An Giang có 9 doanh nghiệp đạt danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020
Ngày 18-8, Bộ Công thương đã công bố danh sách “ Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020. Trong đó, An Giang có 9 doanh nghiệp xuất khẩu đáp ứng tiêu chí xét chọn.
An Giang có 9 doanh nghiệp đạt danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020
Cụ thể, 9 doanh nghiệp, gồm: Công ty Cổ phần Nam Việt, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang, Công ty Cổ phần Thực phẩm Hưng Phúc Thịnh, Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, Công ty TNHH Angimex – Kitoku, Công ty Cổ phần Gavi và Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang.
Video đang HOT
Các doanh nghiệp đạt danh hiệu “ Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” sẽ được tạo điều kiện quảng bá hình ảnh, sản phẩm trên các kênh truyền thông, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, kết nối với các đối tác nước ngoài, hỗ trợ thông tin về ngành hàng và thị trường xuất khẩu…
Xuất nhập khẩu An Giang (AGM) hoãn trả cổ tức năm 2020 để tập trung nguồn vốn vào kinh doanh
CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, mã chứng khoán AGM - sàn HOSE) vừa thông qua việc hoãn chi trả cổ tức năm 2020 để tập trung nguồn vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cụ thể, thời gian chia cổ tức sẽ được dời sang 6 tháng đầu năm 2022. Việc hoãn chia cổ tức 2020 cũng sẽ được HĐQT báo cáo tại ĐHĐCĐ thường niên 2022.
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2021 được tổ chức vào đầu tháng 5 của AGM, Công ty đã thông qua phương án trả cổ tức 2020 với tỷ lệ 30%/vốn điều lệ bằng tiền mặt.
Trong quý II vừa qua, doanh thu thuần của Angimex đạt 664,7 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán tăng thêm 30% lên 617,8 tỷ đồng, dẫn tới lợi nhuận gộp đạt 46,8 tỷ đồng, tăng 16%.
Tính chung 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của AGM đạt 1.036,1 tỷ đồng, tăng 5%. Lợi nhuận trước thuế đạt 17,35 tỷ đồng và lãi ròng mang về 13,95 tỷ đồng, tăng 19%.
Tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2021 diễn ra ngày 22/7, AGM đã thông qua việc nâng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm 2021. Cụ thể, chỉ tiêu doanh thu hợp nhất tăng từ 2.175 tỷ đồng lên 3.900 tỷ đồng; chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế tăng từ 35 tỷ đồng lên 44 tỷ đồng.
Quyết định này được đưa ra khi nhóm cổ đông lớn đến từ CTCP Louis Agro và nhóm cổ đông cá nhân do ông Đỗ Thành Nhân làm đại diện nắm quyền chủ chốt tại AGM thay cho nhóm cổ đông cũ từ Nguyễn Kim.
Như vậy, theo kế hoạch mới, sau 6 tháng đầu năm, AGM đã hoàn thành 26,6% chỉ tiêu doanh thu và 39,4% chỉ tiêu lợi nhuận.
Tính đến cuối quý II, tổng tài sản của AGM tăng 37% so với đầu năm, lên gần 1,039 tỷ đồng. Nợ phải trả tăng đến 84% lên gần 587 tỷ đồng, chủ yếu do phải trả người bán ngắn hạn gấp 6,6 lần và nợ vay tài chính ngắn hạn tăng 65% so với đầu năm.
Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên ngày 17/8, cổ phiếu AGM tăng 6,45% lên 33.000 đồng/CP.
Cước container tăng phi mã, doanh nghiệp Việt nguy cơ mất trắng thị trường Giá cước vận chuyển container tăng liên tục và dự báo còn tăng cho đến 2022 khiến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bế tắc, lo ngại thị trường bị các đối thủ thâu tóm. Từ cuối 2020, giá cước vận chuyển đường biển (cước container) trên thế giới bắt đầu tăng cao. Hiện tại, giá cước được ghi nhận tăng gấp 4,...