Ăn gì ở Thái Bình: Top 5 món ngon thấm đẫm hương vị quê lúa
Thái Bình là một tỉnh có vùng biển cũng như những đặc điểm địa lý rất thú vị nằm ở khu vực đồng bằng Sông Hồng, đây được coi là vựa lúa lớn thứ hai của nước ta.
Thái Bình là vùng quê với nghề trồng lúa là chủ yếu. Do đó, ẩm thực Thái Bình mộc mạc, đạm bạc nhưng dạt dào hương vị đất trời. Dạo quanh quê lúa Thái Bình, VeXeRe.com sẽ chia sẻ với bạn top 5 món ngon đặc sắc mà bạn sẽ chẳng phải tìm “ăn gì ở Thái Bình” mỗi khi đến đây.
Ăn gì ở Thái Bình: Bánh cáy
Bánh cáy là loại bánh đặc sản nổi tiếng ở Thái Bình bao đời nay. Người dân Thái Bình có thói quen uống trà và rất thích uống trà. Vì thế mà bánh cáy là món ăn luôn có mặt trong phòng khách để thưởng thức cùng trà nóng. Bánh cáy có gừng cay nóng. Bánh có vị ngọt, bùi, chút béo đan xen cùng với độ giòn, lại vừa dẻo vừa dai.
Thức bánh dân giã này được làm từ đôi bàn tay khéo léo của người dân làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng. Loại bánh này ngoài Thái Bình không thấy nơi nào có. Xưa kia đây là sản vật của người dân Thái Bình dùng để tiến vua. Nét độc đáo của bánh cáy làng Nguyễn chính là sự kết hợp các nguyên liệu từ hoa màu trong đời sống, tạo nên một thứ bánh dẻo, thơm và có hương vị đặc trưng.
Ăn gì ở Thái Bình: Canh cá
Canh cá nghe tên rất quen thuộc tưởng chừng như ai cũng có thể nấu. Nhưng canh cá ở Thái Bình cách nấu tuy đơn giản, lại tạo được hương vị riêng. Canh cá Quỳnh Côi được xem là niềm tự hào của người Thái Bình. Gọi là canh cá nhưng lại ăn kèm với sợi bánh đa, tạo dấu ấn cho canh cá Quỳnh Côi mà không món ăn nào khác có được.
Canh cá ở đây chẳng cần nguyên liệu gì cao sang hay công đoạn chế biến phức tạp. Đơn giản, đậm đà, ngon là ba từ đủ để miêu ta canh cá Quỳnh Côi. Nước dùng thơm ngon, ngọt vị từ cá rô đồng hòa quyện cùng chút gừng cay nồng. Chút hăng hăng của rau cải đủ để thực khách phải xuýt xoa. Ăn gì ở Thái Bình thì chọn ngay canh cá.
Bún bung còn được gọi với tên là bún dọc mùng, là món ăn yêu thích và phổ biến ở miền Bắc. Bún bung thường có dọc mùng, chân giò, mọc… Tuy thế, khác biệt ở chỗ, bún bung Thái Bình thường không ăn kèm dọc mùng mà thay vào đó là hoa chuối.
Bún ngon, ngọt nước, thơm lừng vị lá xương sông sẽ làm thực khách không còn đắn đo ăn gì ở Thái Bình mỗi khi ghé lại nơi đây. Bún bung thường có dọc mùng, mọc, chân giò,…
Ổi Bo
Đây là một loại ổi đặc sản Thái Bình với hương vị khác biệt với các loại ổi khác. Mặc dù là nơi nổi tiếng với ổi Bo, nhưng người ta hiện nay vẫn rất khó tìm ổi Bo ở Thái Bình. Bởi lẽ, loại ổi này đã hạn chế canh tác do năng suất và hiệu quả kinh tế không cao. Ổi Bo nhỏ, chừng cỡ nắm tay nhưng rốn bé tí lại ngon như bao nhiêu tinh túy của đất đều chắt lọc, giữ riêng cho mình.
Video đang HOT
Có điều đặc biệt là ổi Bo trồng ở Thái Bình mới thơm, giòn và ẩn chứa các tầng vị khác nhau: chát, chua dịu rồi mới đến ngọt mát như vậy. Cùng giống mà đem trồng nơi địa phương khác cũng không thể có đúng vị ổi Bo.
