An Giang thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới
Ngày 20/11 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh đã ký 6 Quyết định công nhận 6 xã đạt chuẩn “ Xã nông thôn mới” năm 2018. Từ khi triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay An Giang đã có 39/119 xã đạt chuẩn.
6 xã vừa đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Xã Tân An (thị xã Tân Châu); xã Bình Hòa (huyện Châu Thành); xã Phú Thuận và xã Vọng Thê (huyện Thoại Sơn); xã Tấn Mỹ và xã Long Kiến (huyện Chợ Mới).
Theo đó, Chủ tịch tỉnh Vương Bình Thạnh yêu cầu UBND của 6 xã vừa được công nhận xã đạt chuẩn xã NTM tiếp tục duy trì, nâng chất những tiêu chí đã đạt. Đồng thời, Chủ tịch UBND 3 huyện và Thị xã Tân Châu chỉ đạo, hỗ trợ, kiểm tra để các xã giữ vững danh hiệu “Xã NTM”.
Từ khi triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM cho đến nay An Giang đã có 39/119 xã đạt chuẩn; dự kiến đến cuối năm 2018 có thêm ít nhất 4 xã đạt 19/19 tiêu chí, nâng lên 43 xã đạt chuẩn theo kế hoạch.
Tuyến đường nông thôn khang trang ở xã Lương Phi (huyện Tri Tôn), hiện Đảng bộ và nhân dân xã này đang quyết tâm hoàn thành các tiêu chí còn lại để được công nhận xã nông thôn mới vào năm 2019
Theo Văn phòng điều phối xây dựng Nông thôn mới An Giang, cho biết, hiện tại các địa phương đã đăng ký thực hiện đạt chuẩn “Xã NTM nâng cao” giai đoạn 2018 – 2020, với tổng số 12 xã; trong đó mỗi đơn vị cấp huyện đăng ký 01 xã, riêng huyện Thoại Sơn đăng ký 2 xã điểm nâng cao.
Nhiều xã đăng ký xã NTM nâng cao hầu hết các tiêu chí đều giữ vững, cụ thể như xã biên giới Xã Vĩnh Gia (huyện Tri Tôn) là một trong hai xã biên giới đạt chuẩn NTM vào năm 2016.
Video đang HOT
Theo Ban chỉ đạo xây dựng Xã Vĩnh Gia cho biết, hiện nay, xã Vĩnh Gia là một trong những xã được chọn để duy trì và nâng chất NTM. Qua kiểm tra, đánh giá, Vĩnh Gia tiếp tục đạt 19/19 chỉ tiêu và 49/49 tiêu chí.
Hiện nay, xã Vĩnh Gia là một trong những xã được chọn để duy trì và nâng chất NTM. Qua kiểm tra, đánh giá, Vĩnh Gia tiếp tục đạt 19/19 chỉ tiêu và 49/49 tiêu chí. Tuy nhiên, theo lãnh đạo UBND xã Vĩnh Gia có một số tiêu chí đạt không bền vững, như: tiêu chí về môi trường, tai nạn giao thông, tỷ lệ tham gia bảo hiểm… Hiện lãnh đạo xã đã có kế hoạch từng bước giữ vững các chỉ tiêu, tiêu chí này.
Được biết, xã Vĩnh Gia có diện tích trên 3.700ha/1.586 hộ nằm gần trọn trên tuyến đường N1, bước qua kênh Vĩnh Tế là đến nước bạn Campuchia. Kinh tế chủ lực của người dân nơi đây là sản xuất nông nghiệp, một ít hộ mua bán nhỏ theo đường cửa khẩu phụ Vĩnh Gia đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Thực tế tại địa phương, Vĩnh Gia khoác lên mình một diện mạo mới, bộ mặt nông thôn khang trang với những dãy nhà tường kiên cố san sát mọc lên trên tuyến quốc lộ N1; hệ thống trường lớp đạt chuẩn, giao thông nông thôn thông suốt, giúp bà con thuận lợi mua bán.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Trồng cây ăn lá, bán loài có hương, nông dân phất lên trông thấy
Xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên từ lâu nổi tiếng nhất khu vực lòng chảo tỉnh Điện Biên, bởi đó là thủ phủ trồng bạt ngàn các loại rau và hoa. Mỗi năm nông dân ở đây cung cấp đến 70% nhu cầu hoa cho thị trường nội tỉnh và một khối lượng lớn các loại rau, củ, quả tỏa đi các huyện, thậm chí chuyển về cả thủ đô Hà Nội, nhờ đó cuộc sống sung túc...
Là xã biên giới của tỉnh Điện Biên nhưng Thanh Hưng có điều kiện thuận lợi về đất sản xuất nông nghiệp màu mỡ, diện tích lên đến gần 600ha. Người dân ở đây nhiều năm cần cù lao động biến mảnh đất khó khăn vùng biên giới thành vựa rau, hoa và các loại cây ăn quả trù phú.
Từ chuyên canh rau màu, trong đó có nhiều loài rau gia vị có hương thơm như tía tô, kinh giới...nhiều nông dân xã Thanh Hưng có thu nhập từ 150-300 triệu đồng/năm
Ông Lường Văn Tọ, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Hưng chia sẻ: "Trên địa bàn xã có 2 dân tộc Thái và Kinh sinh sống, nhưng bà con sống rất đoàn kết, đặc biệt trong làm ăn phát triển kinh tế. Những năm qua, cùng với sự định hướng của cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân các thôn bản đã chủ động phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa nâng cao thu nhập. Trong đó tập trung đầu tư vào sản xuất rau an toàn và trồng hoa tạo thương hiệu sản phẩm, ổn định đầu ra và mang lại thu nhập khá cho người dân".
