An Giang: Chớp mắt đã dùng điện thoại chăm bạt ngàn nấm linh chi
Đây là cách làm độc đáo của anh Nguyễn Hùng Sinh (ngụ huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Chỉ cần 1 chiếc điện thoại thông minh kết nối internet, một mình anh có thể vừa chăm sóc và quản lý hơn 5.000 bịch phôi nấm linh chi một cách dễ dàng.
Với mong muốn làm giàu từ nông nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình, vào năm 2009 trong một lần tình cờ anh Sinh đã biết được mô hình trồng nấm linh chi đỏ cho thu nhập cao.
Ban đầu, do áp dụng cách trồng thủ công nên anh Sinh đã thất bại nhiều lần. Khó khăn nhưng không từ bỏ, anh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại. May mắn là vào năm 2017, anh được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (Sở Khoa học và công nghệ tỉnh An Giang) chuyển giao quy trình ứng dụng điện thoại EWelink để điều khiển độ ẩm và nhiệt độ thông qua kết nối wifi.
Mô hình trồng nấm linh chi đỏ áp dụng công nghệ cao của anh Sinh được đánh giá cao. Ảnh: M.A.
Từ đó, anh Sinh mạnh dạn đầu tư thiết bị để ứng dụng kỹ thuật mới và thực hiện quy trình khép kín từ khâu trồng nấm đến thu hoạch. Hệ thống trồng nấm linh chi của anh Sinh bao gồm: Thiết kế kệ trồng bằng sắt, máy tách hạt nước để tưới nước bằng hệ thống phun sương, thiết bị cảm ứng (chip điện tử) kết nối với phần mềm điều khiển bằng điện thoại di động, nhà sấy nấm bằng năng lượng mặt trời, thiết bị đóng gói nấm thành phẩm…
Nhờ ứng dụng công nghệ cao, trại nấm linh chi của anh Sinh thu về khoang 25 triệu đồng/tháng. Ảnh: M.A.
Trao đổi với chúng tôi, anh Hùng cho biết: “Trước đây, với quy mô của trại nấm, tôi cần từ 2-3 người mới có thể đảm bảo được công việc. Còn khi áp dụng công nghệ này, tôi rất thoải mái, bởi đã có kết nối tự động, các thiết bị chạy thông qua phần mềm. Từ đó, không tốn lao động mà chỉ cần 1 mình tôi cũng có thể vừa vận hành kiểm soát vừa trồng”.
Từ ngày áp dụng cách làm này, chỉ cần sử dụng điện thoại anh Sinh đã có thể chăm sóc hàng trăm cây nấm linh chi trong chớp mắt. Đặc biệt, ưu điểm của công nghệ này là không giới hạn địa lý, dù không có mặt trực tiếp ở trại, người dùng vẫn có thể điều khiển.
Video đang HOT
Chỉ cần kết nối internet, anh Sinh có thể dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ của trại nấm linh chi đỏ. Ảnh: M.A.
Thông thường, nhiệt độ thích hợp để cây nấm phát triển tốt dao động từ 28 – 30 độ C, ẩm độ từ 80 – 85%. Khi thấy nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, chỉ cần mở phần mềm từ điện thoại và “ra câu lệnh” bằng cách nhấn nút tưới trên điện thoại là hệ thống phun sương ở trại sẽ hoạt động, đến khi nhiệt độ và độ ẩm đạt ngưỡng quy định thì hệ thống sẽ tự động ngừng. Nhờ vậy, giúp anh Sinh tiết kiệm được chi phí và thời gian chăm sóc. Đặc biệt, bào tử trên tai nấm còn nguyên, không bị rửa trôi như cách tưới thông thường.
Cũng theo anh Sinh, công nghệ này dùng sóng siêu âm tần số cao, tách nước thành hạt sương nhỏ khuếch tán khắp nhà trồng, giúp cây nấm phát triển tươi tốt, tay nấm đẹp, mặt trên đạt màu nâu đỏ. Hơi nước lan tỏa đều, cây nấm dễ dàng hấp thụ nên ít bị những đốm vệt nước trên bề mặt, nhờ đó năng suất trại nấm tăng lên khoảng 30%.
Cứ thế, với cách làm này trung bình 1.000 túi phôi anh Sinh sẽ cho ra 75kg nấm tươi, sau khi sấy thành phẩm còn 25kg nấm khô. Ảnh: M.A.
