An Giang: Nuôi dày đặc cá đuôi đỏ như son, bắt 100 tấn, lời tiền tỷ
Tận dụng nguồn nước trên sông, anh Nguyễn Văn Tùng (ngụ ấp Trung Châu, xã Mỹ Hiệp, Chợ Mới, tỉnh An Giang) đã phát triển mô hình nuôi cá lăng nha trong lồng bè.
Mô hình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cuộc sống gia đình anh ngày càng khấm khá hơn, có điều kiện đóng góp công sức để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội tại địa phương.
Chọn hướng đi riêng bằng nuôi cá lăng nha
Anh Tùng cho biết, sau thời gian gắn bó với con cá basa, nhận thấy việc thả nuôi loại thủy sản này ngày càng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi kỹ thuật chăn nuôi cao, trong khi thị trường biến động liên tục… nên anh quyết định tìm vật nuôi mới để thay thế cá basa.
Được sự giới thiệu của bạn bè, người thân về giá trị kinh tế của cá lăng nha, anh Tùng tiến hành nuôi thí điểm. Sau hơn 1 năm nuôi, cá sinh trưởng và phát triển tốt, anh Tùng thu được trên 1 tấn cá thương phẩm, sau khi trừ chi phí, anh còn lãi trên 100 triệu đồng.
Cá lăng nha có hiệu qua kinh tế cao hơn so với nhiều loại cá nước ngọt khác.
Nhận thấy đây là mô hình mới mang lại lợi nhuận cao, có đầu ra tương đối ổn định nên anh mạnh dạn mở rộng diện tích thả nuôi.
Theo anh Tùng, cá lăng nha là loại cá dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, không đòi hỏi kỹ thuật nuôi cao nên ai cũng có thể thực hiện được. Thức ăn chủ yếu của cá lăng nha là thức ăn công nghiệp (khi cá còn nhỏ) và các loại cá sông, cá biển nên nguồn thức ăn này rất dễ tìm.
Trong quá trình nuôi cá lăng nha, cần chú ý giai đoạn cá còn nhỏ, vì thời điểm này, cá rất dễ bị chết, thiệt hại có thể lên đến 50-60% nếu cá không được quản lý tốt. “Mặc dù thiệt hại nhiều, nhưng bù lại giá cá luôn ở mức cao và ổn định nên người nuôi đảm bảo có lợi nhuận” – anh Tùng chia sẻ.
Đặc biệt, cá lăng nha được nuôi trong lồng bè gần giống với điều kiện tự nhiên nên công tác chăm sóc, quản lý tốt hơn; tốc độ tăng trưởng lớn nhanh hơn; chất lượng thịt cá bè thơm ngon, săn chắc, nên được thị trường đón nhận.
Anh Tùng cho biết, mặc dù nuôi cá lăng nha có thời gian thu hoạch lâu hơn các loài cá khác, trung bình từ 12-18 tháng, nhưng lợi nhuận thu được cao hơn gấp nhiều lần; rủi ro mang lại khá thấp do có đầu ra ổn định trên thị trường.
“Hơn 1 năm thả nuôi, cá sẽ đạt trọng lượng từ 0,8-1,6kg/con, bán với giá 80.000-90.000 đồng/kg. Cá nuôi càng lâu, trọng lượng càng lớn, nhiều con đạt trọng lượng trên dưới 10kg. Thị trường cá lăng nha chủ yếu được tiêu thụ ở Campuchia và một số ít ở TP. Hồ Chí Minh” – anh Tùng cho biết.
Video đang HOT
Nhân rộng mô hình nuôi cá đuôi đỏ
Sau hơn 5 năm thực hiện mô hình nuôi cá lăng nha trên lồng bè, anh Tùng đánh giá, đây là mô hình mang lại lợi nhuận cao hơn so với nhiều loại vật nuôi khác. Đặc biệt, loại cá này thịt ngon, chắc, là loại cá đặc sản được thị trường ưa chuộng, giá bán luôn cao hơn các loại cá thông thường nên đầu ra khá ổn định.
“Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục nhân rộng, phát triển mô hình; đồng thời nghiên cứu sản xuất con giống để cung cấp cho các hộ dân khi có nhu cầu chăn nuôi” – anh Tùng chia sẻ.
Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, anh Nguyễn Văn Tùng còn tích cực đóng góp kinh phí để xây dựng các công trình xã hội tại địa phương, với mức đóng góp khoảng 50 triệu đồng/năm.
Đánh giá về hiệu quả mô hình nuôi cá lăng nha, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hiệp Lê Văn Kịch cho biết, mô hình nuôi cá lăng nha của anh Nguyễn Văn Tùng là một trong những mô hình mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thời gian tới, địa phương sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng tính hiệu quả của mô hình cho các hộ nông dân khác có điều kiện học tập nhằm phát triển kinh tế gia đình. Đồng thời, hướng đến thành lập tổ hợp tác để bà con được hỗ trợ vay vốn, phát triển mô hình.