Để tạo dựng thương hiệu và cạnh tranh với thị trường, nông dân Thanh Hương áp dụng kỹ thuật sản xuất rau an toàn, hướng VietGaAP cơ bản. Trong ảnh: Nông dân xã Thanh Hưng trồng những vườn rau kinh giới mùi thơm ngát.
Sau gần 7 năm tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang chuyên canh rau và hoa màu, thu nhập của người dân trong xã từ 11,5 triệu đồng/người/năm tăng lên xấp xỉ 30 triệu đồng/người/năm. Trong đó, điển hình có đến 1/3 số hộ là có thu nhập khá giả, từ 250-300 triệu đồng/năm.
Để nâng cao kỹ thuật, tay nghề trồng rau và hoa, hàng năm bà con trong xã đều được tham gia các lớp tập huẩn, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Hiện nay đa số các hộ đã chuyển sang trồng rau an toàn hướng VietGAP cơ bản để nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh với thị trường. Xã Thanh Hưng có thế mạnh sản xuất rau gia vị như rau húng, tía tô, kinh giới và các loại rau ăn lá, củ, quả như, bắp cải, cải thảo, sup lơ, bí đáo, cà chua... Còn hoa được bà con trồng quanh năm trên những diện tích vườn hoặc đất chuyển đổi từ chân ruộng cấy lúa kém hiệu quả.
Diện mạo nông thôn mới Thanh Hưng đổi thay từng ngày
Ông Nguyễn Tự Lập, thôn Hưng Thịnh cho biết: "Khoảng 15 năm nay, đình tôi chuyên trồng các loại rau gia vị: hành, tía tô, kim giới, rau ngổ, mùi tàu... Đây là loại rau ít người dùng nhưng bán rất được giá, chăm sóc lại đơn giản. Bởi vậy, gia đình đã tận dụng hết diện tích đất vườn rộng 2.500m2 để trồng. Mỗi ngày hái tầm 60-70 kg rau đổ buôn cho thương lái là có thu nhập từ 600-700 nghìn đồng".
Ông Lập chia sẻ, trồng và chăm sóc rau này chỉ bận lúc sáng sớm và chiều tối, còn khi nắng lên thì nghỉ ngơi; vốn đầu tư không cao, ít rủi ro mà ngày nào cũng có thu nhập đều tay.
Bà con trong xã đã lắp đặt hệ thông tưới nước tự động giúp tăng năng suất rau màu
Là hộ tiên phong trong xã đầu tư trồng các loại hoa chất lượng cao, trên diện tích 3.000m2 phục vụ chủ yếu dịp tết Nguyên đán, anh Phạm Văn Liêm, đội 5 cho biết: "Gia đình tôi trồng song song cả rau và hoa. Nhưng cứ tầm 4 tháng cuối năm thì dồn hết đất sang trồng hoa tết. Ngoài trồng các loại hoa thường là: cúc, hồng, huệ... bán ngày tuần, ngày lễ, gia đình còn đầu tư mua giống, túi nilon, lưới và kỹ thuật trồng các loại hoa cao cấp, như: ly, salem, tuy lip bán dịp Tết Nguyên đán vừa dễ tiêu thụ, giá thành lại cao gấp đôi, gấp 3 ngày thường.".
"Trồng hoa tuy vất vả, đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và sự tỉ mỉ nhưng khi làm được thì rất đan mê. Đối với những giống hoa cao cấp, khâu chăm sóc hơi cầu kì, bất kể mưa nắng đều phải che đậy bằng nilon để tránh hoa dập, úa..." anh Liêm chia sẻ.
Canh tác trồng rau màu mang lại thu nhập ổn định cho người dân và cao gấp 3 lần so với trồng lúa
Đã có kinh nghiệm trồng hoa và cây cảnh hơn 10 năm nên gia đình ông Vũ Xuân Hợp, đội 3 đã chuyển sang đầu tư chăm sóc, tạo thế và ghép dáng cho hơn 600 gốc đào Nhật Tân. Ông Hợp tâm sự: "Vụ Tết Nguyên đán năm 2018 hoa đào bán tương đối có giá. Bình quân mỗi cây đào có giá từ 300-500 nghìn đồng, loại đẹp hơn, được 4-5 năm tuổi thì giá là 2-3 triệu đồng/cây. Còn loại trên 7 năm tuổi được ghép với đào phai, đào rừng có thế đẹp, thân mốc thì giá lên đến cả chục triệu đồng. Ngoài ra, nếu khách hàng có nhu cầu thuê đào chơi mấy ngày tết thì cũng thu được tiền triệu mỗi ngày".
Việc chuyển hướng sang chuyên canh trồng rau và hoa màu là định đướng đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho người dân. Đó còn là tiền đề quan trọng để chính quyền và nhân dân xã Thanh Hưng phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Điện Biên.
Theo Danviet
Liên Châu hô biến "rốn nước" thành những cánh đồng trăm triệu Là xã khó khăn với xuất phát điểm thấp, qua hơn 6 năm nỗ lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Liên Châu, huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã tích cực dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và hình thành các vùng sản xuất lớn, tạo bước đột phá trong xây dựng...