Sản phẩm nấm linh chi đỏ của anh Sinh ngày càng được khách hàng ưa chuộng. Ảnh: M.A.
“So với cách làm truyền thống, việc sử dụng điện thoại giúp mình không bị giới hạn, bất cứ nơi đâu cũng có thể điều khiển được. Và quan trọng là nấm phát triển đồng đều hơn so với cách làm thủ công, nhờ đó khách hàng ưa chuộng hơn” – anh Sinh bộc bạch.
Tận dụng diện tích quanh nhà chỉ vỏn vẹn 400m2, anh Sinh đã luân chuyển gối vụ quanh năm với khoảng 5.000 bịch nấm mỗi vụ. Mỗi tháng anh cung cấp ra thị trường hơn 50kg nấm linh chi thành phẩm, sau khi trừ chi phí anh thu lợi hơn 25 triệu đồng.
Theo Danviet
Được tài trợ 5,4 tỷ, nông dân xứ Quảng sẽ giàu nhờ nấm linh chi
"Dư an phat triển chuỗi giá trị nấm Linh chi Quảng Nam, gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho người dân ở vùng nông thôn miền núi, ưu tiên đồng bào dân tộc thiểu số" chính thức được triển khai ở Quảng Nam. Việc triển khai dự án này sẽ mở ra một "trang kinh tế" cho người dân đồng bào.
Ngày 24.12, tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Dự án Trường Sơn Xanh - USAID phối hợp với Công ty TNHH MTV Nấm linh chi Quảng Nam tổ chức hội thảo triển khai dự án mang tên "Dư an phat triển chuỗi giá trị nấm Linh chi Quảng Nam, gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho người dân ở vùng nông thôn miền núi, ưu tiên đồng bào dân tộc thiểu số". Tham dự có gần trăm đại biểu các huyện, thành khu vực trên địa bàn tỉnh.
Nấm linh chi, lim xanh có nguồn gốc tại Quảng Nam, nhất là các huyện miền núi cao
Theo đó, dự án được triển khai tư thang 9.2018 đên thang 8.2020, tại các huyện Đông Giang, Nam Giang, Tiên Phươc, Đai Lôc, Tây Giang, Nui Thanh, Phu Ninh, Tp Tam Kỳ, nh Quảng Nam. Tổng kinh phí của dự án hơn 5,4 tỷ đồng, trong đó Dự án Trường Sơn Xanh - USAID tài trợ hơn 2,2, tỷ đồng, số còn lại của công ty đóng góp và huy động.
Ông Đào Duy Linh - Giám đốc Công ty TNHH MTV Nấm linh chi Quảng Nam cho biết: Thời gian qua, đơn vị đã tìm hiểu và khảo sát về các loại Nấm Lim xanh, Nâm Linh chi đo (Hông Chi) ở các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đến nay, công ty nấm LC Quảng Nam đã có được đầy đủ thông tin cơ bản về các loại Nấm Lim xanh và sự phân bố địa lý của chúng ở các địa phương, các nơi như: Tiên Phước, Đại Lộc, Đông Giang và Nam Giang. Đồng thời, Công ty cũng đã phối hợp với một số nhóm đồng bào dân tộc ở các địa phương nói trên tiến hành áp dụng kỹ thuật thu hái nấm theo hướng bền vững.
Để thực hiện dự án đến với người đồng bào, ông Đào Duy Linh đã nhiều lần băng rừng sâu tìm và nghiên cứu về nấm linh chi
Theo ông Linh, công ty cũng đã tìm hiểu, xây dựng và áp dụng công nghệ bảo quản, phân loại và chế biến các sản phẩm Nấm lim xanh, Nấm Linh chi, đảm bảo theo tiêu chuẩn chất lượng của Bộ y tế ban hành. Song song với các hoạt động bảo tồn và phát triển nấm tự nhiên, đội ngũ Công ty Nấm lim xanh còn phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ, Sở Công Thương xây mô hình ươm tạo, nuôi trồng một số loại Nấm linh chi nhập ngoại từ Hàn Quốc, Nhật Bản; đồng thời nghiên cứu phương pháp nhân giống Nấm Linh chi đỏ, Nấm Lim xanh từ rừng.
