Ăn đuôi lợn bổ thận, trợ dương
Đuôi của các loại gia súc đã được dùng từ xưa với công dụng củng cố đốc mạch để chữa nhiều bệnh chủ yếu bổ thận, trị đau lưng, tứ chi mỏi. Trong đó đuôi lợn có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, hỗ trợ chứng thận hư, liệt dương, xuất tinh sớm…
Xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc đơn giản, dễ làm:
Đuôi heo sinh địa: Bổ âm dương huyết, thanh nhiệt, giải độc gồm đuôi heo 150g, sinh địa 30g, gừng 10g, hành 20g, muối ăn vừa đủ. Đuôi heo làm sạch, cắt khúc 4cm, sinh địa cắt miếng. Gừng đập nát. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ. Khi ăn cho hành cắt đoạn, ngày ăn 1 lần vào bữa cơm chính.
Đuôi heo trần bì: Kiện tỳ, bổ thận, ích tinh. Chữa đau lưng, tiểu nhiều, mệt mỏi, ù tai, hoa măt, đau dạ dày. Gồm đuôi heo 100g, trần bì 1 miếng, hạch đào 10 hạt bỏ vỏ, lạc nhân 10 hạt, muối ăn. Đuôi heo làm sạch, chặt từng khúc ngắn. Đun nước sôi rồi thả đuôi heo, trần bì, hạch đào, lạc đậy kín giảm lửa hầm nhừ, ăn nóng.
Canh đuôi lợn lạc: Công hiệu canh này là dưỡng huyết nhuận táo, cường tráng gân cốt, thích hợp với chứng teo mềm do thận hư huyết thiểu. Triệu chứng sống lưng đau mỏi, chi dưới teo mềm, đầu choáng tai ù, đại tiện khô kết, tiểu tiện nhiều lần. Cũng có thể dùng vào chứng sau khi đẻ phong thấp tê đau mà thấy lưng, chân mất sức, lâu ngày không khỏi.
Đuôi lợn 2 cái khoảng 250g, lạc 30g. Đuôi lợn cạo bỏ mỡ dư thùa, cạo bỏ lông, rửa sạch, cắt đoạn. Lạc bỏ vỏ lấy nhân, rửa sạch. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 2-3 giờ, nêm gia vị là được.
Đuôi lơn vưa la mon ăn ngon, vưa co tac dung chưa bênh rât tôt
Video đang HOT
Canh thung dung, đậu đen, đuôi lợn: Canh này có công hiệu bổ thận trợ dương, nhuận táo thông tiện thích hợp với chứng thận hư liệt dương, táo bón. Triệu chứng lưng gối mỏi mềm, dương sự bất lực, tình dục giảm, xuất tinh sớm, di tinh, tiểu tiện trong dài, đại tiện táo kết. Xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc đơn giản, dễ làm
Đuôi lợn khoảng 250g, nhục thung dung 30g, đậu đen 15g, táo đỏ 3 quả: Đuôi lợn bỏ mỡ, cạo sạch lông, rửa sạch, thái đoạn. Rửa sạch nhục thung dung, đậu đen, táo đỏ (bỏ hạt). Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho vào lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to, chuyển sang lửa nhỏ 1-2 giờ, nêm gia vị là được.
Canh quả đào lạc, đuôi lợn: Công hiệu canh này bổ thận kiện tỳ, cường tráng gân cốt, thích hợp với chứng tê liệt do thận suy khí nhược. Triệu chứng cơ thể mệt mỏi vô lực, gầy yếu, lưng mỏi gối mềm đi lại không vững, khớp xương tê đau.
Quả đào 10 quả, lạc nhân 150g, trần bì 10g, đuôi lợn 1 cái, một ít muối ăn: Đuôi lợn cạo sạch lông, rửa sạch, thái đoạn ngắn. Đào gọt vỏ lấy thịt. Lạc giữ vỏ lụa, rửa sạch. Rửa sạch trần bì , lạc. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho vào lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ hầm 3 giờ, cho một ít muối gia vị là được.
