ông Sơn By, dân tộc Khmer thu hoạch trái cây đặc sản trong vườn nhà tại ấp Cái Giá, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi (tỉnh Bạc Liêu). Ảnh: KH.
Ông Sơn By được biết đến là một nông dân năng động, nhiệt tình và có uy tín ở địa phương cũng như trong cộng đồng dân tộc Khmer.
Ông còn là tấm gương điểm hình vượt khó trong đồng bào dân tộc Khmer. Ông đã cùng Ban quản trị các chùa Khmer vận động bà con đồng bào dân tộc Khmer trong xã thi đua lao động sản xuất để nâng cao đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu bền vững.
Chia sẻ với phóng viên, ông Sơn By bộc bạch: "Sau khi lập gia đình, cha mẹ bên vợ cho 1 công đất rẫy và 1 con trâu. Lúc này 2 vợ chồng tôi vừa trồng rau màu, vừa thuê thêm đất để trồng lúa. Sau nhiều năm lao động, vợ chồng tôi bắt đầu có tích lũy và mua thêm đất ruộng".\
Ông Sơn By chăm sóc vườn ổi của gia đình. Ảnh: CTV.
Trong khu vườn xum quê và rợp bóng mát của các loại cây ăn trái đặc sản của gia đình ông Sơn By nổi bật nhất vẫn là những cây ổi đặc sản với giống ổi Đài Loan, ổi Ruby ruột hồng không hạt. Sản lượng ổi của gia đình ông Sơn By không đủ cung ứng cho thị trường bởi chất lượng thơm ngon, an toàn...Ảnh: CTV.
Nhờ sự cần cù và chịu khó, sau nhiều lần mua đất, vợ chồng ông Sơn By sở hữu 2ha đất ruộng và 5 công đất rẫy. Hiện tại, ông Sơn By đã quyết định chia lại cho 7 người con mỗi người 2 công đất ruộng, còn lại cho thuê 6 công. Phần vợ chồng ông chỉ giữ lại 5 công đất rẫy để trồng ổi.
Nói về diện tích ổi hiện tại, ông Sơn By cho hay: "Khoảng 5 năm trước, sau khi được đi tham quan một số mô hình, tôi quyết định cải tạo đất trồng ổi. Hiện nay, vườn ổi của tôi có khoảng hơn 1.000 cây ổi, với các loại ổi Đài Loan, ổi Ruby ruột hồng, ổi không hạt".
"Sản phẩm trái ổi Đài Loan, ổi Ruby ruột hồng không hạt của gia đình cũng đã đăng ký tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm-OCOP, nên được hỗ trợ nhiều về kỹ thuật. Tôi chủ yếu sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng để bón cho cây ổi, hạn chế sử dụng phân bón hóa học. Tôi cũng bao trái ổi, không sử dụng thuốc trừ sâu. Nhờ đó, chất lượng ổi rất ngon, trái ổi ngon ngọt, giòn và được khách hàng rất ưa chuộng", ông Sơn By chia sẻ.
Theo ông Sơn By, ổi ông xử lý ra hoa và cho trái rải vụ. Nhờ đó, ông có ổi thu hoạch mỗi ngày. Hiện tại ông Sơn By bán ổi đồng giá 15.000 đồng/kg, nhưng khách đặt hàng không đủ bán. Mỗi ngày vợ chồng ông Sơn By thu về khoảng nửa triệu đồng từ việc bán ổi.
Tích cực trong công tác xã hội
Với vai trò là Chi hội Trưởng Chi hội Nông dân ấp Cái Giá kiêm Phó Chủ nhiệm câu lạc bộ "3 tích cực trong đồng bào dân tộc Khmer", xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi (tỉnh Bạc Liêu) ông Sơn By luôn làm tốt nhiệm vụ của mình, tích cực trong các phong trào thi đua của địa phương.
Nhờ sử dụng phân bón hữu cơ, không xịt thuốc trừ sâu nên vườn ổi của ông Sơn By cho trái đạt chất lượng cao, khách hàng ưa chuộng. Ảnh: CTV.
Ngoài việc hỗ trợ, vận động hội viên, nông dân sáng tạo làm kinh tế, ông Sơn By vận động đồng bào dân tộc Khmer trong ấp, xã tham gia hoạt động tự quản, tự phòng, tự bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn. Cùng với câu lạc bộ 3 tích cực trong đồng bào dân tộc Khmer", ông phối hợp với mặt trận tổ quốc, đoàn thể và Công an xã vận động đồng bào dân tộc Khmer tích cực tham gia phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh",...
Là người dân tộc Khmer, hơn ai hết ông By ý thức cần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Ông By cho biết: "Tôi và Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ phổ biến cho các thành viên bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Khmer. Vận động bà con chấp hành các chính sách pháp luật, quy ước khu dân cư, quy định về an ninh trật tự trên địa bàn".
Ông Sơn By thu hoạch ổi sạch. Ảnh: CTV.
Ông By còn tham gia phối hợp chính quyền, các vị chức sắc, trụ trì các chùa Khmer thông báo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã, các thủ đoạn hoạt động của tội phạm cho bà con đồng bào phật tử nắm để cảnh giác.
Vào dịp lễ Sen-Dolta, ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, ông By và Ban chủ nhiệm câu lạc bộ phối hợp với Công an xã Hưng Hội vận động các mạnh thường quân tặng gạo, mì và tập học cho những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Ông Sơn By trao đổi với nhà sư về bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Ảnh: KH.
Con đường nông thôn mới ở được xây dựng khang trang ở xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi (tỉnh Bạc Liêu) có công sức lớn của ông Sơn By. Ảnh: KH.
Bên cạnh đó, ông và chi hội, câu lạc bộ phối hợp với UBND xã vận động đồng bào dân tộc Khmer tích cực thi đua tham gia xây dựng nông thôn mới.
Cụ thể, ông Sơn By đã vận động xây dựng mới và tu sửa 3 cây cầu bê tông ở các ấp; làm mới 9 tuyến lộ giao thông nông thôn với tổng kinh phí 1,6 tỷ đồng.
Gia đình ông Sơn By còn gương mẫu làm hàng rào, hố tiêu hủy rác, trồng cây xanh hai bên đường nông thôn mới. Từ đó, bà con trong ấp đã làm theo như trồng hoa hai bên tuyến đường nông thôn mới, tạo diện mạo nông thôn ở các phum, sóc xanh - sạch - đẹp...
Với thành tích trong lao động sản xuất, trong công tác xã hội ở địa phương và cộng đồng dân tộc Khmer, ông Sơn By xứng đáng với danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021".
Bạc Liêu: Câu lạc bộ 03 tích cực trong đồng bào dân tộc Khmer Được thành lập vào năm 2014, với 25 thành viên, qua hơn 07 năm hoạt động, đến nay mô hình "Câu lạc bộ 03 tích cực trong đồng bào dân tộc Khmer" trên địa bàn xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi (tỉnh Bạc Liêu) đã thực sự phát huy hiệu quả. Thắt chặt khối đại đoàn kết dân tộc Là một xã nghèo...