An Giang: Nuôi cá lóc, cá sặc bổi trúng đậm, lớn bé lái mua hết
Từ đầu năm 2019 đến nay, nông dân nuôi cá lóc, cá sặc bổi trong và ngoài tỉnh An Giang rất phấn khởi, bởi giá luôn ở mức cao, nông dân “thắng đậm”
Nội địa “ăn” nhiều
Gia đình bà Nguyễn Thị Lan ( xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) nuôi 5 hầm cá lóc, bình quân mỗi hầm diện tích mặt nước 1ha. Sản lượng bình quân 60 tấn/vụ/ha. Với giá bán cho thương lái 48.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, bà Lan lãi trên 10.000 đồng/kg. Đây là mức lãi cao nhất trong vòng 10 năm qua.
“Cá lóc năm nay có giá nhờ thị trường nội địa lẫn xuất khẩu tiêu dùng rất mạnh. Hiện nay, mỗi ngày nông dân có khoảng 700 tấn cá cũng bán hết, vì thương lái tìm đến hầm mua rất nhiều. Năm nay, giá cá lóc tăng cao, thức ăn tăng nhưng đồng lãi bù đắp được chi phí bỏ ra nên nông dân rất phấn khởi” – bà Lan chia sẻ.
Nông dân nuôi cá lóc ghép với cá thác lác cườm, cho hiệu quả kinh tế cao.
Không chỉ có gia đình bà Lan, nhiều hộ nông dân ở xã Hòa Lạc cũng phấn khởi bởi hiệu quả sản xuất mỗi mùa vụ rất cao. “Chưa bao giờ người nuôi cá lóc phấn khởi như năm nay. Từ người nuôi cá thương phẩm đến hộ làm giống, các công ty chế biến thức ăn, thuốc thú y thủy sản cũng vui, vì bán được rất nhiều sản phẩm” – ông Cao Văn Be (xã Hòa Lạc) phân tích.
Một trong những nguyên nhân giúp mặt hàng cá lóc được người tiêu dùng “ăn” nhiều, trước hết do bệnh dịch tả heo châu Phi xuất hiện. Ngay sau khi tỉnh Thanh Hóa, địa phương đầu tiên của cả nước công bố dịch, thương lái ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc đã tìm đến các địa phương như: An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Hậu Giang… tìm mua cá lóc mang đi tiêu thụ.
Từ đó, lượng cá lóc tiêu thụ tại thị trường nội địa ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh trở nên thiếu hụt, giá cá tăng hàng ngày. Một trong những nguyên nhân khác khiến người tiêu dùng “ăn” cá lóc mạnh là do người nuôi cá đã lấy lại được niềm tin của người tiêu dùng, cụ thể ngư dân nuôi cá lóc hiện nay sử dụng phương pháp bơm nước hàng ngày, từ đó môi trường nước trong hầm cá rất sạch.
Cùng với biện pháp bơm nước, ngư dân đã biết áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào chăn nuôi như cho cá ăn lượng đạm thích hợp với từng độ tuổi khác nhau. Ao nuôi cá lóc, đa phần ngư dân sử dụng loại ao đáy treo, nghĩa là khi cần, bà con rút bọng để xả nước ra kênh, từ đó môi trường nước trong ao rất sạch.
Chẳng những cá lóc ăn lượng đạm phù hợp, trong khẩu phần ăn hàng ngày, nông dân luôn tăng cường chất xơ, từ đó giúp cá lóc khỏe mạnh, thịt cá thơm, ngon nên người tiêu dùng rất thích.
Video đang HOT
Thương lái đưa xe tải đến hầm bắt cá để chở ra cửa khẩu. Ảnh: MINH HIỂN.
Xuất khẩu gia tăng
Không chỉ có mặt hàng cá lóc giá tăng cao, người nuôi cá sặc bổi cũng “thắng đậm”, bởi có thời điểm, giá cá sặc bổi ở mức 84.000 đồng/kg. Với mức giá này, chỉ tính riêng khâu nuôi ngư dân lãi trên 15.000 đồng/kg. Mức lợi nhuận còn lại được phân chia cho các công ty chế biến thức ăn và thuốc thú y thủy sản, thương lái đến mua cá tại hầm và các đại lý, vựa cá ở các chợ đầu mối.
Cá sặc bổi có giá, người nuôi lẫn doanh nghiệp chế biến thức ăn, thuốc thú y thủy sản đều có lời. Song, vấn đề đặt ra là giá cá neo ở mức cao sẽ được bao lâu? Hay là thấy người nuôi cá lóc, cá sặc bổi lời nhiều, những người nuôi cá tra, cá rô, cá mè vinh nhảy vào cuộc chơi, từ đó sẽ dễ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu.
