An Giang tập trung phục hồi kinh tế
Năm 2022, An Giang tập trung thực hiện các giải pháp phục hồi kinh tế – xã hội (KTXH) sau đại dịch, thúc đẩy sản xuất – kinh doanh.
Tỉnh tiếp tục cải cách hành chính; hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN), giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm…
Xuất khẩu lúa gạo khởi sắc từ đầu năm 2022
Tín hiệu tích cực
Năm 2022, tỉnh đề ra những chỉ tiêu chủ yếu, như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 5,2%; thu nhập bình quân đầu người 52,6 triệu đồng/người/năm; tổng vốn đầu tư xã hội 30.127 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu hơn 1,15 tỷ USD; tổng thu ngân sách nhà nước từ kinh tế trên địa bàn 6.183 tỷ đồng…
Sở Công thương cho biết, từ đầu năm đến nay, tình hình SXKD trên địa bàn đã hoạt động ổn định trở lại. Các DN đã khôi phục sản xuất nhanh chóng và tích cực, nhiều nhà máy tăng tốc hoạt động hết công suất đáp ứng nguồn cung ứng hàng hóa. Hoạt động giao thương, đi lại thuận tiện; lực lượng công nhân, lao động được tiêm vaccine đủ liều, đảm bảo phục vụ tốt việc khôi phục SXKD trong điều kiện bình thường mới…
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1-2022 tăng 3,31% so tháng 12-2021 và tăng 6,25% so cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 1-2022 đạt hơn 105 triệu USD, tăng 6,21% so cùng kỳ 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 89,94 triệu USD, tăng 5,78%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: Gạo đạt 44.410 tấn, tương đương 23,92 triệu USD, tăng 0,88% về kim ngạch so cùng kỳ; thủy sản đông lạnh đạt 15.440 tấn, tương đương 32,1 triệu USD, tăng 4,67% về kim ngạch; rau quả đông lạnh đạt 5.590 tấn, tương đương 2,63 triệu USD, tăng 11,46% về kim ngạch…
Video đang HOT
Xác định đẩy mạnh thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại gắn với phục hồi kinh tế sau dịch bệnh là giải pháp chiến lược, ngày 21-2, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Ủy ban Hỗ trợ kinh tế Hàn – Việt và đoàn DN Hàn Quốc nhằm tăng cường kết nối, thắt chặt quan hệ hợp tác giữa An Giang và Hàn Quốc thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư chia sẻ: “An Giang được Chính phủ giao phát triển 3 sản phẩm chủ lực quốc gia, gồm: Cá tra, lúa gạo và trái cây. Kỳ vọng thời gian tới, An Giang sẽ đại diện cho các tỉnh trong khu vực ĐBSCL ký kết hợp tác với Tập đoàn Marketbridge (Hàn Quốc) xây dựng trung tâm phân phối toàn cầu, giúp các DN An Giang và các tỉnh trong khu vực liên kết xuất khẩu và bình ổn giá cả. Tỉnh đã chuẩn bị nhiều khu đất sạch để mời gọi các DN Hàn Quốc đến khảo sát, đầu tư xây dựng các siêu thị, ưu tiên phân phối các sản phẩm đặc trưng, đặc sản của An Giang và Hàn Quốc đến tay người tiêu dùng An Giang và khu vực”.
Trước đề nghị của lãnh đạo tỉnh An Giang, ông Shin Jaedong (Giám đốc điều hành Tập đoàn Marketbridge) khẳng định: “Với kinh nghiệm xuất khẩu sang các thị trường lớn, như: Hoa Kỳ, Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản, phía tập đoàn có thể hỗ trợ An Giang nhanh, gọn các thủ tục để đưa sản phẩn An Giang xuất khẩu qua thị trường Hàn Quốc và các thị trường khó tính trên thế giới. Tập đoàn mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ lãnh đạo tỉnh để thành lập công ty tại An Giang, mở các siêu thị tại tỉnh. Qua đó, kết nối, phân phối sản phẩm của DN An Giang và của Hàn Quốc đến tay người tiêu dùng”.
