Ăn gì khi uống rượu?
Để giảm thiểu tác hại của rượu, ngoài việc hạn chế uống, uống có lượng, cần lưu ý bổ sung các loại thực phẩm trước, trong và sau khi uống rượu sau:
Trước khi uống rượu: ( đây là cách giải rượu tốt nhất)
1. Uống thuốc chống say
2. Ăn thực phẩm hàm chưa chất xơ nồng độ cao
3. Ăn mấy quả quýt
4. Uống hỗn hợp sữa bò và sữa chua
5. Ăn thực phẩm hàm chứa vitamin C, B
Khi uống rượu
Dung nạp các loại thịt, trứng, các loại đậu, hoa quả.
Video đang HOT
Sau khi uống rượu
Cải thảo: Rửa sạch cải thảo, cắt thành sợi dài nhỏ, thêm vào một chút giấm, đường trắng, trộn đều để ngâm 10 phút sau đó lấy ra ăn, có mùi vị vừa ngọt, vừa chua, mát mẻ lại giải rượu.
Các loại nước ép từ lê (2-3 quả), mã thầy (10 củ), mía
Rau cần: Lấy một nắm rau cần rửa sạch, băm nát xay nhỏ, dùng vải bọc lại và ép lấy nước uống (cách này có thể giải trừ các triệu chứng như đau đầu, sưng não, mặt đỏ gay do uống rượu say gây ra).
Đỗ: Dùng đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ đen mỗi loại 50g, thêm vào 15g cam thảo, cho vào nấu nhừ, sau đó ăn lẫn cả đậu và nước,, có thể thức tỉnh tinh thần, giải rượu, giảm nhẹ các triệu chứng trúng độc vì rượu.
Giấm chua: Vị chua gặp phải cồn thì lập tức sinh ra axi B. Chất béo B và nước có thể giảm nhẹ việc rượu gây tổn hại cho cơ thể. Khi say rượu dùng dấm chua 60g kết hợp với 25g đường đỏ, 5g gừng tươi, thêm vào một chút nước, đun sôi và uống.
Uống sữa bò: Sữa bò và rượu hỗn hợp có thể làm cho protit ngưng đọng, làm chậm quá trình hấp thụ rượu trong cơ thể đồng thời có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Uống nước củ cải: Dùng 500g củ cải trắng rửa sạch vắt ra nước, uống thay trà, mỗi lần 1 cốc, uống 2-3 lần, có tác dụng giải rượu và tẩy trừ khí rượu.
Nước cháo, cơm: nước cháo có nhiều loại đường và vitamin A, có công dụng điều hòa giải độc tỉnh rượu, thêm vào một chút đường trắng hiệu quả càng tốt.
Lòng trắng trứng: Lấy lòng trắng trứng, sữa tươi cùng nấu lên thành canh, có thể tiêu trừ mệt mỏi, thanh nhiệt và giải rượu.
Gừng tươi: Những người sau khi uống rượu say cảm giác khó chịu bị nôn mửa, có thể ngậm vài lát gừng tươi.
Đậu phụ: Khi uống rượu, lấy đậu phụ làm món nhắm là rất thích hợp, bởi vì trong đậu phụ chủ yếu là acid amin, thành phần này có thể giải độc tố khi say rượu, sau khi ăn có thể thúc đây làm cho chất cồn ở trong rượu nhanh chóng bài tiết ra ngoài.
Theo Dantri
Thừa thịt nên buồn
Nhiều người cứ tưởng ăn nhiều thịt thì khỏe, không ngờ ngược lại. Vì sao?
Từ góc nhìn tượng hình thông thường, nhiều người vẫn tưởng khẩu phần phải thừa thịt cá mới...bổ! Không sai khi các loại chất đạm cơ bản (acid amin) là thành phần chủ yếu trong thực phẩm gốc động vật. Càng đúng hơn nữa nếu người cần mạnh miệng với thịt mỡ là người trước đó lâm cảnh thiếu hụt chất đạm, chẳng hạn vì suy dinh dưỡng, bệnh mãn tính...
Càng béo càng mau buồn
Thịt cho dù là thịt nạc cũng có chất béo. Ăn quá nhiều thịt sẽ bất lợi do tiến trình thoái biến chất đạm và chất béo, cụ thể là tình trạng tăng acid uric và cholesterol trong máu. Lượng chất đạm tích lũy trong cơ thể còn là lý do khiến thực khách dễ bị... trầm cảm! Mới nghe như nghịch lý, vì không lẽ đầy đủ rượu thịt mà lại buồn? Nhưng đây không là chuyện đoán mò, mà là kết quả đúc kết từ một công trình nghiên cứu lâu năm của Viện Max-Planck ở Munich, CHLB Đức.
