An Giang: Đã “vá” cống bị vỡ do lũ lên cao, sẽ xả gấp 2 đập lớn
Sau 1 đêm nỗ lực, người dân ở xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đã vá được miệng cống bị vỡ do nước lũ lên cao. Trong khi đó, ngành nông nghiệp tỉnh này ra thông báo sẽ cho xả 2 đập lớn sớm hơn cùng kỳ để giảm áp lực nước.
Vỡ cống do lũ lên cao
Sáng nay (26.8), trao đổi với với phóng viên Dân Việt, ông Lương Huy Khanh – Chi cục trưởng chi cục Thủy lợi tỉnh An Giang cho biết, một miệng cống thuộc tuyến đê bao ở ấp Vĩnh Phú, xã Lạc Quới (huyện Tri Tôn) vừa bị vỡ làm nước lũ trên kênh Vĩnh Tế tràn vào.
Cống ngăn lũ này được tận dụng lại từ cống phục vụ cho giao thông. Tuy nhiên, do người dân địa phương không đắp đất cẩn thận từ phía trong, khi lũ lên cao trên kênh Vĩnh Tế, áp lực lớn đã làm xì nước từ cửa cống, tràn vào bên trong – ông Khanh nói.
Một miệng cống thuộc tuyến đê bao ở ấp Vĩnh Phú, xã Lạc Quới (huyện Tri Tôn) vừa bị vỡ
Ông Khanh nói thêm: Do người dân phát hiện sớm, huy động nhiều lực lượng khẩn trương dùng cây, ván gỗ và bạt cao su chắn miệng cống lại từ chiều đến tối hôm qua (25.8) nên việc vá cống đã hoàn thành. Cho đến thời điểm hiện tại, lúa và hoa màu phía bên trong không bị ảnh hưởng gì.
Trước đó, khoảng 15h ngày 25.8, người dân ấp Vĩnh Phú đi thăm ruộng phát hiện miệng cống kiểm soát lũ bị vỡ nên báo với chính quyền địa phương để cứu hơn 150 ha lúa Thu Đông được gieo sạ hơn 55 ngày.
Video đang HOT
Nguyên nhân vỡ cống là do mực nước lũ lên cao
Theo Chi Cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh An Giang, trong vụ lúa Thu Đông, tính đến nửa tháng 8, toàn tỉnh đã xuống giống lúa 16.550ha đạt 9,89% so với kế hoạch trong đó diện tích xuống giống trong đê bao kiểm soát lũ triệt để 13.850ha và ngoài kế hoạch (ngoài đê bao) 10.271ha, lúa đang ở giai đoạn mạ đến đòng trổ tập trung các huyện Tri Tôn, Long Xuyên, Chợ Mới…
Diện tích xuống giống ngoài đê bao chủ yếu ở Long Xuyên (350ha) và Tri Tôn (9.921ha) trong đó có 2.142ha lúa huyện Tri Tôn không bảo vệ được tập trung ở xã Lương An Trà (467ha) xã Vĩnh Gia (1089ha) và xã Lạc Quới (577ha) – nơi vừa xảy ra vỡ cống kiểm soát lũ.
Sẽ xả đập sớm để giảm áp lực nước
Thông tin từ Sở NNPTNT An Giang cho biết, nơi đây đã có công văn gửi các địa phương trong tỉnh cùng Sở NNPTNT Kiên Giang và TP.Cần Thơ về việc vận hành mở đập Tha La và Trà Sư (xã Nhơn Hưng, H.Tịnh Biên) – 2 đập có nhiệm vụ kiểm soát, điều tiết nước lũ trên sông Mê Kông.
Theo Sở NNPTNT An Giang, năm nay lũ lên nhanh và sớm hơn các năm trước, hiện mực nước bên ngoài đập Tha La khoảng 3,7 m (cao hơn mực nước trong đập 1,71 m), ngoài đập Trà Sư là 3,67 m (cao hơn mực nước trong đập trên 1 m).
Vì vậy, Sở NNPTNT An Giang nhận định, cần tiến hành xả đập sớm để kiểm soát lưu lượng nước lũ, làm giảm áp lực nước đối với vùng thượng nguồn. Thời gian dự kiến mở 2 đập trên là vào ngày 3.9 (sớm hơn cùng kỳ năm 2017 khoảng 3 tuần).
Tại Đồng Tháp, vài ngày qua, nước lũ tiếp tục lên nhanh. Một số vùng cây ăn trái và hoa màu ở các cù lao thuộc huyện Thanh Bình gây ngập úng, một đoạn đê ở ấp Bình Lý (xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự) bị sạt lở…Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đã chỉ đạo Sở NNPTNT tỉnh này rà soát, xây dựng kế hoạch ứng phó với lũ cao trình UBND tỉnh phê duyệt.
Theo ông Nguyễn Văn Công – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp, mực nước tại các nơi trong tỉnh này sẽ tiếp tục tăng dần do ảnh hưởng kết hợp của triều cường biển Đông và lũ thượng nguồn đổ về. Đến cuối tháng 8 này, mực nước sẽ ở mức báo động cấp II (Hồng Ngự, Tân Châu ở mức từ 4,0- 4,10 m, Cao Lãnh: 2,10 m).