“Năm nay, cá lóc có giá, ngoài thị trường tiêu thụ nội địa, các mặt hàng cá kể trên còn được xuất khẩu mạnh, phục vụ người tiêu dùng Campuchia. Bình quân mỗi ngày, ở các cặp cửa khẩu giữa Việt Nam – Campuchia của An Giang, Đồng Tháp… lượng cá xuất trên 500 tấn. Doanh nghiệp nước bạn đưa xe trọng tải lớn xuống đến cửa khẩu để nhận hàng, giao tiền, từ đó lượng cá trong nội địa được tiêu thụ rất mạnh” – bà Võ Thị Nhanh (thương lái bán cá cho thị trường Campuchia) thông tin.
Khác với những năm trước, năm nay thị trường Campuchia không chỉ “ăn” mặt hàng cá lóc loại từ 300-500gr, mà cá ở tất cả các kích cỡ đều mua mạnh.
Không chỉ có thị trường Campuchia, cá lóc, cá sặc bổi còn được các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Hậu Giang, Khánh Hòa…mua để xuất đi các thị trường cấp thấp như châu Phi. Tại nhà máy, cá được đánh sạch vẩy, cắt tiết, móc bỏ nội tạng rồi xẻ bướm đông lạnh.
Đa phần sản phẩm được xuất khẩu bằng hình thức container ghép, nghĩa là xuất chung với mặt hàng cá tra fillet, cá lóc, cá sặc bổi, cá rô…Đây là những mặt hàng phục vụ cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Nông dân nuôi cá lóc, cá sặc bổi “thắng đậm” đã góp phần phần tích cực cho mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp nói riêng và của tỉnh An Giang nói chung- khi mặt hàng cá tra xuất khẩu gặp khó. Tính đến thời điểm này, đối với tỉnh An Giang, nông nghiệp vẫn là “trụ đỡ” của nền kinh tế, vì vậy, năm nào các sản phẩm nông nghiệp có giá thì đời sống người nông dân khấm khá hơn và ngược lại.
Câu hỏi đặt ra ở đây, làm thế nào để giá các sản phẩm nông nghiệp luôn ở mức cao. Đây là vấn đề mà các nhà quản lý, chuyên môn đều biết, song để giải nó là chuyện không dễ, bởi chúng ta vẫn chưa điều tiết được sản xuất, nông sản làm ra người nông dân vẫn chưa quyết định được giá bán, mà đa phần phụ thuộc vào thương lái.
Nông dân vẫn còn tập quán làm ăn riêng lẻ, thay vì đi vào con đường làm ăn hợp tác, vì vậy khi các vấn đề vừa nêu được giải quyết một cách rốt ráo thì sản phẩm nông nghiệp mới mong có giá cả ổn định.
“Nông dân nuôi cá sặc bổi, cá lóc “thắng đậm”, bà con rất vui, người làm cá giống, bán thức ăn cũng vui nhưng những người làm khô thì rất lo, bởi giá cá nguyên liệu quá cao. Cụ thể, thương lái chở cá về bán cho các cơ sở chế biến từ 52.000-55.000 đồng/kg, trong khi để có 1kg khô thành phẩm, phải mất 4kg cá nguyên liệu, từ đó giá thành sản xuất 1kg khô cá lóc ở mức 260.000 đồng/kg, sản phẩm rất khó tiêu thụ trên thị trường” – bà Nguyễn Thị Lãnh (thị trấn Núi Sập, Thoại Sơn) phân tích.
Theo Minh Hiển (Báo An Giang)
Lạ mà hay: Nuôi loài cá kêu éc éc trong lồng, bán 300 ngàn đồng/ký
Ông Hồ Văn Nhiều, xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đã chuyển từ nuôi cá thác lác cườm sang nuôi cá heo đuôi đỏ-loài cá đuôi đỏ và kêu éc éc rất dễ thương. Ông Nhiều và 2 người anh, em ruột khác nuôi 9 bè cá heo đuôi đỏ, tới thời kỳ xuất bán, có ngày thương lái xuống cân cả 100 ký cá với giá từ 280.000-300.000 đồng/ký.
Mấy năm trước, nông dân ở xã Hòa Lạc (Phú Tân, tỉnh An Giang) phất lên nhờ mô hình nuôi cá nàng hai (thác lác cườm) thương phẩm. Xu hướng nuôi ngày càng nhiều khiến giá cả đầu ra bấp bênh, ông Hồ Văn Nhiều (ngụ ấp Hòa Bình 3) quyết định đổi hướng sang nuôi cá heo đuôi đỏ. Loài cá được ông Nhiều đánh giá mang lại giá trị kinh tế cao nhất trong số cá nuôi nước ngọt đang tạo sức hút mới với những bạn nghề.
Kiểm tra cá heo đuôi đỏ nuôi trong lồng tại gia đình ông Hồ Văn Nhiều, xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Ông Nhiều cho biết, ngày trước nuôi cá nàng hai rất hiệu quả, song có thời điểm giá xuống thấp bất ngờ. Theo dõi qua mạng xã hội và trao đổi với người dân trong nghề ở huyện đầu nguồn An Phú, thấy nuôi cá heo đuôi đỏ hiệu quả kinh tế cao hơn nên ông Nhiều chuyển đổi để thử sức.
