An Giang: Lũ về đặt dớn bắt cá linh, cá rô đồng kiếm 400 ngàn/ngày
Lũ về, mùa nước nổi, anh Phạm Văn Trí, xã Bình Long, huyện Châu Phú (An Giang) cho biết: “Dớn được đặt chủ yếu ở các cánh đồng Kênh 15 (xã Bình Phú). Mỗi ngày, gia đình tôi bắt vài chục ký cá, chủ yếu các loại cá linh, cá he, cá sặc, cá rô… nhưng nhiều nhất vẫn là cá linh. Hiện nay, giá cá linh bán cho bạn hàng với giá 40.000 đồng/kg, các loại cá đồng khác do còn nhỏ nên chúng tôi thả về thiên nhiên. Thu nhập mỗi ngày đặt dớn bắt cá đồng từ 300.000 – 400.000 đồng”.
Hàng năm, khi nước tràn bờ cũng là lúc ngư dân tất bật với công việc mưu sinh trong mùa lũ. Những sản vật mùa nước nổi mang đến nguồn thu nhập kha khá cho người dân sau những chuyến rong ruổi thả lưới, giăng câu… Năm nay, nước lũ về sớm, sản lượng tôm, cá dồi dào hơn so với những năm trước, vì vậy ngư dân rất phấn khởi khi bước vào vụ.
Đặt dớn bắt cá đồng mùa nước nổi ở An Giang. Ảnh: Trung Hiếu
Tăng thu nhập cho gia đình từ nghề đặt dớn bắt cá đồng
Cứ vào tháng 6, 7 (âm lịch), khi kết thúc vụ lúa hè thu, bà con nông dân ở nhiều địa phương lại tất bật chuẩn bị ngư cụ vào mùa đánh bắt thủy sản. Công việc mưu sinh mùa nước nổi tuy vất vả nhưng giúp những hộ dân có được nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống từ đó cũng khấm khá hơn.
Như nhiều hộ dân khác ở địa phương, anh Phạm Văn Trí chuẩn bị ngư cụ để đi “đánh bắt đồng xa”. Mỗi ngày, khoảng 3 giờ sáng, vợ, chồng anh Trí chạy xuồng đến những cánh đồng ngoài khu vực đê bao trong huyện để đặt dớn, đem ra chợ bán cho các tiểu thương. Đến khi trời hừng sáng thì về nhà nghỉ ngơi, chuẩn bị cho công việc hôm sau.
Anh Trí cho biết: “Dớn được đặt chủ yếu ở các cánh đồng Kênh 15 (xã Bình Phú). Mỗi ngày, gia đình tôi thu hoạch vài chục ký cá đồng, chủ yếu các loại cá linh, cá he, cá sặc, cá rô… nhưng nhiều nhất vẫn là cá linh. Hiện nay, giá cá linh bán cho bạn hàng với giá 40.000 đồng/kg, các loại cá khác do còn nhỏ nên chúng tôi thả về thiên nhiên. Thu nhập mỗi ngày từ 300.000 – 400.000 đồng”.
Theo đánh giá của anh Trí, năm nay, nước lũ về sớm hơn so với năm rồi, lượng tôm, cá cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, hiện nay, các loại cá đồng còn rất nhỏ nên anh chỉ giữ lại cá linh để bán, các loại cá đồng khác được anh thả lại môi trường tự nhiên.
Video đang HOT
Lũ về thêm phát triển nghề chăn nuôi thuỷ sản
Cũng như anh Trí, từ đầu mùa nước đến nay, anh Phạm Văn Lành (ngụ cùng xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) tranh thủ đặt mấy cái dớn tại những khu vực gần nhà để kiếm thêm thu nhập. Ngoài lượng “cá, mắm” bán cho thương lái, anh Lành còn tận dụng cá chết để nuôi thêm 5 vèo lươn, với số lượng khoảng 600kg con giống.
Ngoài tạo thu nhập cho ngư dân đặt dớn nói riêng, đánh bắt thủy sản mùa nước nổi nói chung còn tạo điều kiện phát triển các loại thuỷ sản nuôi như: cá lóc, lươn… qua đó, góp phần giúp nông dân giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong chăn nuôi thuỷ sản.Theo anh Lành, nghề đặt dớn có thể làm được quanh năm nhưng đặt chạy nhất là vào mùa lũ về. Những ngày thường chủ yếu đặt ở các kênh, rạch. Đến mùa nước lũ lên đặt trên những cánh đồng.
Mùa nước nổi mang theo phù sa bồi đắp cho ruộng đồng và mang đến nhiều nguồn lợi thủy sản. Mùa nước nổi cũng là mùa làm ăn của nhiều hộ dân trong tỉnh An Giang. Trên những con kênh hay những cánh đồng nước mênh mông, hoạt động đánh bắt thủy sản diễn ra khá nhộn nhịp.
