An Giang: Cùng sở thích chăn nuôi, trồng trọt cùng vào Hội quán
Mô hình Hội quán nông dân ra đời ở huyện Chợ Mới (An Giang) được sự quan tâm các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị – xã hội từ tỉnh đến cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để mô hình Hội quán ngày càng phát huy và nhân rộng, mang lại lợi ích thiết thực cho các thành viên.
Trên cơ sở hoạt động mô hình câu lạc bộ nông dân, mô hình Hội quán ra đời; đến nay toàn huyện Chợ Mới đã thành lập được 18 Hội quán với nhiều tên gọi khác nhau như: Hội quán GAP Cù Lao Giêng, Hội quán làm vườn, Hội quán trồng rau an toàn, Hội quán trồng hoa kiểng… Các Hội quán có tổng số 563 thành viên là hội viên, nông dân tham gia. Trong quá trình hoạt động, số thành viên ngày càng tăng dần. Mô hình đã tập hợp được nhiều nông dân ưu tú, có uy tín trong cộng đồng, cùng hỗ trợ giúp đỡ nhau phát triển sản xuất.
Nhiều nông dân trồng rau an toàn trong nhà lưới ở xã Long Giang (Chợ Mới) có nhu cầu tham gia Hội quán. Ảnh: T.S
Hội quán là một hình thức liên kết tự nguyện của những người nông dân nhằm chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, mô hình hiệu quả, kỹ thuật mới trong sản xuất, cập nhật những thông tin về giá cả thị trường.
Bên cạnh đó, Hội quán còn là nơi để các nhà khoa học, doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi với nông dân, khuyến khích nông dân áp dụng công nghệ cao sản xuất, hướng dẫn nông dân xây dựng thương hiệu nông sản, liên kết tiêu thụ hàng hóa nông sản; đồng thời còn là kênh trao đổi giữa nông dân với chính quyền, đoàn thể, qua đó giúp hội viên, nông dân nắm bắt, tiếp cận thông tin về tình hình kinh tế – xã hội ở địa phương.
Hầu hết các Hội quán ở tỉnh An Giang được thành lập đều xây dựng ít nhất một thương hiệu nông sản đặc trưng của địa phương. Do đó, hoạt động của từng Hội quán đều mang tính đặc thù riêng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển địa phương.
Hội quán tập hợp những nông dân cùng sản xuất chung một ngành nghề như: Làm vườn, trồng rau an toàn, hoa kiểng, cam, bưởi, xoài… hướng tới sản xuất hàng hóa lớn, gắn liên kết sản xuất với tiêu thụ hàng hóa nông sản theo định hướng phát triển của tỉnh. Mỗi Hội quán đều có lịch sinh hoạt định kỳ (2 tuần hoặc 1 tháng/lần) thu hút đông đảo lực lượng hội viên – nông dân tham gia.
Video đang HOT
Qua thời gian hoạt động, mô hình Hội quán đã phát huy hiệu quả tích cực trong thực hiện các chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở địa phương.
Ngoài ra, Hội quán giúp nông dân thay đổi dần tập quán sản xuất truyền thống, hàng hóa sản xuất không thương hiệu, giá cả không ổn định; từ đó mạnh dạn cùng nhau liên kết sản xuất, kinh doanh với quy mô lớn, nhằm nâng cao chuỗi giá trị hàng hóa, sản xuất theo hướng công nghệ cao, hướng tới sản xuất sạch, bảo đảm các yêu cầu, tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm.
Thông qua Hội quán, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, gắn liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, nhằm giảm thiểu rủi ro, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, giúp nông dân ổn định cuộc sống, bắt kịp xu thế hội nhập hiện nay.
Giá gia cầm hôm nay 25/3: Nuôi gà vịt kiểu này có lời, lại không lo đầu ra
Cập nhật giá gia cầm hôm nay 25/3, mặt bằng chung không có biến động. Do giá gia cầm liên tục bấp bênh và ở mức thấp nên các cơ quan chức năng địa phương đã tích cực vào cuộc mời gọi, hỗ trợ người chăn nuôi liên kết, hợp tác với doanh nghiệp để có đầu ra ổn định.
Chăn nuôi vịt theo hướng công nghiệp đang mang lại hiệu quả khá tốt cho nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long.
Mời doanh nghiệp đến giúp dân
Thời gian qua, do ảnh hưởng dịch Covid-19, cùng với sự bùng phát trở lại của dịch cúm gia cầm tại một số tỉnh thành nên tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ gia cầm bị ảnh hưởng không nhỏ. Trước thực trạng này, mới đây, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đã mời lãnh đạo Công ty cổ phần Ba Huân đến khảo sát vùng chăn nuôi vịt và ký kết hợp tác với bà con, đẩy mạnh áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học.
Với tổng đàn vịt gần 7 triệu con, sản lượng trứng bình quân trên 273 triệu trứng/năm, Đồng Tháp hiện là địa phương có tổng đàn vịt lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Chính những lợi thế về điều kiện chăn nuôi nên Đồng Tháp đã lựa chọn vịt là 1 trong 5 ngành hàng được ưu tiên phát triển trong Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh.