Các doanh nghiệp tăng tốc sản xuất – kinh doanh
Tăng cường quảng bá
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh phối hợp Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã An Giang có chuyến khảo sát và làm việc với Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh cùng Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ Bình Điền. Qua đó tìm kiếm, mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông sản chủ lực của An Giang đến các chợ đầu mối, chợ nông sản tại TP. Hồ Chí Minh…
Trước đó, UBND tỉnh An Giang và Công ty Cổ phần NovaGroup ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển thành phố thông minh Mekong (Mekong Smart City), đầu tư tổ hợp 6 dự án tại TX. Tân Châu, gồm: Trường Đại học phi lợi nhuận Nova Uni Mekong; Khu nghỉ dưỡng vui chơi giải trí Las Vegas Island trên cồn Chính Sách (khoảng 246ha); Khu đô thị NovaWorld Mekong An Giang; Resort sân golf 18 lỗ; Bến thủy phi cơ, bến tàu du lịch tiểu vùng sông Mekong; Khu Quản lý Thương mại – Dịch vụ Vĩnh Xương (quy mô 21,5ha). “Tổ hợp 6 dự án tại TX. Tân Châu sẽ hình thành nên một hệ sinh thái đô thị – thương mại – dịch vụ và du lịch ven sông hiện đại bậc nhất ĐBSCL” – Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình kỳ vọng.
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu khôi phục kinh tế – xã hội năm 2022, ông Nguyễn Thanh Bình đề nghị tập trung thực hiện hiệu quả 3 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tập trung khôi phục, thúc đẩy SXKD, đẩy mạnh xuất khẩu; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và huy động nguồn lực xã hội, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Đồng thời, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh và hỗ trợ, phát triển DN; triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách, thu hút đầu tư.
'Bứt phá' giải ngân các dự án giao thông
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022, trong đó mục tiêu trọng tâm là hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công được Chính phủ giao và thuộc "top" đầu các bộ, ngành giải ngân cao.
Không duyệt hạng mục phát sinh cho chủ đầu tư "ngâm vốn"
Tại cuộc họp mới đây về kết quả giải ngân các dự án giao thông tháng 1/2022, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, tại một số dự án xây dựng công trình giao thông hiện nay đang có tình trạng chủ đầu tư "ngâm vốn", đăng ký bố trí vốn theo kế hoạch, nhưng không giải ngân hết, để chờ xin điều chỉnh các hạng mục thi công, khiến các dự án bị kéo dài tiến độ.
Vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu các Ban Quản lý dự án giao thông (BQLDA), chủ đầu tư các dự án đến hết tháng 2/2022 không chủ động giải ngân vốn đầu tư công, đạt kết quả giải ngân thấp, Bộ sẽ nghiêm khắc kiểm điểm, có hình thức cảnh cáo, xử lý phù hợp. Dự án, gói thầu nào chậm tiến độ, các BQLDA phải tham mưu cho lãnh đạo Bộ ký văn bản đôn đốc, nhắc nhở đối với dự án chậm vừa phải, xử lý, điều chuyển khối lượng, cảnh cáo nhà thầu tại các dự án chậm kéo dài. "Với các dự án ì ạch giải ngân, Bộ GTVT sẽ kiên quyết không duyệt các hạng mục công trình phát sinh", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định.
Dồn lực thi công cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu.
Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, Bộ GTVT chỉ đạo các BQLDA 2, 7, Mỹ Thuận... phải tập trung điều hành, không nể nang nhà thầu, doanh nghiệp dự án, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.