Bánh nghệ
Chưa ở miền quê nào có loại bánh nghệ vàng ruộm, thơm bùi và dân dã như ở Thái Bình. Bánh nghệ được làm từ gạo tẻ chứ không phải là gạo nếp nên ăn nhiều không sợ bị nóng. Lại kết hợp với nghệ, nên bánh có giá trị dinh dưỡng và mùi vị rất riêng. Bánh nghệ được ăn nóng rất ngon, để bánh nguội sẽ hơi khô và kém thơm hơn.
Được thưởng thức những chiếc bánh nghệ khi còn nóng, nhất là trong tiết trời lạnh thì không gì thích bằng. Nhân bánh trước khi được gói đã được ninh nhuyễn nêm gia vị cho vừa ăn. Bởi thế vị bánh ăn rất vừa miệng, lại mềm dẻo, dai,thơm mùi nghệ đặc trưng.
Mê đắm những món ngon trên quê hương chị hai năm tấn
Gạo thơm, lẩu cua Cà Ra, ổi Bo, bánh nghệ, canh cá Quỳnh Côi...là những đặc sản khó có thể bỏ qua khi đến thăm vùng quê này.
Gỏi cá nhệch
Nhệch là một loài cá sống ở vùng ven biển Việt Nam, có thân dài và thịt rất thơm. Ở Thái Bình, nhệch sống ở các rừng ngập mặn ven biển Thái Thụy. Nhệch là nguyên liệu chính làm nên nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Chính vì vậy việc thu bắt nhệch đã trở thành công việc hàng ngày của người dân ven biển Thái Thụy. Bắt nhệch không khó nhưng đòi hỏi nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm. Sau một ngày làm việc người dân nơi đây thường bắt được 3-4 kg cá nhệch, tùy thuộc vào sự may mắn của họ.
Các loại gia vị hàng đầu đi kèm không thể thiếu khi ăn gỏi nhệch đó là lá sung, quả sung, lá đinh lăng, lá mơ lông.
Một thành phần không thể thiếu của gỏi cá nhệch là nước chấm. Những quán gỏi nhệch nổi tiếng đều có bí quyết pha chế nước chấm riêng của mình. Nước chấm được pha từ mắm tôm, có vị chua được lấy từ quả chay luộc lên và pha trộn thêm vị ngọt thanh của đường.
Lẩu cua Cà Ra
Nếu bạn đã từng ghé qua Thái Bình chắc hẳn bạn đã nghe nói đến loại cua rất đặc biệt có tên gọi cua Cà ra. Loại cua sông này có vị ngọt thơm đặc trưng không giống như những loại cua ghẹ khác, khiến bất cứ ai đã một lần thưởng thức sẽ không bao giờ quên.
"Cua tháng ba, cà ra tháng tám" là thời điểm Cà ra chớm mùa nhưng Cà ra thực sự rộ nhất là vào tháng chín và tháng mười âm lịch. Đây là thời gian Cà ra béo ngậy và thơm ngon nhất. Một con cua Cà ra to có thể có trọng lượng lên đến 200g.
Cua Cà ra được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cua rang me, cua hấp... nhưng món lẩu cua Cà ra thực sự là món ăn nếu bạn đã ăn một lần sẽ muốn ăn tiếp.
Lẩu cua Cà ra cũng được dùng kèm với rau sống, hoa chuối, rau muống, rau mùng tơi... cùng với bắp bò, gầu bò thái mỏng.
Sứa muối, nộm sứa
Ở vùng quê ven biển Thái Thụy có món hải sản nối tiếng là sứa muối. Sứa là hải sản đặc trưng của các vùng biển, từ những con sứa này có thể chế biến ra rất nhiều các món ăn khác nhau, trong đó có món nộm sứa và sứa muối. Sứa muối được chế biến từ những con sứa tươi, được rửa sạch và cắt khúc thành những tảng nhỏ; sau đó ngâm vào các bình, chum hoặc vại lớn.
Nước muối sứa chua được làm từ quả cây vẹt (vẹt là một trong những loại cây nước lợ ven biển). Qua thời gian ngâm từ 3-4 tuần, ta có món sứa chua (sứa muối). Khi ăn, ta cắt những miếng to ra thành các miếng nhỏ đều nhau. Nước chấm sứa muối là mắm tôm pha với chanh, ớt... Rau ăn kèm là những loại rau như dậu rách, kinh giới, húng chũi...
