An Dương Thảo Điền (HAR) dự kiến mua 3,5 triệu cổ phiếu quỹ
Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền (Mã chứng khoán: HAR – sàn HOSE) thông báo phương án mua lại cổ phiếu quỹ.
Cụ thể, Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền dự kiến mua vào 3,5 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương vốn điều lệ là 3,45%. Doanh nghiệp dự kiến mua để giảm lượng cổ phiếu đang lưu hành, hỗ trợ giao dịch, gia tăng giá trị cho cổ đông.
Thời gian dự kiến sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận hồ sơ, dự kiến trong cuối quý III và đầu quý IV/2020, phương thức giao dịch khớp lệch hoặc/và thoả thuận.
Như vậy với giá đóng cửa ngày 7/9/2020 là 3.450 đồng/cổ phiếu, ước tính Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền sẽ chi ra gần 12,1 tỷ đồng để mua vào lượng cổ phiếu quỹ trên.
Tính tới 30/06/2020, Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền 12,5 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, trong khi đó tài sản chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn, cũng như các khoản đầu tư tài chính vào các công ty liên kết, liên doanh. Điều này cho thấy lượng tiền hạn chế của doanh nghiệp để thực hiện mua cổ phiếu quỹ.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền ghi nhận doanh thu là 13,3 tỷ đồng, giảm 57,5% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế là 0,9 tỷ đồng, giảm 22,2% so với 6 tháng đầu năm 2019. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 40,9% lên 42,1%.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/9/2020, cổ phiếu HAR giảm 50 đồng về 3.450 đồng/cổ phiếu.
Video đang HOT
"Lá bùa" cổ phiếu quỹ sẽ lại phát huy tác dụng?
Hàng loạt doanh nghiệp muốn mua cổ phiếu quỹ để bình ổn giá, gia tăng giá trị cho cổ đông.
"Lá bùa" cổ phiếu quỹ: Chiêu lợi mình, lợi cổ đông của doanh nghiệp
Cách đây khoảng mấy năm, khi thị trường chứng khoán khủng hoảng với chuỗi giảm điểm, hàng loạt doanh nghiệp đã ồ ạt đăng ký mua vào cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ.
Có nhiều lý do để các công ty đăng ký mua vào cổ phiếu quỹ, nhưng lý do được các công ty "ưa chuộng" nhất đó là bình ổn giá cổ phiếu. Các công ty đang có một lượng tiền nhàn rỗi không biết đầu tư vào đâu có thể gom mua cổ phiếu của chính mình, một mặt sẽ làm cho lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường giảm xuống, lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) sẽ cao hơn, lượng cung bán ra ít đi khiến cổ phiếu không bị bán ồ ạt. Thông thường, doanh nghiệp "tung chiêu" mua cổ phiếu quỹ khi giá cổ phiếu đang giảm. Giá cổ phiếu giảm đồng nghĩa nhà đầu tư đang chưa đặt niềm tin vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp vực lại niềm tin đó bằng mua cổ phiếu quỹ. Nếu có niềm tin vào hành động của doanh nghiệp là đúng, nhà đầu tư có thể học theo doanh nghiệp mua vào giúp giá cổ phiếu tăng.
Thời điểm đó, cổ phiếu quỹ như là tấm lá bùa giúp trấn an nhà đầu tư giữa cơn giảm giá của hàng loạt cổ phiếu trên sàn.
Không những "giúp" cổ đông bằng nỗ lực chặn đà rơi của cổ phiếu, có doanh nghiệp vì có nguồn tiền dồi dào nhưng chưa có dự án cần tiền đầu tư thì đăng kí mua cổ phiếu quỹ để làm "của để dành", có thể bán ra khi giá cổ phiếu tăng, thu nguồn thặng dư về. Và, không ít doanh nghiệp khi bán ra cổ phiếu quỹ khi mọi thứ đã "đâu vào đấy", giá cổ phiếu hồi phục một gấp đôi khiến doanh nghiệp vừa được thặng dư vốn, vừa đạt tiêu chí tăng thanh khoản lúc cổ phiếu nóng lên.
Hàng loạt doanh nghiệp đang ồ ạt đăng ký mua cổ phiếu quỹ trước diễn biến phức tạp của COVID-19
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng, trong đó nhiều mã chứng khoán trên thị trường giảm mạnh cũng là điều không tránh khỏi. Để trấn an tâm lý nhà đầu tư, những "lá bùa" cổ phiếu quỹ lại được doanh nghiệp ồ ạt sử dụng.