Hiện đơn vị đã xây dựng trại sản xuất nấm Linh chi, Nấm Sò với diện tích 500m2 tại tại xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ. Sau gần 3 năm tạo lập, đến nay trại nấm đã bắt đầu ổn định hoạt động. Trong năm 2017, trại nấm sản xuất được 1.800 kg Nấm linh chi giống Nhật Bản, đang bán sản phẩm cho công ty dược phẩm.
"Dư an phat triển chuỗi giá trị nấm Linh chi Quảng Nam, gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho người dân ở vùng nông thôn miền núi, ưu tiên đồng bào dân tộc thiểu số" chính thức được triển khai tại Quảng Nam
Thời gian tới, để nghiên cứu, phát triển cây nấm linh chi ở Quảng Nam, tư thang 11.2017, Công ty nâm LC Quang Nam đa chu đông tim kiêm va liên hê vơi một số công ty chuyên sản xuất và kinh doanh nấm linh chi ở Hàn Quốc và ở Việt Nam, là các công ty có chuyên gia Quốc tế, chuyên gia trong nước giỏi về nấm linh chi và chuyên cung cấp giống nấm và bao tiêu sản phẩm nấm Linh Chi.
Đồng thời, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh việc thiết lập các hệ thống phân phối thông qua sự hợp tác để mở nhiều đại lý nấm Linh chi Quảng Nam ở các thành phố lớn trên toàn quốc.
Theo dự án, sẽ có 435 người được hưởng lợi, trong đo dư kiên co khoảng 60 ngươi dân tôc thiêu sô. Thu hút thêm 375 nông dân ở các huyện Tiên Phước, Nui Thanh, Phu Ninh trong vùng Dự án Trường Sơn Xanh tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi trồng nấm; tổ chức thành lập được 15 Tổ hợp tác (Tổ HT) sản xuất nấm Linh Chi và các loại nấm ăn cho những người có nhu cầu sau khi tham gia tập huấn, tiếp nhận tư vấn kỹ thuật từ Công ty nấm LC Quảng Nam; ưu tiên các hộ gia đình dân tộc thiểu số, dự kiến có 150 người tham gia vào 15 Tổ hợp tác, tăng thêm ít nhất 25% tổng thu nhập hàng năm của lao động làm nấm sau 14 tháng tham gia dự án.
Việc phát triển cây nấm linh chi về với đồng bào, người dân sẽ được hưởng lợi
"Để hỗ trợ đồng bào phát triển cây nấm linh chi, chúng tôi thưc hiên dư an nhăm giai quyêt cac vân đê trong điêm va quan trong như sau: Bao tôn va phat triên cac loai nâm Lim xanh, nâm Linh chi quy hiêm găn vơi bao tôn đa dang sinh học đông thơi cai thiên sinh kê cho ngươi dân sông gân rưng. Hơp tac va ưng dung công nghê tiên tiên vao san xuât va cung ưng cho ngươi tiêu dung san phâm nâm Lim xanh, nâm Linh chi đam bao chât lương, gop phân chưa bênh nan y va cai thiên sưc khoe cho công đông.
Đê giai quyêt đươc cac vân đê quan trong nêu trên, Công ty nâm Linh chi Quang Nam chu trong ap dung công nghê tiên tiên, đao tao nguôn nhân lưc đê co đu năng lưc ky thuât, trinh đô chuyên môn đê vân hanh công nghê nhân giông, ươm tao va nuôi trông cac loai nâm; đông thơi đap ưng đươc sư hơp tac vơi đôi tac trong nước và Quốc tế. Công ty chu trong viêc tuyên truyên, vân đông chinh quyên đia phương ơ cac huyên, sư tham gia cua đông bao, đăc biêt đôi vơi đông bao dân tôc thiêu sô..." - ông Đào Duy Linh cho biết.
Theo Danviet
Nuôi bạt ngàn loài ếch Đài Loan ở dưới sông, lời 90 triệu đồng/vụ Nhờ tận dụng tốt diện tích mặt nước dưới sông, anh Lê Thanh Hải (sinh năm 1991, ngụ ấp Trung Phú 3, xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đã thành công khi thả nuôi ếch Đài Loan trong mùng lưới. Từ 2 mùng ếch ban đầu, đến nay tăng lên 14 mùng, giúp anh Hải kiếm thêm thu nhập khoảng...