Ăn dồi lợn mua ngoài chợ, người đàn ông phải cắt bỏ 2 bàn chân, các ngón tay
Người đàn ông 39 tuổi ở Nghệ An sốt cao sau khi ăn dồi lợn 4 ngày và được chẩn đoán mắc liên cầu lợn, phải thở máy, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, buộc phải cắt bỏ hai bàn chân, các ngón ở cả hai bàn tay.
Ngày 1/11, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thông tin về ca bệnh mắc liên cầu lợn rất nặng đang điều trị là Đ.V.T ( 39 tuổi, Nghệ An). Anh T. có tiền sử bị gút phát hiện cách 7 năm và điều trị thuốc không thường xuyên; có sở thích hay ăn nem, chạo, thịt lợn sống.
Bốn ngày trước khi nhập viện, gia đình anh T mua lòng lợn ở ngoài chợ về ăn. Bệnh nhân có ăn miếng dồi lợn. Một ngày sau, bệnh nhân xuất hiện sốt 39-40 độ, mệt nhiều, đi khám tại phòng khám tư chẩn đoán sốt virus, kê đơn hạ sốt về uống.
Nam bệnh nhân đã phải cắt cụt hai bàn chân, đầu các ngón tay do nhiễm liên cầu lợn.
Tuy nhiên, tình trạng sốt không cải thiện, trên người bệnh nhân xuất hiện các nốt ban dày đặc. Bệnh nhân được gia đình đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An trong tình trạng sốt cao liên tục, xuất hiện ban hoại tử tăng dần vùng đầu chi, mũi mặt, chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn và được chuyển đến Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn S.suis (vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn) và bệnh gout, được chỉ định đặt ông nội khí quản thở máy.
ThS.BS Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Khi nhập viện, bệnh nhân trong tình trang sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, viêm phổi, phải can thiệp thở máy, lọc máu… Hiện tại bệnh nhân đã thoát được cơn nguy kịch. Tuy nhiên các đầu chi ngón tay, ngón chân đã bị hoại tử.
Sau 7 ngày điều trị hồi sức tích cực, nam bệnh nhân được chuyển sang Khoa Ngoại Chấn thương, Chỉnh hình và Thần kinh cột sống, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để phẫu thuật tháo khớp các chi hoại tử ở tay và chân.
Sau khi hội chẩn, bệnh nhân đã được tiến hành mổ cấp cứu để loại bỏ phần hoại tử. Sau 3h phẫu thuật, các bác sĩ đã cắt bỏ 2 bàn chân và phần ngón ở 2 bàn tay.
Để phòng bệnh liên cầu lợn, theo ThS. BS Phạm Văn Phúc, người dân nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y, tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Đặc biệt phải nấu chín thịt lợn khi ăn. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn.
Video đang HOT
Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống. Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín
Sốt virus ở trẻ bao lâu thì khỏi?
Sốt virus hay còn gọi là sốt siêu vi là phản ứng sốt ở trẻ khi nhiễm một loại virus nào đó.
Thực tế ghi nhận, tình trạng nhiễm virus có sốt thường gặp nhất là vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng, điều này sẽ khiến trẻ dễ bị mắc bệnh.
Sốt virus ở trẻ khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng, sốt ruột, vì không biết bao lâu sẽ khỏi. Thực tế cho thấy sốt virus đa số là lành tính và có thể khỏi sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, việc phụ huynh không đưa trẻ đi khám, tự mua thuốc về cho trẻ uống, chăm sóc không đúng... có thể sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, hoặc gây ra tình trạng kháng thuốc, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nhận biết trẻ sốt virus
Sốt virus là bệnh thường gặp ở trẻ em, do sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện. Virus gây bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa và bùng phát thành dịch.
Hiện có khoảng 200 loại virus khác nhau, do đó mỗi trẻ có thể bị sốt virus nhiều lần. Các biểu hiện khi trẻ sốt virus thường giảm dần sau 3 - 5 ngày và hết hẳn sau 7 ngày. Sốt virus ở trẻ thường có những biểu hiện sau:
- Trẻ có biểu hiện sốt cao: Cách nhận biết sốt virus ở trẻ so với những bệnh đường hô hấp khác là trẻ sẽ sốt cao trên 39 độ C, thậm chí có thể sốt lên đến 41 độ C. Đây là triệu chứng điển hình nhất của sốt virus. Sốt cao thường xuất hiện sau 3 - 5 ngày khởi phát bệnh và sẽ giảm dần. Trong cơn sốt trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng các loại thuốc hạ sốt thông thường.