Thống kê của chúng tôi những ngày gần đây cho thấy, có rất nhiều doanh nghiệp đã công bố thông tin về việc mua cổ phiếu quỹ từ đầu năm 2020 đến nay, đặc biệt là giai đoạn đầu tháng 3 vừa qua như Đạt Phương (DPG), Thực phẩm Sao Ta (FMC), Hodeco (HDC), PAN Group (PAN), Cường Thuận Idico (CTI), PVI, TPBank (TPB), An Dương Thảo Điền (HAR), Đầu tư VRC (VRC)... Mới đây nhất, lại thêm hàng loạt doanh nghiệp khác thông qua phương án mua cổ phiếu quỹ như DIC Corp (DIG), như Fecon (FCN), như VietinBank Securities (CTS), như Gelex (GEX), như Sợi thế Kỷ (STK) hay Gemadept (GMD), CII, hay Vicostone (VCS)...
Danh sách những doanh nghiệp muốn mua cổ phiếu quỹ dự kiến sẽ còn dài khi mà mới đây, UBCKNN cũng thông tin sẽ thúc đẩy quá trình phê duyệt để doanh nghiệp có thể sớm mua được cổ phiếu quỹ nhằm hỗ trợ bình ổn thị trường.
Nhiều cổ phiếu bình ổn trở lại sau thông tin cổ phiếu quỹ
Sau thông tin đăng ký mua cổ phiếu quỹ được phát đi ngày 18/3 sau khi cổ phiếu đã giảm 30%, cổ phiếu FCN của Doanh nghiệp ngành khoáng sản - Fecon đã ngay lập tức phản ứng mạnh. Từ mức giá 7.000 đồng, FCN tăng trần ngay trong phiên và chỉ sau 3 phiên giao dịch đã đạt mức giá 7.560 đồng tại thời điểm kết thúc phiên giao dịch ngày 20/3/2020.
Cổ phiếu FCN tăng mạnh từ ngày công bố mua cổ phiếu quỹ
Doanh nghiệp ngành Logistic như Gemadept cũng gặp nhiều khó khăn. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2019 đều giảm so với cùng kỳ, trong đó lợi nhuận sau thuế còn 614 tỷ đồng - chỉ bằng hơn 32% của năm 2018 chủ yếu do năm vừa qua không ghi nhận khoản lãi từ "bán con" như năm trước đó.
Còn trên thị trường cổ phiếu GMD đã giảm đến 32% so với thời điểm đầu năm 2020, về quanh mức 15.600 đồng/cổ phiếu. Do vậy, để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông và công ty, Gemadept đã thông qua phương án mua lại 25 triệu cổ phiếu tương ứng 8% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty làm cổ phiếu quỹ.
Thông báo phát đi tuy không đủ giúp sức GMD tăng bền vững nhưng cổ phiếu GMD cũng đã tăng mạnh được 2 phiên liên tiếp và 2 phiên trồi sụt gần đây vẫn chưa đẩy giá cổ phiếu GMD xuống sâu hơn.
Sợi Thế Kỷ (STK) cũng dự kiến mua lại 5 triệu cổ phiếu quỹ nhằm bảo vệ quyền lợi cho cổ đông khi giá cổ phiếu STK đã giảm khoảng 20% kể từ đầu năm. Sau thông báo này, cổ phiếu STK cũng đạt 2 phiên tăng liên tiếp.
Điều tương tự cũng xảy đến với cổ phiếu GEX của Gelex. Phương án mua lại 29 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ ngay lập tức giúp giá cổ phiếu GEX đang đà lao dốc không phanh xuyên thủng vùng giá thấp nhất 3 năm về ngưỡng 14.500 đồng hiện tại.
Hiệu ứng tăng giá cổ phiếu sau thông tin cổ phiếu quỹ cũng xảy ra với nhiều doanh nghiệp khác như Vicostone (VCS), CII...
Tất nhiên, giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán biến động là tổng hòa của rất nhiều yếu tố tác động đến cung-cầu-giá. Mọi nỗ lực của doanh nghiệp trong việc chi tiền mua cổ phiếu quỹ cũng chỉ là một yếu tố tác động đến giá nhưng rõ ràng, nhà đầu tư cần theo dõi những "lá bùa" cổ phiếu quỹ để có thể có những hành động cho riêng mình.
Phương Chi
Yeah1 lên kế hoạch bán 1,77 triệu cổ phiếu quỹ bổ sung vốn kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 Yeah1 mới hoàn thành được 5% kế hoạch lợi nhuận sau thuế. Ảnh minh họa. HĐQT Tập đoàn Yeah1 (YEG) vừa thông qua kế hoạch bán 1,77 triệu cổ phiếu quỹ, mục tiêu bổ sung vốn kinh doanh và đầu tư phát triển. Thời gian giao dịch dự kiến sau khi được UBCKNN chấp thuận và sau 7...