"Nhà có 3 anh em, từ năm 2017 đến nay thả nuôi tổng cộng 9 lồng bè. Sau 2 năm nuôi cho thấy, mô hình này cho hiệu quả kinh tế cao, đầu ra ổn định. Cá heo thương phẩm có giá 280.000-300.000 đồng/kg, cứ 2-3 ngày có bạn hàng đến nhà đặt mua từ vài chục đến 100kg, thu hoạch liên tục trong 2 tháng mới hết bè" - ông Nhiều thông tin.
Ông Nhiều nhận định, so với các loại cá nước ngọt, cá heo đuôi đỏ đang cho hiệu quả kinh tế cao. Chúng là loài cá tự nhiên, được xem là đặc sản chỉ xuất hiện trong mùa nước nổi, chế biến thành nhiều món ngon, trong khi số hộ nuôi hiện nay không nhiều, nên đầu ra được khách hàng chủ động tìm kiếm.
Vì vậy, thấy hiệu quả từ những người tiên phong nuôi cá heo đuôi đỏ ở xã Hòa Lạc như hộ ông Hồ Văn Nhiều, dân nuôi cá khác đang muốn học hỏi để chuyển đổi.
Cá heo đuôi đỏ nuôi tại lồng bè nuôi của gia đình ông Hồ Văn Nhiều đang được xuất bán cho thương lái với giá từ 280.000-300.000 đồng/kg.
Là người có nhiều năm kinh nghiệm nuôi các loại cá, nhưng ông Nhiều vẫn thừa nhận nuôi cá heo đuôi đỏ không hề dễ, phải chấp nhận tỷ lệ hao hụt cao, bù lại nhờ giá bán lý tưởng nên người nuôi vẫn có đồng lời hấp dẫn.
Cá heo có mình bóng, đuôi màu đỏ cam, đầu có 2 ngạnh, thức ăn của chúng là cá tạp xay nhuyễn trộn cám hoặc thức ăn công nghiệp.
Cá heo đuôi đỏ giống được ông Nhiều chọn mua chủ yếu ngoài tự nhiên do dân đặt đú ở An Phú cung cấp. Trong lồng bè đặt nhiều ống tre hoặc ống nhựa kết lại để cá trú ẩn, mỗi ngày cho ăn 2 lần. Cá heo thường bị bệnh nấm ký sinh, tỷ lệ hao hụt cao (5-5 hoặc 6-4).
Theo ông Nhiều, quan trọng là chọn con giống mạnh khỏe, nhận biết sức khỏe của cá để định kỳ tạt thuốc diệt ký sinh trùng. Đến vụ thu hoạch, dù bị hao hụt tỷ lệ cao nhất người nuôi vẫn có thể bỏ túi từ 100-150 triệu đồng/bè. Cá heo sinh trưởng từ 5 - 7 tháng là đủ chuẩn bán ra nên 1 năm ông có thể nuôi đến 2 vụ, đảm bảo nguồn vốn tái đàn và thu nhập cho gia đình.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Lạc Hồ Ngọc Lợi cho biết, theo chủ trương của địa phương, ngoài làm lúa, Hội Nông dân còn vận động bà con làm thêm nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi để tăng thu nhập. Hộ dân nào có đất thì đào hầm nuôi cá, đem lại thu nhập hàng đầu là các mô hình nuôi cá tra, cá nàng hai, các loại cá giống, cá heo đuôi đỏ.
Đặc biệt, theo ông Lợi, xã Hòa Lạc có lợi thế nằm cặp sông Hậu dài 8km, hiện có nhiều hộ nuôi cá heo đuôi đỏ bằng lồng bè. Qua 2 năm, mô hình này đem lại hiệu quả cao, phát triển từ vài bè thử nghiệm ban đầu nay có hơn chục bè chuyên nuôi cá heo đuôi đỏ thương phẩm, mỗi bè bình quân thả nuôi 1 tấn.
"Đối với những hộ nuôi thành công, địa phương khuyến khích mở rộng và sẵn sàng hỗ trợ về vốn. Còn những hộ đang muốn học theo, Hội Nông dân sẽ khảo sát nhu cầu, điều kiện và giúp đỡ bà con tiếp cận các nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân. Đồng thời, địa phương sẽ phối hợp ngành chức năng mở lớp đào tạo kỹ thuật nuôi cá heo đuôi đỏ cho nông dân để vận dụng kiến thức nuôi hiệu quả hơn...", ông Hồ Ngọc Lợi, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Lạc.
Theo Mỹ Hạnh (Báo An Giang)
Đồng nước nổi An Giang: Câu ếch, bắt chuột cây, bẻ cà na rõ thích Trên những cánh đồng xả lũ ở huyện Phú Tân (tỉnh An Giang), mùa nước nổi mang theo lượng phù sa dồi dào, đồng thời cũng tạo điều kiện giúp người dân phát triển một số dịch vụ thú vị đặc biệt. Trải nghiệm thực tế trên đồng nước nổi là một trong số đó. Bơi xuồng ra tham quan đồng xả lũ....