Nộm sứa là đặc sản nổi tiếng của đất Thái Bình nói chung và Thái Thụy nói riêng. Nộm sứa là sự kết hợp hài hòa của vừng, lạc, dừa nạo, hành tây, lá chanh, mực khô xé nhỏ và một chút rau húng thái nhỏ cho thơm. Không có thịt, không có tôm như các cửa hàng vẫn bán, nhưng khi thưởng thức món nộm sứa người ăn vẫn cảm nhận được hương vị ngầy ngậy của vừng lạc, vị thơm dịu ngọt của dừa và một chút vị biển của mực khô. Nộm sứa ăn kèm với rau kinh giới và mắm tôm chanh.
Bún bung hoa chuối
Bát bún bung với nước dùng ninh chân giò ăn kèm với dọc mùng từ lâu là một món ăn ưa thích của không chỉ người Hà Nội. Cách Hà Nội 120 km cũng có một vùng đất có nghề nấu bún bung, đó là quê lúa Thái Bình. Cách chế biến món ăn này của người Thái Bình khác so với Hà Nội: dọc mùng hầu như không được sử dụng mà rau chủ đạo là hoa chuối.
Nếu như bát bún bung Hà Nội có nước dùng màu vàng ươm điểm xuyết thêm màu xanh của thân dọc mùng thì bún bung Thái Bình lại có nước dùng đục nhờ nhờ, màu xỉn của hoa chuối qua lửa và vị cũng khác hẳn bún bung Hà Nội. Nước dùng của bún bung Thái Bình bao giờ cũng có vị chát nhè nhẹ, ăn không bị ngấy, kể cả khi cắn vào miếng chân giò hầm đầy mỡ. Đó là đặc trưng của bún bung Thái Bình. Nước dùng của bún bung Thái Bình được ninh từ chân giò với hoa chuối.
Bún bung hoa chuối ăn kèm với rau muống, rau thơm và hoa chuối thái nhỏ trộn dấm.
Canh cá khoai
Ở Thái Bình, mùa cá khoai bắt đầu từ tháng 9 cho đến tháng 2 âm lịch, đặc biệt là vào những ngày trời nhiều sương mù là thời điểm có nhiều cá khoai nhất. Cá khoai có thể chế biến thành nhiều món ăn đơn giản mà lại bổ dưỡng và hấp dẫn như cháo cá khoai, lẩu cá khoai,... nhưng có lẽ canh cá khoai lại là món ăn khoái khẩu hấp dẫn hơn cả bởi vị ngọt thanh, thơm mát.
Gạo thơm Thái Bình
Nhắc đến Thái Bình, người ta nhắc đến cụm từ quê lúa - quê hương của chị hai năm tấn, nơi mà cây lúa góp nhặt bao mồ hôi công sức của người nông dân. Thái Bình với điều kiện tự nhiên thuận lợi, con người chăm chỉ đã tạo nên những hạt lúa, hạt gạo thơm ngon, năng suất.
Cốm Đồng Thanh
Nghề làm cốm của Đồng Thanh có tự bao giờ? Người làng chỉ nói rằng, nghề này ra đời đã hàng trăm năm nay. Cứ cha truyền, con nối. Mà thật lạ! Đồng Thanh có 3 thôn: Đồng Đại, An Điện và Thanh Hương, nhưng nghề làm cốm lại chỉ tập trung ở thôn Thanh Hương. Cốm của Thanh Hương có 2 loại: Cốm trắng và cốm xanh. Với cốm xanh, người ta phải ngâm thóc lâu hơn, ngâm thóc lần hai trong nước sôi 100%, giã dối hơn cốm trắng và có nhuộm phẩm màu, pha thêm chút hương liệu. Ở cốm xanh thì phải có thêm một công đoạn nữa là sấy khô. Cốm xanh người ta thường dùng làm xôi vò, hoặc bánh cốm cho các lễ cưới của trai gái.
Bánh nghệ
Chưa ở miền quê nào có loại bánh nghệ vàng ruộm, thơm bùi và dân dã như ở Thái Bình.
Bánh nghệ được làm từ gạo tẻ chứ không phải là gạo nếp nên ăn nhiều không sợ bị nóng. Lại kết hợp với nghệ, nên bánh có giá trị dinh dưỡng và mùi vị rất riêng.
