Ăn gì để bệnh trĩ bớt “hành”?
Bạn đọc Nguyễn P.P (nguyenvanp….@yahoo.com.vn) hỏi: Tôi đã điều trị bệnh trĩ một thời gian dài và nghe nói một số loại rau như diếp cá giúp bệnh bớt nặng. Tôi có nên thử không?
Ảnh minh họa
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trả lời: Ăn uống đúng cách và thay đổi sinh hoạt là 2 điều quan trọng để giúp việc điều trị bệnh trĩ có kết quả tốt hơn. Đúng là rau diếp cá là thực phẩm có lợi cho căn bệnh này, nên ăn đa dạng thêm một số rau quả khác như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền, đậu bắp, mướp hương, cà tím, khoai mỡ, bí đỏ, củ sen, rau đắng, khổ qua, rau nhút, rau má, cải bó xôi, cà chua, bơ, chuối, thanh long, đu đủ, cam, dâu tây, kiwi, nho…
Những loại rau quả nói trên giàu chất xơ, nhất là chất xơ hòa tan, giúp tiêu hóa tốt, chống táo bón. Lưu ý nên hấp, luộc, nấu canh; không nên chiên, xào vì bệnh trĩ cần kiêng dầu mỡ.
Video đang HOT
Cần tránh chất kích thích (cà phê, rượu, trà đậm, thuốc lá…), thức ăn nhiều gia vị (ớt, tiêu, cà ri, gừng, riềng…). Hạn chế ăn muối, vì muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ.
Nên tập thói quen đi vệ sinh đều đặn hằng ngày, hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu. Nên tập thể thao nhẹ, vừa sức như bơi lội, đi bộ, đạp xe…
Trĩ ngoại có nguy cơ chuyển sang ung thư?
Để điều trị bệnh trĩ, hiện có hai phương pháp là nội khoa và ngoại khoa. Trong điều trị ngoại khoa có các phương pháp khác nhau, như cắt búi trĩ trực tiếp theo các phương pháp Milligan - Morgan, Ferguson hay White heat.
Ảnh minh họa
Hỏi: Gia đình tôi có người thân mắc trĩ ngoại, xin hỏi liệu bệnh có chuyển thành ung thư hay không? Hiện có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh này hay không, thưa bác sĩ?
Lã Thu Hằng (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội)
Đáp: Về nguyên tắc, trĩ ngoại không có khả năng chuyển thành ung thư hậu môn trực tràng. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn về tình trạng bệnh, bạn cần đưa người thân đi khám chuyên khoa để có thể chẩn đoán chính xác và tư vấn điều trị phù hợp.
Để điều trị bệnh trĩ, hiện có hai phương pháp là nội khoa và ngoại khoa. Trong điều trị ngoại khoa có các phương pháp khác nhau, như cắt búi trĩ trực tiếp theo các phương pháp Milligan - Morgan, Ferguson hay White heat.
Bên cạnh đó, còn có phương pháp phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ theo phương pháp Longo. Phẫu thuật này dựa trên nguyên lý kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường, cắt và khâu phần mạch máu cung cấp làm búi trĩ co nhỏ lại. Vết cắt và khâu nằm trên vùng ít cảm giác của ống hậu môn, giúp bệnh nhân giảm đau đáng kể sau phẫu thuật.
Ưu điểm của phương pháp Longo là sau phẫu thuật bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường sớm nhất. Thời gian nằm viện ngắn nhất (3 - 4 ngày, trường hợp đặc biệt có thể ra viện trong ngày). Bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau đường uống, chỉ cảm thấy sự khó chịu nhẹ ở vùng hậu môn.
Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm doppler (THD) được chỉ định cho trĩ nội từ độ I đến độ III. Mục đích là cắt nguồn động mạch chạy dưới niêm mạc đến các đám rối trĩ làm cho các búi trĩ teo nhỏ.
Bệnh trĩ là hậu quả của nhiều nguyên nhân và rất dễ tái phát, nên dù đã qua phẫu thuật thì vẫn có thể mắc lại. Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh trĩ thường thấy nhất là do táo bón, mang thai hay bệnh nghề nghiệp đặc thù, phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, lái xe. Ngoài ra, người có bệnh nền và dùng các thuốc đặc thù cũng có thể gây nên bệnh trĩ.
Bệnh trĩ có tỷ lệ tái phát khá cao nên người bệnh cần chú ý loại bỏ nguyên nhân gây bệnh như táo bón, viêm đại tràng. Nên chú ý ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, không nhịn đại tiện, vận động thường xuyên.
Bệnh trĩ - Đừng âm thầm chịu đựng Bệnh trĩ là bệnh khá phổ biến, tuy nhiên nhiều người lại âm thầm chịu đựng khiến bệnh nặng lên, gây khó khăn cho việc điều trị. Hơn nữa, hiện nay y học đã có nhiều phương pháp chữa trĩ hiệu quả, giảm thiểu đau đớn cho người bệnh. Phân độ bệnh trĩ Bệnh trĩ nội: Có 4 cấp độ trĩ nội: Độ...