Ấn Độ xuất hiện ca nhiễm Ebola đầu tiên
N ạn nhân là công dân Ấn Độ, 26 tuổi trở về từ Liberia, có xét nghiệm dương tính với virus Ebola, dù vừa được Liberia chứng nhận chữa khỏi.
Hiện anh này đang bị cách ly trong một cơ sở chăm sóc y tế đặc biệt tại sân bay Delhi, Ấn Độ.
Một nhân viên y tế cầm mẫu dịch lấy từ cơ thể một bệnh nhân Ebola (Ảnh: Reuters) Bệnh nhân này trở về nước vào ngày 10/11 vừa qua, đã từng được điều trị Ebola tại Liberia và hiện tại không có biểu hiện triệu chứng bệnh. Khi trở về nước, người đàn ông này đã mang theo một giấy chứng nhận y tế cấp từ chính phủ Liberia nêu rõ ” bệnh nhân đã được chữa trị khỏi Ebola sau khi những đánh giá sau điều trị cho thấy bệnh nhân không có các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng của bệnh, cũng như có 3 mẫu máu có xét nghiệm âm tính với virus Ebola”.
Tuy nhiên, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết, mẫu tinh dịch của anh ta vẫn cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus Ebola, do đó nhà chức trách buộc phải tiến hành cách ly.
Bộ Y tế Ấn Độ cảnh báo, trong thời gian phục hồi, bệnh nhân vẫn tiếp tục đào thải virus Ebola qua các chất dịch của cơ thể. Do đó, virus trong tinh dịch của người đàn ông này vẫn có thể lây truyền sang người khác qua đường tình dục trong thời gian tối đa 90 ngày kể từ khi điều trị.
Anh ta sẽ bị cách ly tại cơ sở y tế cho đến khi có xét nghiệm âm tính hoàn toàn với virus Ebola. Bộ Y tế Ấn Độ cho biết, hiện nay, tình hình đã được kiểm soát, tất cả các biện pháp phòng ngừa cần thiết đã được thực hiện.
Video đang HOT
Theo tiêu chuẩn đánh giá của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trường hợp này đã được chữa trị thành công./.
Hồng Anh Theo Business-standard
Theo_VOV
Liberia: Dân hối hả bắt taxi chạy trốn dịch Ebola
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 12/9 cho biết, số ca nhiễm virus Ebola mới tại Tây Phi đang gia tăng nhanh hơn so với khả năng đối phó của các cán bộ y tế. Tại thủ đô Liberia, những chiếc taxi hối hả chở các gia đình đi di tản nhằm tìm một nơi nào đó an toàn, có thể giúp họ chữa trị căn bệnh đang tràn ngập khắp thành phố.
Trong tuyên bố ngày 12/9, bà Margaret Chan, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: "Tại 3 quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Ebola là Guinea, Liberia và Siera Leone, số ca nhiễm bệnh mới đang gia tăng một cách nhanh chóng đã khiến các trung tâm chữa trị quá tải. Chỉ tính riêng tại Liberia, trong ngày hôm nay, đã không còn một giường nào còn trống tại các trung tâm điều trị Ebola."
Tính tới thời điểm hiện tại đã có ít nhất 2.400 ca tử vong tại Guinea, Liberia và Sierra Leone, nơi được coi là "tâm bão" của Ebola. Số còn lại rải rác tại các quốc gia láng giềng như Nigeria và Senegal.
Các nhân viên y tế đang di chuyển một thi thể vì nhiễm Ebola tại Liberia
Trước sự bùng phát của dịch Ebola, trong tuần này, quỹ "Bill and Melinda Gates" đã tuyên bố sẽ hỗ trợ 50 triệu USD trong chiến dịch chống lại dịch bệnh Ebola tại Tây Phi. Theo đó, số tiền này sẽ được sử dụng để giúp các tổ chức viện trợ quốc tế và các chính phủ "mua vật tư cần thiết và mở rộng quy mô hoạt động khẩn cấp tại các quốc gia bị ảnh hưởng."
Đây được xem là đợt bùng phát mạnh mẽ nhất của dịch Ebola trong lịch sử. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào đầu tuần này cho biết tốc độ lây lan của loại virus này không có dấu hiệu chậm lại.
Theo WHO: "Số lượng ca nhiễm mới tăng theo cấp số nhân". WHO đã gọi tình trạng hiện giờ là "khẩn cấp nghiêm trọng với sức ảnh hưởng tới loài ngoài lớn chưa từng có."
Tại thủ đô Liberia, những chiếc taxi hối hả chở các gia đình đi di tản nhằm tìm một nơi nào đó an toàn, có thể giúp họ chữa trị căn bệnh đang tràn ngập khắp thành phố.
Một nhóm Liên Hợp Quốc cho biết: "Ngay sau khi một cơ sở điều trị Ebola mới được mở, lập tức nơi này sẽ tràn ngập các bệnh nhân."
Các trung tâm chữa trị Ebola rơi vào tình trạng quá tải
Nhằm giảm gánh nặng cho hệ thống y tế vốn đã quá tải tại Tây Phi, Mỹ mới đây tuyên bố sẽ gửi thêm 10 triệu USD vào các quỹ bổ sung, ngoài khoản 100 triệu USD mà Washington đã hỗ trợ nhằm đối phó với đại dịch này. Trong khi đó USAID cũng tuyên bố sẽ hỗ trợ thêm 75 triệu USD trong các quỹ phụ.
Các quỹ mới bổ sung nay sẽ thanh toán tiền vận chuyển và cung cấp thêm 100 nhân viên y tế tới các khu vực đang bị dịch bệnh hoành hành. Bên cạnh đó, WHO và các tổ chức phi lợi nhuận hiện đang kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ trong trận chiến chống lại Ebola.
Các trang thiết bị y tế được USAID gửi tới nhằm hỗ trợ các quốc gia Tây Phi đang bị dịch bệnh Ebola hoành hành
Trước đó, Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã cung cấp thêm 130.000 trang thiết bị bảo vệ các nhân, 50.000 bộ dụng cụ vệ sinh và 1.000 giường bệnh. Cơ quan này cũng lập một trang web mà tại đây các y tá, bác sĩ có thể đăng ký để tham gia vào việc giúp đỡ các quốc gia Tây Phi.
Vào cuối tuần trước, trong phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định việc ngăn chặn dịch bệnh Ebola là "ưu tiên hàng đầu của an ninh quốc gia". Ông Obama nhấn mạnh: "Nếu chúng ta không ngăn chặn ngay từ bây giờ, dịch bệnh này sẽ không chỉ lây lan nhanh chóng ở châu Phi mà còn ở những nơi khác trên thế giới. Loại virus này có thể biến đổi và trở nên dễ dàng lây lan hơn. Nó có thể trở thành một mối nguy hiểm nghiêm trọng với nước Mỹ."
Theo Khampha
Kinh hoàng chó ăn thịt thi thể bệnh nhân Ebola - Người dân trong một ngôi làng ở Liberia cho biết, thi thể các bệnh nhân nhiễm virus Ebola được chôn cất tập thể đã bị những con chó đào bới và ăn thịt. Tin tức từ Daily Mail cho biết, những con chó đã đào bới và kéo thi thể bệnh nhân nhiễm virus Ebola ra đường phố ở Liberia để ăn...