Bánh nghệ được ăn nóng rất ngon, để bánh nguội sẽ hơi khô và kém thơm hơn. Được thưởng thức những chiếc bánh nghệ khi còn nóng, nhất là trong tiết trời lạnh thì không gì thích bằng.
Bánh cuốn Thuận Vi
Bánh cuốn Thuận Vi là món quà quê ngon nổi tiếng ở Vũ Thư nói riêng và Thái Bình nói chung. Điều đặc biệt ở đây là bánh được làm từ những loại gạo thơm ngon do chính những người nông dân ở đây cấy như gạo tám hay gạo bắc thơm...
Mùa thu và mùa đông se se lạnh được ăn bánh cuốn Thuận Vi du khách sẽ nhớ mãi không quên hương vị béo ngậy hòa quyện hương thơm ngào ngạt của bánh làm say lòng thực khách.
Ổi Bo
Ổi Bo (làng Bo, xã Hoàng Diệu, Thái Bình) có vị thơm ngọt thanh mát, cùi dầy, ít hạt từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân làng Bo. Tuy chỉ bé bằng nắm tay nhưng trái ổi Bo lại gắn liền với tên tuổi của vùng quê nghèo mà nổi danh khắp chốn.
Dù người ta có mang giống cây trồng ở những nơi khác nhưng hương vị không ở đâu sánh được như trên đồng đất làng Bo. Đất trồng ổi Bo phải là đất nguyên thổ, rất tơi xốp. Có lẽ, trái ổi đã trót "nặng lòng" với người làng Bo nên không chịu kết duyên về những vùng đất mới, trở thành cây đặc sản địa phương, một thứ quà quê kết tinh từ hồn đất và con người chân chất nơi đây.
Bánh cáy
Từ thành phố Thái Bình đi theo quốc lộ 10 tới quốc lộ 39 gặp làng Nguyễn là bạn đã đến được với quê hương của thứ bánh ngon từng là sản vật tiến vua này. Bánh cáy có màu trắng ngà, khi ăn có vị ngọt thanh của đường, cay nhẹ của gừng, béo bùi, dẻo thơm của nếp non.
Nguyên liệu chính của bánh cáy là gạo nếp. Ngoài ra, còn có các các nguyên liệu khác như gấc, quả dành dành, lạc, vừng, cà rốt, gừng, vỏ quýt, mỡ lợn... Các nguyên liệu sau khi sơ chế được trộn đều với đường mía, hâm nóng trên chảo đến khi đạt tới độ vừa phải thì đưa vào khuôn gỗ được chuẩn bị sẵn có lót vừng bên trong, nhồi nén cho bánh thành hình thành khối, sau đó lấy ra cho vào túi bọc, ta sẽ được chiếc bánh cáy trông rất ngon mắt. Bánh không phơi nắng, không sấy qua lửa nhưng để được rất lâu nếu làm đúng kỹ thuật.
Canh cá Quỳnh Côi
Đến Thái Bình mà chưa ăn canh cá Quỳnh Côi xem như chưa biết đến tinh túy trong ẩm thực nơi đây. Canh cá rất phổ biến trong những bữa ăn hàng ngày của người dân địa phương. Để tận hưởng trọn vẹn hương vị thơm ngon đặc biệt của nó, bạn nên ghé đến ăn vào mùa nước nổi tháng 3 và tháng 10 hằng năm, lúc này cá rô đồng được nước nên to béo đẫy đà.
Cá rô đồng tươi sau khi bắt về, cho vào bếp nướng, rán hoặc hấp theo công thức riêng. Nước dùng canh cá không thể thiếu gừng già để khử mùi tanh cùng các gia vị chanh, ớt, mùi tàu, thì là, rau răm... Món canh cá dùng với sợi bánh đa là ngon nhất. Ngoài ra, có những biến tấu hấp dẫn khác cùng rau rút vào mùa hè hoặc rau cải cúc vào mùa đông cũng bổ dưỡng và ngon không kém phần.
Đậu phụ Tiến Vua Hưng Hà là một huyện của tỉnh Thái Bình, nằm cạnh quốc lộ 39. Bên cạnh việc chú trọng phát triển kinh tế thì văn hóa cũng rất đa dang và phong phú: Làng nghề dệt khăn dệt vải Phương La; Làng nghề dệt chiếu Tân Lễ; Đậu phụ làng Kênh xã tây đô Hưng Hà. Đậu phụ làng Kênh xã Tây Đô,...