Xác định áp lực giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đối với ngành GTVT còn lớn hơn nữa khi kế hoạch giải ngân tiếp tục được giao tăng so với năm 2021, Bộ GTVT yêu cầu các BQLDA, chủ đầu tư phải dồn lực ngay từ những tháng đầu năm, chú trọng tiến độ, chất lượng, hồ sơ thanh quyết toán trong 2 tháng 1 - 2/2022 để có được con số giải ngân khả quan, nhất là đối với các dự án trọng điểm quốc gia như: Cao tốc Bắc Nam, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, cao tốc Vân Phong - Buôn Ma Thuột, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cầu Đại Ngãi 2...
Theo thống kê của Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ GTVT), đến tháng 1/2022, các BQLDA đã giải ngân cơ bản hết khối lượng thực hiện trong năm 2021, một số BQLDA đang hoàn thiện thủ tục để thanh toán khối lượng hoàn thành các dự án trước ngày 31/1/2022, gồm: BQLDA Hàng hải (100%), BQLDA Thăng Long, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (99,4%), BQLDA 6 (99,1%), BQLDA đường Hồ Chí Minh (dự kiến 98,8%)... Ngoài ra, 23/32 chủ đầu tư địa phương đã cơ bản giải ngân hết kế hoạch năm 2021 gồm các Sở GTVT: Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Đồng Tháp, Ban QLDA CTGT và NNPTNT Đắk Lắk, Hải Phòng, Điện Biên, Yên Bái, Hải Dương, Gia Lai, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bắc Kạn, Hà Giang, Thái Nguyên, Hậu Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cao Bằng, Lâm Đồng, Trà Vinh, Hòa Bình, Lai Châu.
Bộ GTVT phấn đấu giải ngân hơn 50.000 tỷ đồng trong năm 2022
Điểm đáng chú ý trong chương trình hành động của Bộ GTVT thực hiện Nghị quyết số 01/2022 của Chính phủ là đưa ra các chỉ tiêu hoàn thành ở 3 lĩnh vực: Vận tải, kế hoạch đầu tư phát triển và an toàn giao thông. Trong đó, về kế hoạch đầu tư phát triển, Bộ GTVT phấn đấu hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 hơn 50.327 tỷ đồng.
Về vận tải, năm 2022, Bộ GTVT đặt ra chỉ tiêu khối lượng luân chuyển hành khách phấn đấu tăng trưởng khoảng 6,52% (khoảng 100,9 tỉ lượt khách.km), luân chuyển hàng hóa tăng khoảng 7,52% (khoảng 358,5 tỉ tấn.km), hàng hóa thông qua cảng biển phấn đấu tăng khoảng 3% so với năm 2021 (khoảng 725 triệu tấn).
Đối với ATGT, Bộ GTVT phấn đấu kéo giảm tai nạn giao thông từ 5 - 10% cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết, bị thương so với năm 2021. Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm, tại các đô thị lớn và không để xảy ra ùn tắc giao thông khi kiểm soát dịch bệnh COVID-19; đồng thời, nâng cao hiệu quả hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với thực thi pháp luật.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Bộ GTVT sẽ tập trung nguồn lực, chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh tiến độ các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm, tăng cường kết nối vùng, liên vùng, khu vực, quốc tế, nhất là các công trình hạ tầng giao thông quan trọng như dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía đông giai đoạn 2017 - 2020; dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ; dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; sớm đưa vào hoạt động một số tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, trong điều hành dự toán ngân sách Nhà nước, Bộ GTVT tập trung siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý chặt chẽ thu, chi ngân sách; điều hành chi ngân sách Nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, theo dự toán giao, nhất là công tác quản lý, điều hành chi nguồn vốn sự nghiệp kinh tế trên các lĩnh, đảm bảo hiệu quả, phát huy tối đa công năng kết cấu tài sản hạ tầng trong khai thác sử dụng và thực hiện nghiêm quy định pháp luật về đầu tư công, giải ngân vốn đầu tư công.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 Ngày 25/10/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành Công điện 7776/CĐ-VPCP gửi các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021. Ảnh minh họa: Hoàng Nguyên/TTXVN Theo nội dung Công điện, hiện nay, tình hình...