An Giang: Nuôi nhốt bầy rắn hổ hèo, bán 300-400 ngàn đồng/ký
“Không cần diện tích thả nuôi lớn; nguồn thức ăn cho rắn hổ hèo có sẵn trong tự nhiên, dễ tìm; người chăn nuôi không gặp khó khăn trong quá trình chăn nuôi do đây là động vật dễ nuôi, ít bị nhiễm bệnh .
Chi phí đầu tư thấp, phù hợp với mọi thành phần kinh tế…” – đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Dân (ấp Tân Thạnh, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) sau 2 năm thực hiện mô hình nuôi rắn hổ hèo.
Đang loay hoay tìm kiếm mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, năm 2016, ông Nguyễn Văn Dân được tiếp cận với mô hình nuôi rắn hổ hèo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nhận thấy đây là mô hình phù hợp, ông quyết định đến tỉnh Đồng Tháp để mua con giống về nuôi.
Mô hình nuôi rắn hổ hèo của ông Dân đã mở ra hướng đi mới cho nhiều nông hộ
Tận dụng diện tích đất trống cạnh nhà, ông Dân xây dựng chuồng để nuôi rắn. Chuồng được làm bằng lưới sắt, đặt cách mặt đất 1m để thuận tiện cho việc vệ sinh chuồng cũng như tạo môi trường thông thoáng cho rắn sinh sống. Trong chuồng nuôi rắn có đặt máng nước để làm mát, cung cấp nước uống và cho rắn tắm, trên nóc chuồng được che kín để tránh ánh nắng trực tiếp.
Về kỹ thuật chăn nuôi rắn hổ hèo, ông Dân cho biết, rắn hổ hèo dễ nuôi; là động vật hoang dã nên kháng bệnh tốt (hầu như không có bệnh) và có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc, người nuôi rắn hổ hèo cần dọn dẹp chuồng trại thường xuyên.
Về nguồn thức ăn cho rắn, tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng mà thức ăn khác nhau. Trong giai đoạn rắn nhỏ, nguồn thức ăn chủ yếu là: nhái, ếch con…Khi đàn rắn lớn hơn một chút có thể sử dụng cóc, ếch hay cá (có thể cắt nhỏ hay để cả con tùy vào trọng lượng của rắn).
“Hiện nay, gia đình tôi kiếm được đầu mối cung cấp vịt con để làm thức ăn cho rắn với giá khá rẻ. Chỉ cần 50.000 đồng có thể cho số lượng rắn trong chuồng ăn cả tháng…” – ông Dân chia sẻ kinh nghiệm nuôi rắn hổ hèo.
Video đang HOT
Hiện nay, gia đình ông Nguyễn Văn Dân chăn nuôi 8 chuồng rắn hổ hèo và được chia làm 2 khu vực, gồm: rắn con (2 chuồng, 100 con) và rắn bố mẹ (6 chuồng, 20 cặp). Mỗi năm, ông Dân thu nhập từ bán rắn thịt và rắn con vài chục triệu đồng.
Theo ông Dân, rắn hổ hèo nuôi khoảng 10 tháng là có thể sinh sản. Mỗi năm, rắn đẻ 2 đợt, với khoảng 30 trứng/năm. Việc sinh sản của rắn bố mẹ cũng rất tự nhiên, không cần có sự tác động nào khác. Cũng giống như nhiều loại vật nuôi khác, khi đến mùa giao phối, rắn cái thường biểu hiện bằng cách bò quanh chuồng.
Lúc này, sẽ cho rắn cái và rắn đực giao phối. Rắn cái sau khi đẻ sẽ được cho ra ở riêng. Trứng rắn sau khi đẻ được cho vào lu để ấp. Sau 70-75 ngày, trứng rắn hổ hèo sẽ nở thành con, tỷ lệ sống đạt từ 90% trở lên. Rắn con sau khi nở khoảng 7 ngày có thể bán con giống.
Ông Dân cho hay: “Trứng rắn được các thương lái mua với giá từ 40.000-60.000 đồng/trứng (tùy thời điểm). Còn rắn con, tôi bán với giá 70.000-100.000 đồng/con. Ngoài ra, những lúc rắn trong chuồng quá nhiều tôi bán thêm rắn thịt cho các bạn hàng ở huyện Tri Tôn với giá 300.000-400.000 đồng/kg”.
Cũng theo ông Dân, đầu ra của rắn hổ hèo chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Thời điểm hút hàng, có bao nhiêu thương lái thu mua hết.
Mô hình nuôi rắn hổ hèo là một trong những mô hình làm ăn hiệu quả, phù hợp với những hộ không có nhiều diện tích đất sản xuất cũng như thiếu vốn để đầu tư các mô hình khác. Ông Dân cho biết: “Nuôi rắn hổ hèo đơn giản, dễ chăm sóc, ít bị bệnh, giá bán cao và lợi nhuận mang về khá lớn. Sắp tới, tôi sẽ mở rộng thêm diện tích chăn nuôi, tăng số lượng đàn rắn cũng như tìm kiếm đầu ra nhằm phát triển mô hình này”.
Theo Đức Toàn (Báo An Giang)
Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh thu mua, giá lúa gạo đang tăng
Ngay sau khi Chính phủ có chỉ đạo tăng cường thu mua gạo vụ đông xuân (ĐX) 2018 - 2019, Hiệp hội Lương thực Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp mở cửa kho "ăn hàng", thương lái tăng cường đi thu mua, thị trường lúa gạo tại ĐBSCL đã được khơi thông.
