An Giang: Làm chuồng trên đồng nuôi lươn la liệt, nông dân rủ nhau vào chi hội nghề nghiệp để làm giàu
Vừa qua, Hội Nông dân xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới (An Giang) đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và ra mắt Chi hội nghề nghiệp nuôi lươn cồn An Thạnh. Xã Hoà Bình hiện là một trong những địa phương phát triển mạnh mô hình nuôi lươn.
Nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công tác hôi và phong trào nông dân năm 2020, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện Chợ Mới đã chỉ đạo, hướng dẫn Hội ND xã Hòa Bình tuyên truyền, vận động và thực hiện các bước thành lập Chi hội nghề nghiệp nuôi lươn cồn An Thạnh.
Mô hình làm bể nuôi lươn trên ruộng của nông dân xã Hoà Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
. Chi hội nghề nghiệp nuôi lươn xã Hoà Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang có 21 hôi viên tham gia. Đây là chi hôi nghề nghiêp đầu tiên trên địa bàn xã được xây dựng theo Nghị quyết số 04 – NQ/HNDTW, ngày 5/8/2019 của Ban Thường vụ Trung ương Hội ND Việt Nam về “Xây dựng Chi hội nông dân nghề nghiệp, Tổ hội nông dân nghề nghiệp” và chương trình hành động của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh An Giang.
Tại hội nghị các thành viên Chi hội nghề nghiệp nuôi lươn đã thảo luận và thống nhất thông qua quy chế hoạt động của chi hội, đồng thời giới thiệu ông Nguyễn Hữu Điền làm Chi hội trưởng. Một số thành viên chi hội còn nêu một số khó khăn đang gặp phải trong quá trình nuôi lươn như: vốn đầu tư nuôi lươn, kỹ thuật nuôi lươn… đồng thời đề nghị Hội cấp trên quan tâm công tác dạy nghề hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn và đầu ra sản phẩm lươn giống, lươn thịt thời gian tới.
Được biết, xã Hòa Bình có nhiều lợi thế về nuôi lươn. Các hộ chăn nuôi có kinh nghiệm nuôi lươn, góp phần nâng cao hiệu quả mô hình. Vì vây viêc thành lâp chi hôi nghề nghiêp nuôi lươn đã đáp ứng được nhu cầu của các hôi viên, tạo nên sự gắn kết trong sản xuất và đời sống, cùng nhau sản xuất, tiến tới xây dựng thương hiêu riêng.
Video đang HOT
Chi hội nghề nuôi lươn thành lập ở xã Hoà Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang góp phần phát triển mô hình nuôi lươn và nâng cao hiệu quả hoạt động Hội và phong trào nông dân ở địa phương.
Phát biểu tại buổi hội nghị, ông Nguyễn Văn Nhiên-Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang đánh giá cao mô hình chi hội nghề nghiệp nuôi lươn, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm của một số địa phương trong và ngoài tỉnh An Giang về xây dựng và phát triển mô hình, xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất.
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang nhấn mạnh thời gian tới, Hội cần tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi lươn, giúp nông dân tiếp cận được nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân và làm đầu mối liên kết để giới thiệu trong tiêu thụ sản phẩm lươn giống, lươn thịt.
Hội Nông dân cần giúp hội viên-nông dân tại đây có đủ điều kiện phát triển mô hình nuôi lươn nhiều hơn nữa.
Ông Nguyễn Văn Nhiên cũng mong muốn trong thời gian tới thành viên Chi hội nghề nuôi lươn cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm nuôi lươn, kỹ thuật nuôi lươn, tiếp tục phát huy thế mạnh, duy trì sản xuất ổn định, mở rộng quy mô, từng bước tiến tới sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị.
Chi hội nông dân nghề nghiệp nuôi lươn Cồn An Thạnh, xã Hoà Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang được thành lập góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động Hội, là hình thức mới để thu hút, tập hợp, tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia hoạt động Hội và phong trào nông dân ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích thiết thực của hội viên…
Điểm tựa của những hoàn cảnh khó khăn
Cùng chia sẻ khó khăn với chính quyền địa phương và cộng đồng trong việc hỗ trợ, chăm lo cho người tàn tật, trẻ mồ côi, bệnh nhân nghèo, Hội Bảo trợ người tàn tật - trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo huyện Tri Tôn (An Giang) đã có nhiều hoạt động thiết thực để hỗ trợ những mảnh đời bất hạnh vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Chia sẻ khó khăn
Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật - trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo huyện Tri Tôn Lâm Tít Suôn cho biết, để hỗ trợ, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, hội đã tích cực phối hợp chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm dành sự quan tâm, giúp đỡ, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho những hoàn cảnh đang gặp khó khăn.
