An Giang phát triển nguồn nhân lực
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội (KTXH), thời gian qua, tỉnh An Giang luôn quan tâm triển khai thực hiện một cách đồng bộ công tác đào tạo, xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Từ đó, góp phần nâng số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH và hội nhập quốc tế.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình, năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tỉnh đã linh hoạt áp dụng hình thức tập huấn trực tuyến giúp cho các lớp tập huấn diễn ra đúng tiến độ, không bị động về giảng viên ngoài tỉnh và không gặp khó khăn khi triệu tập học viên tham gia tập huấn.
Đồng thời phát huy kỹ năng sử dụng, khai thác hiệu quả các công cụ công nghệ thông tin phục vụ dạy và học phù hợp yêu cầu thực tiễn. Với sự nỗ lực của các sở, ban, ngành đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng được gần 7.200 người trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, DL và nhân lực nguồn trong học sinh phổ thông.
Phát triển nhân lực phục vụ du lịch và nông nghiệp công nghệ cao
Trong đó, đào tạo sau đại học 6 thạc sĩ tập trung vào các ngành thuộc chuyên ngành lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các ngành phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp 615 người. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn cho 1.430 nông dân và lực lượng lao động nông thôn; nâng cao năng lực gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản tại các địa phương cho 300 nông dân…
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển DL với số lượng 645 người. Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang tổ chức tập huấn, bồi dưỡng 4.460 học sinh phổ thông về kỹ năng nghe – nói tiếng Anh; bồi dưỡng 420 cán bộ quản lý, giáo viên kỹ năng công tác giáo dục hướng nghiệp…
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH, UBND tỉnh đã triển khai kế hoạch thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực năm 2022. Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu tổ chức triển khai, thực hiện bảo đảm đạt được mục tiêu phát triển nguồn nhân lực theo yêu cầu của Tỉnh ủy và các chỉ tiêu đã đề ra.
Là tỉnh nông nghiệp, An Giang ưu tiên phát triển nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Theo kế hoạch, tỉnh sẽ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 635 người, gồm: 5 công chức, viên chức được cử đào tạo sau đại học đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, cải thiện hiệu quả, hội nhập thị trường và thích ứng biến đổi khí hậu, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp theo chiều sâu thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Video đang HOT
300 công chức, viên chức được bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu thành lực lượng chuyên gia và là đội ngũ giảng viên nguồn phục vụ công tác phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp tại tỉnh. 45 công chức, viên chức tuyến tỉnh, huyện được cử đi thực hành, học tập kinh nghiệm thực tiễn. 165 lãnh đạo, quản lý phụ trách nông nghiệp ở UBND cấp xã và lãnh đạo quản lý ở các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế hoặc Trung tâm Kỹ thuật – Dịch vụ nông nghiệp được bồi dưỡng, tập huấn theo chuyên đề để nâng cao năng lực quản lý thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn cho địa phương. 120 công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ thông minh trong nông nghiệp và các kỹ năng nghề nghiệp phục vụ công tác trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Đối với nguồn nhân lực xã hội, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cho 7.190 người, gồm: 650 nông dân, trang trại được tập huấn phục vụ phát triển kinh tế hợp tác và các nhóm kỹ năng phục vụ quản lý, điều hành hợp tác xã, tổ hợp tác. 1.600 nông dân, lao động nông thôn, lao động trẻ được tập huấn nâng cao năng lực sản xuất ở các ngành hàng, kiến thức hội nhập thị trường và kỹ năng khởi nghiệp nông nghiệp. 1.000 nông dân được tập huấn cấp mã số vùng trồng. 700 người lao động, sinh viên các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp được tập huấn nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu nguồn lực lao động cho sản xuất – kinh doanh tại các doanh nghiệp nông nghiệp, cơ sở sản xuất – kinh doanh. 2.600 nông dân được tập huấn nâng cao năng lực gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản…
Để phát triển nhân lực phục vụ DL, tỉnh sẽ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công 525 người. Cụ thể: Cử 25 công chức, viên chức tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý, tư vấn chính sách, xây dựng quy hoạch phục vụ phát triển DL. 200 công chức, viên chức, cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo kỹ năng ứng xử và giao tiếp xã hội, kỹ năng khai thác và phát triển sản phẩm DL đường sông…
Cùng với đó, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội phát triển DL 590 lượt người. Cụ thể: Đào tạo trình độ sơ cấp nghề lĩnh vực phục vụ nhà hàng cho 30 học viên. Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý khách sạn cho 30 học viên là quản lý đang làm việc tại các khách sạn. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thuyết minh tại điểm cho 30 học viên là hướng dẫn viên DL. Tập huấn kiến thức DL cộng đồng, DL có trách nhiệm và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường DL cho 400 học viên.
