Ăn gia cầm không rõ nguồn gốc sẽ chết vì virus có tốc độ lây truyền gấp 1000 lần
Virus cúm A ( H7N9) độc lực cao có khả năng gây chết 100% gà mắc phải và có khả năng lây truyền nhanh hơn gấp khoảng 100 -1000 lần so với virus có độc lực thấp.
Ăn thức ăn sống có nguy cơ nhiễm virus cúm có tốc độ lây truyền gấp 1000 lần đang hoành hành.
Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, dịch cúm A(H7N9) bắt đầu được ghi nhận tại Trung Quốc từ 3/2013 với 5 đợt dịch, trong đó đợt dịch thứ 5 diễn ra từ tháng 10/2016 tới nay là đợt dịch lớn nhất từ trước tới nay cả về quy mô, số lượng mắc và tốc độ lây lan tạo thành đợt dịch thứ 5 với 541 trường hợp mắc bệnh.
Gần đây dịch có xu hướng bùng phát mạnh tại 1 số tỉnh phía Nam, Đông Nam của Trung Quốc, trong đó có hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây giáp biên giới Việt Nam và nước ta cũng đã ghi nhận trường hợp bệnh.
Video đang HOT
“Nguy cơ dịch cúm gia cầm xâm nhập vào Việt Nam trong giai đoạn này là cao nhất kể từ năm 2013 nếu không có các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ”, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cảnh báo.
Cũng theo ông Phu, theo thông báo của WHO, FAO đã ghi nhận sự thay đổi của virus cúm A(H7N9) từ độc lực thấp sang độc lực cao khi phân tích gen virus cúm ở người cũng như ở gia cầm.
Trên người, đã phát hiện gen độc lực cao tại 2 bệnh nhân mắc cúm A/H7N9 tại Quảng Đông và 1 bệnh nhân mắc cúm A(H7N9) ở Đài Loan.
Kết quả nghiên cứu cho thấy virus cúm A(H7N9) độc lực cao có khả năng gây chết 100% gà mắc và có khả năng lây truyền nhanh hơn gấp khoảng 100 -1000 lần so với virus có độc lực thấp.
Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm A(H7N9) tại Trung Quốc và những biến đổi độc lực của virus, Bộ Y tế đánh giá nguy cơ rất cao virus cúm A(H7N9) có thể xâm nhập vào nước ta.
Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của virus cúm gia cầm A(H7N9) xâm nhập, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo người dân: Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Theo Danviet
Xuất hiện ổ dịch cúm A/H5N1 tại Quảng Ninh
Tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, tối ngày 14.4, đoàn công tác của Sở Y tế do ông Nguyễn Văn Đức (Phó giám đốc) đã có mặt tại TP. Móng Cái, kiểm tra toàn diện một ổ dịch cúm A/H5N1 mới phát hiện trên địa bàn.
Trước đó vào ngày 12.4, tại 1 hộ chăn nuôi gia cầm thuộc khu 2, phường Hải Yên, TP. Móng Cái, xuất hiện trong đàn gia cầm 670 con (gồm cả ngan và vịt) có 320 con chết bất thường. Nghi đàn gia cầm trên bị nhiễm một trong các chủng virus cúm, Chi cục Thú ý Quảng Ninh đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, sau đó lập tức tiêu hủy đàn gia cầm.
Ổ dịch cúm A/H5N1 xuất hiện tại Quảng Ninh.
Ông Trần Xuân Đông, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y Quảng Ninh cho biết: Đến chiều 14.4, kết quả xét nghiệm từ Cơ quan thú y Vùng II (Hải Phòng) kết luận: Mẫu dịch lấy từ đàn gia cầm trên có nhiễm virus cúm A/H5N1. Ông Đông cho biết thêm, cúm A/H5N1 tuy không nguy hiểm như H7N9, nhưng do Móng Cái là khu vực biên giới giáp với Trung Quốc, nguy cơ dịch xâm nhập vào địa bàn tỉnh là rất lớn. Do vậy tỉnh Quảng Ninh luôn coi trọng công tác phòng, chống dịch cúm A/H7N9 là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách hiện nay.
Theo Danviet
Người Việt còn thờ ơ với dịch cúm gia cầm Mặc dù dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp nhưng không ít người dân vì lợi ích trước mắt vẫn mua bán gà, vịt không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, bất chấp những mối hiểm họa về dịch bệnh. Ảnh minh họa. Diễn biến dịch bệnh phức tạp Theo thông tin từ Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và...