Canh hạt dẻ đuôi lợn: Đuôi lợn 2 cái (khoảng 250), hạt dẻ 60g, ba kích thiên 15g, trần bì 3g: Đuôi lợn cắt bỏ mỡ dư, cạo sạch lông, rửa sạch, thái đoạn. Hạt dẻ bỏ vỏ cứng và vỏ lụa rửa sạch, rửa sạch ba kích thiên và trần bì. Cho đuôi lợn, ba kích thiên, trần bì vào nồi, cho vào lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ hầm khoảng 1 giờ, cho hạt dẻ vào hầm lại khoảng 1 giờ nữa, nêm gia vị là được.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Nên ăn mứt tết để chữa nhiều bệnh
Ngày nay, món mứt không được ưa chuộng nhiều nữa. Bởi người ta lo ngại về độ ngọt của nó. Nhưng cũng không thể phủ nhận những tác dụng chữa bệnh hiệu quả của các loại mứt tết này.
Mứt được coi là món cổ truyền trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Trước đây, thiếu món mứt là không khí tết cũng giảm đi phân nửa. Thế nhưng, cho đến nay, người ta không còn chuộng món mứt nhiều nữa. Bởi nó đã trở thành món phổ biến, có thể có bất cứ thời điểm nào trong năm. Hơn nữa người ta cũng lo ngại về độ ngọt của mứt.
Có rất nhiều loại mứt, gần như tất cả các củ quả đều có thể chế biến thành mứt. Nhưng hầu hết các loại mứt đều có chung đặc điểm là rất ngọt, và có thể khiến bạn tăng cân một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, cũng phải kể đến tác dụng chữa bệnh hiệu quả của các loại mứt như sau:
- Trị chướng bụng, khó tiêu:
Các loại mứt như mứt gừng, mứt quất... vừa có tác dụng trợ tiêu hóa, lại thông cổ. Gừng kết hợp với đường giúp làm ấm người, kích thích tiêu hóa. Quả quất chín làm thành mứt cũng có tác dụng chữa ho, làm nước giải khát, giúp tiêu hóa tốt hơn.
- Giải độc, thanh nhiệt:
Ngoài tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, gừng còn có tác dụng giải độc, chống nôn mửa, trướng bụng, đau bụng do ăn uống không điều độ. Mứt quất, mứt bí cũng có thêm tác dụng giải độc do rượu, thuốc lá gây ra.
- Các bệnh về dinh dưỡng:
Mứt cà rốt và mứt hồng là hai loại mứt đứng hàng đầu trong tác dụng trị các chứng liên quan đến dinh dưỡng như: ăn khó tiêu, gầy còm, thiếu máu, trẻ em chậm lớn, chậm mọc răng và ỉa chảy do thiếu chất dinh dưỡng. Mứt cà rốt còn chữa được kiết lị mãn tính. Mứt hồng chữa suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng và ho mãn tính.
- Chữa bỏng, mụn nhọt:
Dầu dừa vừa giúp chữa bỏng, mụn nhọt, lai là chất béo dễ tiêu hóa, phòng ngừa xơ vữa động mạch. Ngoài ra phải kể đến mứt khoai lang với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải rượu, trị mụn nhọt.
- Chữa táo bón: Mứt dừa có tác dụng nhuận tràng, là vị thuốc chống táo bón trong những ngày tết do ăn nhiều chất đạm. Hoặc như mứt khoai lang có tác dụng bồi dưỡng cơ thể và giúp nhuận tràng tốt hơn.
Theo PLXH
Đậu đen khử độc cơ thể Đậu đen tên khoa học là Vigna cylindrica, thuộc họ đậu, Đông y hay gọi với tên ô đậu, hắc đại đậu... thường được dân gian sử dụng như một loại thức ăn ngon, bổ, rẻ. Theo y học cổ truyền, đậu đen tính hơi ôn, vị ngọt, quy kinh thận, có tác dụng trừ thấp , giải độc, bổ thận, bổ huyết,...