Đối với nhân lực nguồn trong học sinh phổ thông, tỉnh sẽ tổ chức dạy học tăng cường kỹ năng nghe-nói tiếng Anh cho học sinh 2 Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu, Thủ Khoa Nghĩa và 11 trường THPT trọng điểm: Long Xuyên, Châu Văn Liêm, Chu Văn An, Tân Châu, An Phú, Tịnh Biên, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Văn Thành, Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT An Giang. Tổ chức dạy học tăng cường kỹ năng nghe-nói tiếng Anh cho học sinh trường THPT chuyên với giáo viên người nước ngoài.
Tin rằng với những giải pháp đồng bộ, nguồn nhân lực phục vụ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra.
Một ông giám đốc doanh nghiệp xây dựng tỉnh Thanh Hóa tiết lộ làm bột rau má bán sang Nhật Bản giá 6 triệu/kg
"Đối với thị trường trong nước bột rau má có giá bán 1,9 đến 2 triệu đồng/kg. Còn xuất khẩu sang Nhật Bản thì bột rau má có giá lên tới 6 triệu đồng/kg", anh Trần Văn Tân (tỉnh Thanh Hóa) - 1 trong 10 nông dân chuyển đổi số 2021 chia sẻ tại buổi gặp mặt lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chiều 1/12.
Chia sẻ với lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và các đại biểu Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021, anh Tân cho biết, anh đang là Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới.
Anh Trần Văn Tân (thứ 3 từ trái vào) trò chuyện Chủ tịch BCH Trung ương Hội ND Việt Nam Lương Quốc Đoàn và các đại biểu nông dân Việt Nam xuất sắc 2021. Ảnh: Phạm Hưng
Hiện, công ty đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, liên doanh với 1 tập đoàn ở Nhật Bản về trồng, tiêu thụ rau má, dưa lưới và trên 30 loại rau ăn lá, củ quả.
Theo anh Tân, nhiều địa phương khác trong cả nước phát triển thành công mô hình trồng cây rau má thương phẩm, người dân "có của ăn của để" từ cây rau má. Trong khi đó, giống rau má bản địa xứ Thanh có 2 loại là rau má trắng và rau má tía với nhiều tiềm năng, lợi thế hơn so với các giống rau má ngoại nhập.
Rau đặc sản Thanh Hóa hóa ra là 1 loài rau đồng mọc dại
"Sao không từ đồng đất quê hương - nơi cây rau má đã ăn sâu vào tiềm thức, trở thành biểu tượng, mà biến tiềm năng thành lợi thế, phát triển thành sản phẩm thương mại?" - đó là một trong những lí do anh Tân quyết tâm tìm tòi hướng đi mới, tạo ra bước ngoặt, hướng phát triển mới cho cây rau má bản địa xứ Thanh.
Để thực hiện ý tưởng táo bạo này, anh Tân cùng đội ngũ lãnh đạo, nhân viên Công ty tập trung xây dựng ý tưởng, kế hoạch, tìm hướng đi mới cho cây rau má vốn mọc dại ngoài đồng.
Dự án Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Rau má xứ Thanh" cho các sản phẩm từ rau má bản địa của tỉnh Thanh Hóa gắn với Chương trình OCOP ra đời trong nỗ lực, tâm huyết, quyết tâm cùng tình yêu quê hương, yêu nông nghiệp công nghệ cao, yêu cây rau má quê nhà.