- Biểu hiện đau người: Bên cạnh sốt cao, đau cơ bắp, đau toàn thân, đau đầu... là những triệu chứng của sốt virus ở trẻ. Điều này khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc.
- Biểu hiện rối loạn tiêu hóa: Trong một số trường hợp, trẻ bị sốt virus sẽ kèm rối loạn tiêu hóa, với đặc điểm đi ngoài phân lỏng, có chất nhày, không có máu. Rối loạn tiêu hóa có thể xuất hiện cùng lúc hoặc muộn hơn vài ngày sau khi sốt.
- Xuất hiện phát ban: Phát ban thường xuất hiện 2 - 3 ngày sau sốt và tự lặn đi sau đó mà không để lại sẹo.
- Biểu hiện của viêm đường hô hấp: Ho, chảy nước mũi, hắt nơi, xuất hiện hạch ở đầu cổ, nôn nhiều... là những biểu hiện sốt virus ở trẻ mà bố mẹ rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp.
Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám để phát hiện đúng bệnh, từ có đó biện pháp điều trị phù hợp.
Sốt virus là bệnh thường gặp ở trẻ em do sức đề kháng chưa hoàn thiện. Ảnh minh hoạ.
Xử trí đúng khi trẻ bị sốt virus
Khi trẻ bị nhiễm virus, cha mẹ không nên quá lo lắng hoặc quá chủ quan. Các dấu hiệu sốt virus ở trẻ thường giảm dần sau 3 - 5 ngày và hết hẳn sau 7 ngày.
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị sốt virus ở trẻ. Do đó, điều trị hạ sốt cho trẻ bằng cách nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng, điều trị các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng của bệnh. Ngay khi có các dấu hiệu sốt virus ở trẻ, cha mẹ cần xử trí đúng cách:
- Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C cần chườm mát cho trẻ, lau khô mồ hôi, cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát. Trường hợp sốt 38,5 độ C trở lên thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định bác sĩ, thông thường là thuốc hạ sốt đường uống Paracetamol liều 10 - 15mg/kg/lần, cách nhau 4 - 6 giờ.
- Nếu trẻ sốt trên 39,5 độ C hoặc có tiền sử co giật, phụ huynh có thể dùng thuốc đặt hậu môn hạ sốt và lau mát bằng nước ấm trong 30 phút. Sau đó đưa trẻ tới bệnh viện, nếu trẻ bị co giật, cha mẹ giữ trẻ nằm ở nơi an toàn, kê đầu trẻ nằm nghiêng lên một chiếc gối mềm để giảm đờm nhày ra ngoài và gọi cấp cứu rồi đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.
- Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu như súp, nước hoa quả, cháo... Theo dõi các dấu hiệu nặng của bệnh để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
Cha mẹ cũng lưu ý, cần đưa trẻ đi khám ngay nếu có các dấu hiệu:
Sốt cao liên tục trên 2 ngày, không đáp ứng thuốc hạ sốt.Li bì, ngủ nhiều, lơ mơ, đau đầu.Xuất hiện sốt co giật.Buồn nôn, nôn khan nhiều lần.
Tóm lại: Sốt virus là bệnh lây truyền rất dễ gây thành dịch. Do đó, khi có dịch sốt virus, cha mẹ cần có biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Một số nguyên tắc phòng ngừa sốt virus bao gồm:
- Trẻ bị nhiễm virus cần được nghỉ học để tránh lây truyền với trẻ khác.
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ và các loại vitamin để tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Giữ gìn vệ sinh, lau chùi nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng.
- Giữ vệ sinh cho trẻ, không cho trẻ ngậm tay, đồ chơi, thường xuyên rửa tay cho trẻ.
- Hạn chế đến nơi đông người. Giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài lúc thời tiết mưa, lạnh.
- Nếu trẻ có các dấu hiệu sốt virus như ho, sổ mũi, sốt cao... cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ khám và điều trị, tránh lây lan cho anh chị em trong nhà và các bạn cùng lớp.
- Hiện nay, một số loại bệnh do virus gây ra đã có vaccine phòng ngừa như vaccine viêm não Nhật Bản, Sởi - Quai bị - Rubella... cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch để phòng bệnh và tạo độ miễn dịch cho trẻ.
Nguy cơ chết người từ thói quen ăn đồ tái sống Bất chấp những nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao gấp nhiều lần cùng với hàng loạt những căn bệnh nguy hiểm chết người, việc ăn thực phẩm tái, sống dường như đã trở thành thói quen khó bỏ đối với một số người. Điều trị cho bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương. Nhiễm khuẩn...