Theo Danviet
Lũ bất ngờ ập về ĐBSCL,dân đầu tư cả trăm triệu để đánh bắt cá, tôm
Trước hình hình nước mực nước lũ (hay còn gọi là nước nổi) đang lên dồn dập từng ngày, ông Xíu ở An Giang đã đầu tư trên cả trăm triệu đồng để đánh bắt cá, tôm sau 3 năm lũ thấp.
Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp, nước lũ đã về tỉnh này gần 10 ngày qua và đang lên khá nhanh. Cụ thể, mỗi ngày, tại khu vực đầu nguồn, mực nước đã tăng 10cm, vùng nội đồng Đồng Tháp Mười lên 6-8 cm. Nguyên nhân mực nước lên nhanh là do ảnh hưởng triều cường và lũ thượng nguồn.
Ông Lê Văn Xíu, ngụ ở xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đầu tư trên 100 triệu đồng để đánh bắt cá, tôm trong mùa lũ tới
Ông Khương Lê Bình - Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp cho biết: "Khả năng lũ sẽ khá lớn. Ở một số vùng thấp trũng, người dân cần nhanh chóng thu hoạch lúa, hoa màu trước khi nước lên cao".
Nhiều nông dân các xã Long Khánh A và xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự cũng cho hay, mực nước đang lên mạnh. "Vài ngày qua, nước lên cao hơn năm trước từ 4-5 tấc. Vì vậy, nhiều khu đất đã thấy nước tràn ngập" - ông Nguyễn Văn Đực, xã Long Khánh A nói. Còn ông Trương Văn Trường, ngụ cùng xã Long Khánh A thì nói: "Mấy năm trước nước lên không như năm nay. Hiện nước đang lên dồn dập".
Mực nước lũ đang lên từng ngày ở An Giang
Ghi nhận của phóng viên dọc tuyến kênh Vĩnh Tế từ TP.Châu Đốc đến huyện Tịnh Biên (An Giang), một vài ruộng thấp trũng, nước tràn vào được khoảng 40-50 cm, số ít người dân đã bắt đầu đặt đú bắt cá, cua, ốc,...
Ônh Lê Văn Xíu, ngụ ở xã An Phú, huyện Tịnh Biên thông tin: "Tôi đang chuẩn bị các dụng cụ cần thiết đi đặt đú bắt cá, tôm. Với mực nước lên như hiện nay, tôi dự định sẽ đặt hơn 40 miệng đú, mỗi miệng có đường đăng dài gần 100 m. Tổng chi phí đầu tư cho mùa nước này là trên 100 triệu đồng".
Cũng như ông Xíu, người dân ở xã Phú Hữu, huyện An Phú (An Giang) - khu vực tiếp giáp với Campuchia cho rằng, nơi đây thường đón những đợt lũ đầu tiên trước khi chảy vào sông Châu Đốc rồi ra sông Hậu. Hiện mực nước ở khu vực này liên tục dâng cao, bình quân khoảng 10 cm/ngày.
Trước tình hình mực nước lũ lên cao, các cơ sở sản xuất ngư cụ phục vụ cho việc đánh bắt ở An Giang đều tăng giá so với những năm trước từ 12 - 30%. Cụ thể, lưỡi câu tăng 30%, lọp tăng 20%, xuồng ghe tăng 12%...
Nguyên nhân là do 3 năm vừa qua (2014, 2015, 2016), ĐBSCL lũ thấp, cá, tôm không nhiều nên nhiều cơ sở sản xuất đã chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác, theo đó, sản phẩm ngư cụ hiện nay rơi vào tình trạng cung không đủ cầu. Riêng về việc cá linh non xuất hiện ở một số chợ trong tỉnh, theo người dân, chủ yếu được nhập về từ Campuchia.
Theo UBND tỉnh An Giang, trước đây, để đề phòng lũ lớn ảnh hưởng đến sản xuất lúa, địa phương kiên quyết không cho người dân xuống giống lúa vụ 3 ngoài vùng có đê bao. Riêng những khu vực có lúa, các ngành chức năng có liên quan thường xuyên kiểm tra, gia cố đê bao cho người dân.
Ông Trần Anh Thư - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh An Giang nhận định, tình hình thời tiết năm nay đang diễn biến phức tạp nên không thể chủ quan. Vì vậy, ông đã cũng yêu cầu các địa phương trong tỉnh theo dõi sát sao các công trình thủy lợi, trực lũ 24/24 giờ, đồng thời cập nhật thông tin khí tượng thủy văn để có ứng phó kịp thời.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, dự báo trong 5 ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long và Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên tiếp tục lên. Đến ngày 29.7, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,85 m, tại Châu Đốc đạt 2,47 m. Đỉnh lũ diễn ra vào nửa đầu tháng 10 ở mức báo động 2-3, tương đương 4-4,5 m trên sông Tiền và 3,5-4 m trên sông Hậu.
Theo Danviet
Lũ đầu nguồn sông Cửu Long đang lên nhanh Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long hiện đang lên nhanh. Mực nước cao nhất ngày 11/8, trên sông Tiền tại Tân Châu là 3.57m, vượt mức báo động 1 là 0.07m; trên sông Hậu tại Châu Đốc là 2.99m, xấp xỉ mức báo động 1; cao hơn cùng kỳ năm 2017 từ 0.25-0.35m. Theo Đài khí tượng Thủy văn An Giang dự...