Anh Tân chia sẻ: "Hiện đang có 1 đối tác ở Ấn Độ, đặt mua rau má tươi 3.000 - 3.5000 tấn/năm để chiết xuất tinh dầu rau má". Trong ảnh là công nhân của Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới thu hoạch rau má. Ảnh: PV
Định hướng, mục tiêu của dự án hướng đến là: Nghiên cứu hoàn thiện được bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống rau má bản địa đạt tiêu chuẩn cơ sở, bản hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch rau má theo tiêu chuẩn VietGAP...
Mục tiêu của dự án cũng hướng tới xây dựng được nhãn hiệu tập thể "Rau má xứ Thanh" và xây dựng, hoàn thiện, đưa vào khai thác có hiệu quả hệ thống quản lý nhãn hiệu tập thể "Rau má xứ Thanh": Mô hình quản lý, điều kiện, phương tiện quản lý, phương án sản xuất và kinh doanh, quy trình truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, tem nhãn, bao bì đóng gói...
Chế biến rau má đặc sản bằng công nghệ cao
Anh Tân cho hay, hệ thống nhà kính, quy trình kỹ thuật của Công ty được phía Nhật Bản chuyển giao 100%.
Hiện, Công ty đã tổ chức liên kết sản xuất, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với bà con, một số HTX, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhằm xây dựng vùng nguyên liệu rau má theo tiêu chuẩn VietGAP và hướng đến hữu cơ, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường, hướng tới tham gia Chương trình OCOP.
Đến nay, công ty đã liên kết với khoảng 10 địa phương, đơn vị như: phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa), HTX Hải Long (Như Thanh), HTX nông nghiệp Quảng Văn (Quảng Xương), huyện Triệu Sơn, Cẩm Thủy, Nông Cống...
Anh Trần Văn Tân (thứ 4 từ bên trái vào) được nhận bằng khen của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho các nông dân Việt Nam xuất sắc 2021. Ảnh: Phạm Hưng
Để mở rộng sản xuất, đặc biệt bảo tồn và phát triển giống rau má bản địa xứ Thanh, Công ty của anh Tân phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa và huyện trong tỉnh để chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau má.
"Cách đây 3 ngày thì UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành và giao cho Công ty chúng tôi nghiên cứu và bảo tồn giống rau má bản địa của người xứ Thanh. Hiện sản phẩm rau má của chúng tôi được tỉnh đánh giá OCOP 4 sao. Năm 2022 phấn đấu sản phẩm đạt OCOP 5 sao", anh Tân vui mừng chia sẻ.
Theo anh Tân, hiện nay, Công ty đã triển khai đến các hộ nông dân được 100ha. Dự kiến đến 2025 diện tích từ 300 - 350ha. Và hiện có rất nhiều thị trường, tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm rau má xứ Thanh. Trong đó, nổi bật có 1 đối tác ở Ấn Độ, đặt mua rau má tươi 3.000 - 3.5000 tấn/năm để chiết xuất tinh dầu rau má.
"Công ty chúng tôi rất vui mừng, bởi vì Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa rất quan tâm đến xây dựng thương hiệu rau má Thanh Hóa. Đặc biệt, sản phẩm chế biến sâu từ rau má sẽ làm quà biếu của tỉnh", anh Tân nói.
Anh Tân cho hay, Công ty lấy trọng tâm là hướng tới xây dựng hệ sinh thái cho người dân, HTX. Ở quê, mỗi hộ dân nếu trồng từ 3 - 5 sào rau má sẽ có doanh thu từ 12 - 15 triệu/tháng. Theo anh, với người dân sống ở vùng quê mà thu nhập đến 15 triệu thì sẽ đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân, họ sẽ không phải tha hương làm ăn xa, nhất là trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay.
Đẩy nhanh xây dựng thương hiệu sản phẩm cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long Chiều 23/2, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đã làm việc với UBND tỉnh An Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp trong năm 2021 và nhiệm vụ năm 2022. Quang cảnh buổi làm việc. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, năm 2022,...