Với lợi thế nguồn nước của sông Tiền chảy qua, xã Mỹ Hiệp có tiềm năng để phát triển các mô hình chăn nuôi thủy sản trong lồng bè, trong đó có mô hình nuôi cá lăng nha. Đây là hướng đi mới, giúp nhiều hộ nông dân có điều kiện cải thiện kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu, đồng thời tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo và làm giàu chính đáng.
Theo Đức Toàn (Báo An Giang)
1001 cách làm ăn: Kỹ thuật nuôi cá lăng nha lồng bè, thịt chắc ngọt
Ở nước ta cá lăng nha thích hợp nuôi nhất ở khu vực ĐBSCL, nơi được hưởng nguồn nước ngọt của sông Tiền và sông Hậu. Cá lăng nha có thịt trắng chắc, ít xương dăm, mùi vị thơm ngon. Hiện nay cá lăng nha thương phẩm có giá từ 120.000-150.000 đ/kg, được thị trường ưa chuộng.
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè trên sông ở An Phú, An Giang. Ảnh: LƯƠNG ĐỊNH
Lựa chọn địa điểm nuôi:
- Địa điểm đặt lồng nuôi phải có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp.
- Đặt bè nuôi thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn và cá giống.
- Nơi đặt lồng nên có dòng nước chảy nhẹ (lưu tốc nước 0,2 - 0,5 m/s), tránh những nơi nước chảy quá mạnh.
- Môi trường nuôi phải đảm bảo các yếu tố sau: pH: 6,0 - 8,0; tốt nhất là từ 6,5 - 7,5; oxy hòa tan> 5 mg/lít; NH3
- Chọn nơi thông thoáng, không nên nuôi tại các điểm cuối của eo ngách. Nơi đặt lồng nuôi phải có độ sâu lớn hơn 4m tại thời điểm mực nước hồ xuống thấp nhất.
Chọn giống:
- Cá giống khỏe mạnh, không dị hình, không xây xát, không bị mất nhớt, kích cỡ đồng đều.
- Cá bơi lội linh hoạt, nhanh nhẹn, tập trung theo đàn.
- Cá lăng nha giống có đuôi và râu không bị bạc màu.
- Kích cỡ giống thả: 50 g/con.
- Mật độ cá thả: 60 con/m3.
Cho ăn và quản lý thức ăn:
- Thức ăn dùng nuôi cá lăng nha thương phẩm là thức ăn viên công nghiệp độ đạm 30%.
- Cần bổ sung thêm vitamin C, men tiêu hóa, chế phẩm sinh học,... vào thức ăn giúp cá tiêu hóa tốt hơn và tăng cường sức đề kháng.
- Trước khi cho ăn, thức ăn phải được nhào trộn với nước và khẩu phần ăn trung bình 3 - 4% so với khối lượng thân.
- Từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 2, cho cá ăn 3 lần/ngày vào sáng, chiều, tối.
- Từ tháng thứ 2 trở đi, ngày cho ăn 2 lần vào sáng sớm và lúc chiều mát.
- Lượng thức ăn buổi tối chiếm 50% tổng lượng thức ăn trong ngày. Phương pháp tính lượng thức ăn: Lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày = Số lượng cá trong ao (con) x khối lượng thân trung bình (g/con) x % thức ăn theo khối lượng.
- Thức ăn được cho vào sàn ăn (1 x 1m) làm bằng tre, được đặt dưới mặt nước 20 - 40cm.
- Sau 2 giờ cho ăn, kiểm tra sàn ăn. Qua đó ta có thể điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp để tránh hiện tượng thiếu hoặc thừa thức ăn.
- Phải chà rửa sàn ăn mỗi ngày để tránh nấm, sinh vật ký sinh, vi khuẩn bám làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
Phòng và trị bệnh:
Thường xuyên kiểm tra, gia cố bè thật chắc trước và sau khi thả cá. Dùng BKS hoặc Sanmolt F phun vào bè để diệt mầm bệnh. Đặt bè nơi ít sóng gió, tốc độ nước chảy nhẹ, thuận lợi cho việc vận chuyển cá và thức ăn. Trước khi thả cá cần tắm cho cá bằng dung dịch muối ăn 2-3%o.
Thường xuyên theo dõi hoạt động ăn của cá, nhất là lúc nước đứng để có biện pháp xử lý kịp thời. Phòng bệnh bằng cách treo các túi vôi ở đầu bè, khoảng 15-20 ngày phun khử trùng bè một lần bằng BKS (phun trực tiếp xuống bè).
Thu hoạch
Sau 13 tháng nuôi, cá lăng nha đạt kích cỡ thương phẩm 1 kg/con thì có thể bắt đầu thu hoạch.
Theo Danviet
Hải Phòng khánh thành tuyến đường vốn đầu tư gần 1.300 tỷ đồng Hải Phòng sẽ đầu tư kéo dài tuyến đường bộ ven biển thúc đẩy huyện Vĩnh Bảo thành địa phương có ngành nông nghiệp và công nghiệp cùng phát triển. Sáng nay (13/10), UBND thành phố Hải Phòng tổ chức khánh thành Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp đường nối từ Cầu Lạng Am đến Cầu Nhân Mục (huyện Vĩnh Bảo)....