Những tháng đầu năm 2020, Huyện hội và các chi hội xã, thị trấn đã hỗ trợ, giúp đỡ cho 38.942 lượt đối tượng khó khăn trong địa bàn huyện với số tiền 3,468 tỷ đồng. Trong đó, trợ giúp thường xuyên 105 lượt đối tượng người tàn tật, trẻ mồ côi, hộ nghèo gồm: gạo, tiền mặt và các nhu yếu phẩm khác, với tổng trị giá 43 triệu đồng. Các cấp hội còn vận động và tiếp nhận tiền, hàng hóa tổng trị giá 227 triệu đồng giúp 950 lượt đối tượng người tàn tật, trẻ mồ côi và người nghèo; vận động quà giúp 1.610 lượt hộ nghèo vui Xuân, đón Tết trị giá trên 464 triệu đồng...
Đặc biệt, Huyện hội và các chi hội xã, thị trấn đã vận động nhà hảo tâm cất mới 7 căn nhà Tình thương, trị giá 245 triệu đồng cho những hoàn cảnh khó khăn, đơn cử như hộ bà Néang Sum, ngụ ấp Phước Bình (xã Ô Lâm). Bà Néang Sum sống đơn thân trong một cái chòi, mưu sinh bằng cách đi cắt cỏ tranh về bện lại bán.
Bà Sum bị bệnh thường xuyên, thời tiết thay đổi là chứng bệnh thấp khớp tái phát, gây khó khăn cho việc đi lại, sinh hoạt nên cuộc sống gia đình bà gặp nhiều khó khăn. Được sự hỗ trợ của Hội Bảo trợ người tàn tật - trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo huyện Tri Tôn, bà Néang Sum có được căn nhà cấp 4 khang trang, tổng chi phí xây dựng 60 triệu đồng, do các nhà hảo tâm và thân nhân gia đình bà đóng góp.
Điểm tựa
Ngoài các hoạt động trên, thời gian qua, Hội Bảo trợ người tàn tật- trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo huyện Tri Tôn còn duy trì hoạt động của 9 "Cửa hàng 0 đồng" tại các địa phương trong huyện. Chỉ tính riêng những tháng đầu năm 2020, các cửa hàng này đã phục vụ miễn phí cho 19.400 lượt người dân, với tổng giá trị hàng hóa ước tính gần 1,95 tỷ đồng.
Bên cạnh đó là hoạt động "Tủ bánh mỳ - bánh bao 0 đồng" đã phục vụ 10.050 lượt, trị giá 81.000.000 đồng. Ngoài ra, Huyện hội, các chi hội còn hỗ trợ tiền cho bệnh nhân nghèo; vận động xe lăn, xe lắc giúp đối tượng tàn tật để họ tự đi lại hoặc làm phương tiện mưu sinh kiếm sống; kết hợp các đoàn thể và địa phương cất cầu và sửa chữa đường giao thông nông thôn, hỗ trợ mai táng cho hộ nghèo có người thân qua đời... Ngoài ra, hội còn thường xuyên tuyên truyền, động viên để các hoàn cảnh, mảnh đời khó khăn nâng cao ý chí, nghị lực, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
Hoạt động của Hội Bảo trợ người tàn tật - trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo huyện Tri Tôn đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, tổ chức, nhà hảo tâm trên địa bàn tỉnh, tạo chỗ dựa vững chắc, giúp đỡ họ có cuộc sống ổn định hơn.
Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật - trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo huyện Tri Tôn Lâm Tít Suôn cho biết, thời gian tới, hội sẽ tích cực vận động các nguồn gây quỹ hoạt động, đáp ứng nhu cầu hỗ trợ đột xuất như: cấp cứu, chuyển bệnh, vận động mua xe lăn, xe lắc để kịp thời cấp cho đối tượng tàn tật khi có nhu cầu. Giữ vững công tác cứu trợ, giúp đỡ thường xuyên cho các hộ đặc biệt khó khăn trong cuộc sống, ưu tiên các hộ là người khuyết tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo. Đồng thời, tiếp tục vận động cất nhà Tình thương cho các hộ gia đình có người tàn tật, trẻ mồ côi nghèo hoặc hộ nghèo...
Khẩn trương phòng chống bệnh Chikugunya đang lây lan nhanh ở Campuchia, sát biên giới VN UBND tỉnh An Giang yêu cầu các ngành chức năng tăng cường các biện pháp nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh Chikugunya đang hoành hành ở Campuchia. Hiện nay 15 tỉnh, thành Campuchia có bệnh này, với hơn 2.000 ca. Lực lượng biên phòng cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương chốt chặn tuyến biên giới - Ảnh: BỬU ĐẤU Ngày 19-8, ông...