Ấn Độ và Trung Quốc nối lại cuộc diễn tập thường niên vào tháng 12
Một quan chức quân đội Ấn Độ cho biết, nước này và Trung Quốc sẽ nối lại cuộc diễn tập Lục quân chung thường niên “Hand-in-Hand” (Tay trong tay) vào tháng 12 tới tại Thành Đô, Trung Quốc.
Binh sỹ Trung Quốc tham gia một cuộc diễn tập. (Nguồn: THX/TTXVN)
Sự kiện này bị hủy hồi năm ngoái do quan hệ căng thẳng giữa hai nước sau vụ đối đầu ở khu vực Doklam.
Quan chức giấu tên cho biết: “Thời điểm diễn tập cụ thể được dự định vào giữa tháng 12 tới, sẽ được ấn định trong cuộc họp bàn kế hoạch diễn tập diễn ra từ ngày 1-3/11 tới tại Thành Đô.”
Video đang HOT
Dự kiến mỗi bên sẽ cử 175 binh sỹ tham gia diễn tập, với mục đích nâng cao sự hiểu biết về khủng bố xuyên biên giới và thực hiện các cuộc diễn tập chung về chống khủng bố, cũng như các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.
Cuộc diễn tập sẽ diễn ra trong ba giai đoạn gồm làm quen, huấn luyện cơ bản và diễn tập chung.
Sau cuộc gặp thượng đỉnh ở Vũ Hán (Trung Quốc) giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng Tư vừa qua, hai nước đã tiến hành một số biện pháp nhằm bình thường hóa quan hệ song phương./.
Theo vietnamplus
Chuyên gia: Trừng phạt S-400, Mỹ đẩy Ấn Độ vào vòng tay Nga
Ấn Độ biết rõ việc ký mua các hệ thống S-400 sẽ phải đối mặt với phản ứng từ Mỹ. Tuy nhiên, nước này lên tiếng cho rằng mua vũ khí từ Nga là lợi ích của Ấn Độ và CAATSA là luật của Mỹ chứ không phải luật quốc tế.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Triumf được đặt tại khu vực Moscow (Nga). Ảnh: Sputnik.
Phản ứng trước việc Ấn Độ mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga, Tổng thống Donald Trump tuyên bố nước này sẽ có những biện pháp mạnh tay theo Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA).
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định rằng, bất kỳ đòn trừng phạt nào của Washington nhằm vào New Delhi sẽ tác động không nhỏ tới quan hệ song phương giữa hai nước.
"Việc này sẽ đặt một dấu hỏi lớn trong quan hệ Mỹ - Ấn Độ vốn đang không êm ả trong thời gian qua. Thực tế, nó sẽ là phản tác dụng và chỉ đưa Ấn Độ về gần phía Nga hơn bao giờ hết" - ông Amit Cowshish, cựu cố vận tài chính (về mảng mua khí tài quân sự) của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, nói với Sputnik.
Được biết, Ấn Độ biết rõ việc ký mua các hệ thống S-400 sẽ phải đối mặt với phản ứng từ Mỹ. Tuy nhiên, nước này lên tiếng cho rằng mua vũ khí từ Nga là lợi ích của Ấn Độ và CAATSA là luật của Mỹ chứ không phải luật quốc tế.
"Khi phía Nga hỏi tôi về các lệnh trừng phạt của Mỹ, tôi đã đáp lại rằng: 'Vâng, chúng tôi biết rõ là sẽ có thể bị trừng phạt. Thế nhưng, chúng tôi theo đuổi chính sách độc lập. Các ông có thể yên tâm. Dù chúng tôi có thể có liên kết tới Mỹ trong việc phát triển công nghệ, chúng tôi theo đuổi chính sách độc lập.'" - Tổng Tư lệnh Quân đội Ấn Độ Bipin Rawat tuyên bố.
"Ấn Độ sẽ phải sống với cấm vận. Nước này sẽ tìm các giải pháp thay thế để đáp ứng yêu cầu quốc phòng của mình. Trong vấn đề máy bay chiến đấu, Nga, Pháp và Thụy Điển sẽ giúp Ấn Độ như họ đã từng làm trong quá khứ" - ông Cowshish nhận định.
Theo Danviet
Ấn Đô thử nghiệm thành công tên lửa có khả năng hạt nhân Prithvi-II Bộ Chỉ huy lực lượng chiến lược Ấn Độ vừa cho biết đã thử thành công loại tên lửa có khả năng hạt nhân phát triển nội địa Prithvi-II vào ban đêm ở bãi thử nghiệm ở Odisha. Tên lửa đất đối đất Prithvi-II với tầm bắn 350km, đã được phóng từ một xe chở phóng lưu động từ khu thử nghiệm tích...