Giá thu mua lúa đang có chiều hướng tăng và nông dân không còn cảnh lo ngại ngồi chờ thương lái.
Ghi nhận của phóng viên tại các tỉnh đang thu hoạch rộ lúa ĐX như: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và TP Cần Thơ..., giá lúa đã nhích lên thêm từ 100 - 150 đồng/kg so với 3 ngày trước đó.
Giá thu mua lúa đang có chiều hướng tăng và nông dân không còn cảnh lo ngại ngồi chờ thương lái.
Giá thương lái thu mua lúa tươi của nông dân tại ruộng như giống IR 50404 từ 4.400 - 4.500 đồng/kg, lúa hạt dài như Đài Thơm 8 giá 4.900 đồng/kg, Jasmine 85 giá 5.000 đồng/kg, OM 4900 giá 5.400 đồng/kg, OM 5451 giá 4.900, RVT giá 5.900 đồng/kg...
Anh Nguyễn Công Tánh, ở xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, An Giang cho biết: "Vụ ĐX năm nay gia đình SX 5ha lúa giống OM 5451 có ký hợp đồng bao tiêu với Cty lúa giống ở Cần Thơ, còn 1 tuần nữa mới thu hoạch. Vừa qua giá lúa giảm tôi rất lo, nhưng hiện nay theo tìm hiểu giá lúa đang có chiều hướng tăng trở lại làm tôi rất vui mừng".
Ông Trần Văn Cường, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tri Tôn, An Giang cho biết: Vụ ĐX năm nay toàn huyện SX gần 41.000ha, hiện nay mới bước vào đầu vụ thu hoạch hơn 30% diện tích, dự kiến đến hết tháng 3 sẽ thu hoạch dứt điểm xong. Qua theo dõi, giá lúa mấy ngày qua có tăng thêm 100 - 200 đồng/kg (tùy loại giống) dù vậy nông dân vẫn chưa lãi mấy. Vụ này SX chi phí tăng thêm 30% vì lúa bị bệnh và rầy nâu xuất hiện nhiều, trong khi đó năng suất chỉ đạt 700 - 800 kg/công (1.000m2).
Mấy ngày qua, giá lúa đã nhích lên và thương lái tăng cường đi thu mua, giúp nông dân yên tâm thu hoạch
Ghi nhận tại Cần Thơ, giá lúa nhích lên, thương lái bắt đầu chạy ghe đi tìm mua lúa của dân. Các DN chế biến gạo cũng hoạt động mạnh trở lại.
Anh Nguyễn Thanh Nhã, thương lái thu mua lúa gạo ở huyện Thới Lai đang đợi bán lúa cho một DN ở huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ. Anh cho biết: Mấy ngày trước thị trường lúa ảm đạm nên tôi "im ru" không dám đi mua lúa của ai hết, mặc dù đang vào vụ. Nhưng từ 2 ngày nay, thông tin giá lúa tăng, từ sáng liền chạy ghe vào kênh Chà Dơ đi mua lúa, chưa đầy nửa ngày đã mua đầy chiếc ghe 30 tấn tranh thủ đem đi xay bán cho DN.
Anh Nhã cho biết khả năng giá còn tăng vì hiện nay lúa trên đồng ở các tỉnh như Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang và Đồng Tháp... đa phần đã thu hoạch xong, lượng lúa rất ít so với đầu vụ.
ĐBSCL đang bước vào thời điểm thu hoạch rộ lúa ĐX 2018 - 2019, việc ổn định giá lúa rất quan trọng
Tại Kiên Giang, tỉnh có diện tích gieo sạ lớn nhất khu vực ĐBSCL, với hơn 289.000ha, đế nay nông dân mới thu hoạch được khoảng 50.000ha, năng suất bình quân ước đạt 5 tấn/ha.
Anh Phan Văn Trung, ở ấp Kênh 5B, xã Tân An, Tân Hiệp, Kiên Giang, có 10ha trồng lúa giống Jasmine 85, cho biết: "Từ sau Tết Nguyên đán giá lúa liên tục giảm và rất ít thương lái đi thu mua, tôi cũng như nhiều nông dân quanh đây rất lo lắng. Bản thân tôi đã tính tới việc sửa lại lò sấy và kho chứa, nếu giá thấp gia đình sẽ trữ lại một thời gian, chờ giá tăng mới bán. Mấy ngày nay giá lúa nhích lên thấy yên tâm. Giá tốt thì sẽ bán lúa tươi như mọi khi, đỡ tốn tiền mua bao trữ".
TS Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, từ nay đến cuối tháng 2 và đầu tháng 3, nông dân trong tỉnh sẽ tiến hành thu hoạch rộ. Việc các doanh nghiệp tăng cường triển khai thu mua lúa đã giúp việc thu hoạch, tiêu thụ lúa của nông dân dễ dàng hơn.
Theo Đ.T.Chánh - Lê Hoàng Vũ (Nông nghiêp Viêt Nam)
Dân gồng mình mua nước sạch giá 150.000 đồng/m3 3 tháng nay, hơn 600 hộ dân thuộc xã Tân Tập, H.Cần Giuộc (Long An) khổ sở vì thiếu nước sạch. Họ phải gồng mình mua nước với giá 100.000 - 150.000 đồng/m3. Người dân đi lấy nước sạch giữa trưa để tránh giờ cao điểm phải chờ đợi lâu Đại lý nước phải... đi mua nước ! Chị Tô Thị Tuyết Lan...