Theo đó, tỉnh Đồng Tháp đã tập trung nhiều chính sách hỗ trợ về tín dụng, hỗ trợ kỹ thuật, định hướng người nông dân chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và có chứng nhận VietGAP.
Đặc biệt, hiện người chăn nuôi vịt tại nhiều xã, huyện ở Đồng Tháp cũng đã có nhiều đột phá mới về kỹ thuật nuôi. Thay cho hình thức nuôi vịt chạy đồng truyền thống như trước kia, giờ người dân ở đây đã chuyển sang nuôi rọ (nuôi nhốt trong chuồng) theo hướng công nghiệp, có sự giám sát và theo dõi dịch bệnh rất khoa học, bài bản.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, ông Lê Minh Hoan cho biết, đến nay tỉnh Đồng Tháp đã hình thành nhiều mô hình liên kết và sản xuất tập trung với 5 tổ hợp tác chăn nuôi vịt rọ, có 26 thành viên với quy mô tổng đàn vịt rọ trên 154.000 con, sản lượng trứng bình quân khoảng trên 3,8 triệu trứng/tháng.
Trong buổi làm việc với tỉnh Đồng Tháp vừa qua, Công ty cổ phần Ba Huân cam kết sẽ đồng hành cùng nông dân Đồng Tháp trong xây dựng và thực hiện chuỗi liên kết ngành hàng vịt. Cụ thể, sắp tới, doanh nghiệp sẽ đưa kỹ thuật phối hợp với ngành nông nghiệp của địa phương để có những hướng dẫn về quy trình chăn nuôi đảm bảo tiêu chuẩn an toàn sinh học.
Sau khi hoàn tất các khâu về khảo sát vùng nuôi, thực hiện kiểm tra chất lượng trứng vịt tại một số tổ hợp tác chăn nuôi vịt an toàn sinh học của tỉnh Đồng Tháp, dự kiến đầu tháng 4 tới sản phẩm trứng vịt của Đồng Tháp sẽ có mặt tại các kênh phân phối và tiêu thụ trứng vịt của Công ty cổ phần Ba Huân trên khắp cả nước.
Hiện, mô hình nuôi gà lai thương phẩm theo hướng an toàn sinh học cũng đang được cơ quan chuyên môn của tỉnh Kiên Giang triển khai, hỗ trợ người chăn nuôi rất hiệu quả. Theo kỹ sư Lê Thị Giang, Phòng Khuyến nông - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang, qua khảo sát mới đây cho thấy, hầu hết các điểm nuôi gà lai theo hướng an toàn sinh học đều thích nghi với điều kiện chăn nuôi của người dân, không hao hụt, tỷ lệ sống cao.
Sau 3 tháng nuôi, gà đạt trọng lượng trung bình 1,5kg/con, với giá bán hiện nay 70.000 đồng/kg, mỗi hộ nuôi gà trong mô hình này (200 con) sau khi trừ chi phí làm chuồng, đệm lót, thức ăn, thuốc tiêm phòng chống dịch bệnh... lãi bình quân 4,3 triệu đồng.
"Sắp tới sẽ có nhiều nông dân trên địa bàn huyện Gò Quao và các huyện khác của Kiên Giang tiếp tục nuôi gà theo mô hình này với số lượng nhiều hơn để tăng thu nhập", bà Giang nói.
Giá vịt thịt hôm nay: Dao động từ 28.000 - 30.000 đồng/kg
Theo thống kê của cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, hiện tổng đàn gia cầm của địa phương này đang có trên 25 triệu con, các huyện có số lượng gia cầm lớn như Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc.
Ông Phạm Xuân Thông, chủ một trại vịt thịt ở Xuân Lộc, (Đồng Nai) cho biết, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đến nay giá vịt thịt tại các vùng của Xuân Lộc vẫn ở mức thấp khoảng từ 27.000 đồng đến 30.000 đồng.
"Dù giá thấp nhưng việc tiêu thụ sản phẩm của chúng tôi vẫn khó khăn, gian nan", ông Thông buồn rầu bảo.
Người nuôi gia cầm tại các tỉnh vẫn gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.
Tại các tỉnh miền Bắc như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam..., giá gia cầm vẫn chững giá. Cụ thể, giá gà mía dao động từ 80.000 - 90.000 đồng/kg; gà Dabaco trên 40.000 đồng/kg; giá vịt thịt hôm nay được lái thu mua với từ 26.000 - 27.000 đồng/kg tại trại; ngan thịt có giá từ 45.000 - 55.000 đồng/kg.
Quỹ Hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất, nhà nông nhanh khấm khá Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), các cấp Hội ND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã vận động thành lập được 21 Tổ hợp tác và 38 chi, tổ hội nghề nghiệp với hàng nghìn hội viên, nông dân. Tổ liên kết tăm hương xã Dương Hoà, thị xã Dương Thủy có 28 hộ hội viên tham gia. Để trợ...