Các loại hình đánh bắt cá mùa lũ khá đa dạng, ngoài đặt dớn, ngư dân còn giăng lưới, thả câu, chài lưới… tạo nên bức tranh sinh động cho mùa nước nổi. Tuy nhiên, về lâu dài, người dân cần có hình thức khai thác hợp lý, tránh khai thác theo lối tận diệt để bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Hơn hết là bảo vệ “chén cơm” của bà con trong những năm tiếp theo.
Theo Đình Đức (TTMT)
An Giang: Lũ về, vỗ béo cá linh, thả 1 tấn, sau 15 ngày thu 2 tấn
Lũ về, mùa nước nổi năm nay, anh Nguyễn Văn Phú, ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang là người khởi xướng nên mô hình nuôi vỗ béo cá linh non. Anh Phú cho biết, anh mua 3 tấn cá linh non còn sống với giá rất rẻ của người dân đánh lưới, thả vào ruộng quây lưới để nuôi, sau 15 ngày xuất bán. Theo đó, cứ thả 1 tấn cá linh non thì khi đánh bắt được 2 tấn...
Nói về "sáng kiến" của mình trong mùa lũ về năm nay, anh Phú cho biết, đây là năm đầu anh cùng một người bạn triển khai thí điểm mô hình "vỗ béo" cá linh. Đầu con nước cá linh non bị mắc lưới, nhưng thương lái không thu mua vì quá nhỏ, không đạt chuẩn. Số cá linh non này thường bị bỏ đi hoặc bán ủ phân với giá rất rẻ.
Cá linh non (lọt rổ 6 li) đầu con nước được bán với giá khá rẻ, khoảng 8.000 đồng/kg.
"Thấy vậy tôi bàn với một người bạn tiến hành bao lưới cước xung quanh 1 ha mặt nước ngập trên đất ruộng. Sau đó, thu mua 3 tấn cá linh non còn sống với giá 8.000 đồng/kg. Tính cả con giống và chi phí đầu tư khoảng 50 triệu đồng. Sau 15 ngày, khi cá linh phát triển được 6 li thì xuất bán với giá 40.000 - 50.000 đồng/kg.
Anh Phú cho hay, thức ăn của cá linh là lượng phù du còn sót lại trên đồng và cám xay từ vụ lúa Hè - Thu vừa thu hoạch.
Mỗi tấn cá non thả vào đồng, đến khi xuất bán thì được hơn 2 tấn cá. Sau khi trừ bỏ hết tất cả chi phí, ước thu lãi trên 150 triệu đồng cho 3 lao động/15 ngày công." - anh Phú, tính toán.
Cá linh non nuôi trong ruộng của anh Phú phát triển khá nhanh...
Từ khi thả cá linh non mua của người dân đánh lưới đưa vào ao nuôi "vỗ béo" tới khi xuất bán được chỉ trong vòng 15 ngày. Cứ thả 1 tấn cá linh non khi xuất bán được 2 tấn do trọng lượng cá linh tăng lên.
Đánh giá về mô hình "vỗ béo" cá linh mùa nước nổi, ông Lê Minh Thuận, Phó Chủ tịch UBND huyện An Phú, nhận định: "Đây được xem là một cách làm mạnh dạn và mang lại hiệu quả thiết thực trong mùa nước nổi. Tuy nhiên, cần có nhiều hơn nữa những mô hình "sống chung với lũ" để bà con trong vùng lũ có được điều kiện ổn định cuộc sống khi con nước lũ về".
Nuôi "vỗ béo" cá linh non là mô hình "sống chung với lũ" đạt hiệu quả về kinh tế cao trong mùa lũ về ở An Giang năm nay.
Với thực tế, sống bằng "nghề con cá" không còn cho thu nhập ổn định khi nguồn lợi thủy sản ngày càng ít dần. Nhiều hộ dân vùng biên giới đã nghĩ ra cách chăn nuôi, sản xuất hiệu quả để "sống chung với lũ".
Với diện tích 1 ha mặt nước, anh Phú thả 3 tấn cá linh non.
Vào những năm trước, người dân vùng biên giới An Giang đã thành công với mô hình "vỗ béo" bò, lươn, thì năm nay anh Nguyễn Văn Phú đã tận dụng nguồn thức ăn phù du còn sót lại trên đồng và cám xay lúa từ vụ lúa Hè - Thu vừa gặt để "vỗ béo" cá linh.
Tổng chi phí đầu vào mô hình "vỗ béo" của anh Phú khoảng 50 triệu đồng, kể cả cá linh giống.
Theo Trần Lĩnh (CAND)
An Giang: Độc đáo nghề "vỗ béo" cá linh non mùa lũ về Những năm trước, người dân vùng biên giới An Giang đã thành công với mô hình "vỗ béo" bò, lươn, thì năm nay ông Nguyễn Văn Phú (41 tuổi, ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện An Phú, An Giang) đã tận dụng nguồn thức ăn còn sót lại trên đồng và cám xay lúa từ vụ lúa hè thu vừa gặt để...