Theo các nhà nghiên cứu ở thành phố nổi tiếng với lễ hội bia tháng 10, xúc xích trắng và giò heo nướng lửa than, trái với định kiến thịt càng tươi càng bổ, lượng chất đạm trong khẩu phần càng cao thì thực khách càng dễ bi quan, thụ động và đãng trí! Nói nôm na là gom đủ dấu hiệu của hội chứng "suy nhược thần kinh". Tình trạng này càng trầm trọng hơn nữa khi chất xơ, chất đường, cụ thể là rau cải, trái cây tươi, tinh bột, chiếm tỉ lệ không đến 55% trong khẩu phần.
Nhận xét này đã được xác minh qua một nhóm đối tượng thử nghiệm có chế độ dinh dưỡng trong sáu tuần liên tục hầu như chỉ với toàn chất đạm từ thịt cá. Kết quả là 2/3 trong số đó rõ ràng trở nên buồn chán vô cớ. Gần 1/3 trong nhóm thậm chí biểu lộ nhiều triệu chứng điển hình của bệnh trầm cảm, từ nhức đầu, mất ngủ cho đến rối loạn cá tính! Thế mới biết rau quý ra sao, tất nhiên chỉ khi rau đừng bị tưới bằng thuốc tăng trưởng!
Chuyện gì cũng có lý do
Hiện tượng buồn vì thừa thịt xem vậy mà không có gì khó hiểu. Cảm giác lạc quan, yêu đời, năng động chỉ khả thi nhờ não bộ phóng thích một loại nội tiết tố có tên là serotonin. Chất này được tổng hợp từ một chất đạm mang tên tryptophan. Hoạt chất này có mặt trong nhiều loại thực phẩm, nghĩa là không khó tìm, cũng không dễ thiếu, ngoại trừ trường hợp suy dinh dưỡng lâu ngày.
Nhưng tryptophan lại có một nhược điểm. Đó là chất này rất... lịch sự nên luôn nhường bước cho các chất đạm khác được quyền ưu tiên vận chuyển về não bộ.
Tình trạng này tất nhiên càng rõ nét hơn nữa khi chế độ dinh dưỡng cung ứng cùng lúc quá nhiều chất đạm. Tryptophan khi đó cũng giống như người muốn mua vé vào xem đại nhạc hội nhưng không chịu bon chen, trong khi ai ai cũng chen lấn giành vé cho bằng được.
Hậu quả là tryptophan tuy có đó nhưng cuối cùng đành về không. Oan uổng là vì bữa ăn quá nặng về thịt mà tryptophan tuy vẫn đủ trong máu nhưng lại thiếu trong não bộ khiến serotonin đành chịu cảnh "lực bất tòng tâm"! Thiếu serotonin thì gia chủ đành đóng trọn vai độc diễn trong vở "Buồn ơi, chào mi" rồi chạy luôn show "Chờ sáng" dù không hề muốn!
Phòng cháy rẻ hơn chữa cháy
Đáng tiếc hơn nữa là hiện tượng kể trên cũng có thể xảy ra ở người tuy ăn lượng thịt không đến độ quá nhiều, nhưng vẫn trả giá rất đắt vì phần chất xơ từ rau quả lại quá thấp trong khẩu phần, khiến lượng chất đạm mang vào tuy không cao nhưng lại trở thành quá nhiều do "một mình một chợ". Do đó, việc bổ sung chất xơ, ngay cả dưới dạng dùng thuốc, là điều nên làm nếu như ngày nào cũng phải rượu thịt.
Nói đi cũng phải nói lại mới công bằng. Nhận xét nêu trên không có nghĩa phải chay trường kiêng thịt. Đừng quên thiếu thịt cũng không tốt cho sức khỏe. Chuyện gì cũng thế, trung dung bao giờ cũng khỏe hơn thái quá hay bất cập. Theo các chuyên gia trong ngành dinh dưỡng, không nên ăn thịt thường hơn ba ngày trong tuần. Thường hơn cũng được nhưng đừng thiếu rau quả đi kèm. Điểm quyết định là làm sao để bữa ăn không đồng nghĩa với cảnh "lấy thịt đè người"!
BS LƯƠNG LỄ HOÀNG
Theo Tuổi trẻ