Ấn Độ và Trung Quốc cấm cửa phóng viên để trả đũa lẫn nhau
Ấn Độ và Trung Quốc đang hạn chế tối đa số lượng phóng viên, nhà báo được cấp phép của đối phương có mặt trên đất nước mình.
Báo chí đưa tin tại Đại lễ đường Trung Quốc ở Bắc Kinh năm 2022. Ảnh: AFP
Theo kênh CNN, đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ đang rạn nứt giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới.
Ngày 9/6, New Delhi đã kêu gọi chính quyền Trung Quốc tạo điều kiện lưu trú dài hạn cho các nhà báo Ấn Độ làm việc và đưa tin tại nước này, đồng thời cho biết hai bên vẫn giữ liên lạc về vấn đề trên.
Theo một nguồn tin trong giới truyền thông Ấn Độ tiết lộ, năm nay, ba trong số bốn phóng viên làm việc tại các ấn phẩm lớn của Ấn Độ có trụ sở tại Trung Quốc đã bị Bắc Kinh thu hồi giấy ủy nhiệm.
Trong khi đó, tuần trước, Bắc Kinh cho biết họ chỉ còn một phóng viên ở Ấn Độ, với cáo buộc New Delhi đối xử bất công và không gia hạn thị thực cho các phóng viên của họ.
Video đang HOT
“Phía Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện các biện pháp đối phó thích hợp”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mao Ninh cho biết.
Sự việc là điểm nóng mới nhất trong mối quan hệ rạn nứt giữa hai nước láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân này. Việc cắt giảm số lượng nhà báo có khả năng làm xói mòn hơn nữa mối quan hệ song phương.
Căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh vẫn gia tăng sau khi vụ tranh chấp lãnh thổ kéo dài bùng phát thành đụng độ chết người ở Aksai Chin-Ladakh vào năm 2020.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 9/6 đã từ chối bình luận về số lượng nhà báo Trung Quốc ở nước này. Ông Arindam Bagchi khẳng định: “Tất cả các nhà báo nước ngoài, trong đó có cả các nhà báo Trung Quốc, đã theo đuổi các hoạt động tác nghiệp ở Ấn Độ mà không gặp bất kỳ hạn chế hay khó khăn nào trong việc đưa tin”.
Ông Bagchi cũng không xác nhận về việc có phóng viên Ấn Độ nào bị mất giấy phép hoạt động ở Trung Quốc hay không, nhưng cho biết họ gặp khó khăn khi hành nghề ở quốc gia này.
Báo The Hindu hồi tháng 4 đăng một bài báo nói rằng Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã quyết định “đóng băng” thị thực của phóng viên Ananth Krishnan và Anshuman Mishra của đài truyền hình công cộng Ấn Độ Prasar Barahti.
Trả lời tại thời điểm đó, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đang đáp trả việc đối xử không công bằng đối với các phóng viên của họ gần đây, sau khi New Delhi yêu cầu phóng viên Tân Hoa Xã về nước vào tháng 3. Trước đó, năm 2021, một phóng viên của kênh CGTN cũng bị yêu cầu về nước dù có thị thực hợp lệ.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên các nhà báo bị vướng vào những vụ tranh cãi về địa chính trị trong thời gian gần đây.
Trung Quốc cáo buộc Mỹ đã thực hiện một “cuộc đàn áp chính trị” vào năm 2020 sau khi Washington cắt giảm số lượng công dân Trung Quốc được phép làm việc trong các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc tại Mỹ.
Bắc Kinh đã đáp trả bằng cách trục xuất phóng viên tại một số tờ báo lớn của Mỹ. Cả hai bên cũng áp đặt các hạn chế về thị thực đối với các tổ chức truyền thông của nhau. Số lượng phóng viên nước ngoài tại Trung Quốc đã giảm dần trong những năm gần đây.
Đức tìm cách 'đẩy vũ khí Nga' ra khỏi thị trường Ấn Độ, nhưng liệu có thành công?
Các nước phương Tây đã có sự e dè trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất tàu ngầm cho Ấn Độ do nước này có mối quan hệ tốt với Nga và chính sách "Sản xuất tại Ấn Độ" nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo việc làm.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức (trái) và người đồng cấp Ấn Độ New Delhi ngày 6/6/2023. Ảnh: REUTERS
Theo báo Kommersant (Nga) ngày 7/6, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đang có chuyến thăm Ấn Độ, điểm đến chính trong chuyến công du châu Á của ông cùng với các điểm dừng ở Singapore và Indonesia. Tại New Delhi, Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết Berlin sẵn sàng cung cấp tàu ngầm cho Ấn Độ và cùng với các đồng minh sẽ tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc của New Delhi vào vũ khí Nga.
Nhận định về tuyên bố trên của Bộ trưởng Quốc phòng Đức, Vasily Kashin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về châu Âu và Quốc tế tại Trường Kinh tế Cao cấp Nga nói: "Không ai ngăn cản Đức cung cấp tàu ngầm và các loại vũ khí khác cho Ấn Độ ngay cả trước khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra và nước này đã làm như vậy với các mức độ thành công khác nhau. Đây là một dự án thương mại bình thường trong lĩnh vực hợp tác quân sự và kỹ thuật, mặc dù là một dự án khá lớn".
"Nhưng những nỗ lực của ông Pistorius với một dự án bán vũ khí của Đức cho Ấn Độ và tuyên bố đó là một 'cuộc chiến chống lại ảnh hưởng của Nga' là khá buồn cười. Ngoài Nga, các đối thủ cạnh tranh đến từ Pháp, Tây Ban Nha và Hàn Quốc cũng tham gia vào quá trình đấu thầu. Một trong số họ thậm chí có vị thế mạnh hơn Đức. Bên cạnh đó, Ấn Độ có thái độ tiêu cực đối với các bài rao giảng về cách họ nên quản lý mối quan hệ với Nga. Một số nước phương Tây, chẳng hạn như Mỹ, đã nhận thấy được vấn đề này. Vì vậy, tuyên bố của ông Pistorius khó có thể giúp các nhà sản xuất Đức giành được gói thầu này", chuyên gia Kashin nêu rõ.
Về phần mình, kỹ sư đóng tàu Vasily Fatigarov nói: "Hợp tác giữa Moskva và New Delhi trong việc đóng tàu chiến và tàu ngầm đã phát triển hơn 30 năm, với việc phía Nga cung cấp cho Ấn Độ các công nghệ cơ bản và giúp tổ chức đóng tàu tại các nhà máy đóng tàu của Ấn Độ. Sự hợp tác này cũng liên quan đến việc đào tạo nhân viên ở Nga cho ngành công nghiệp đóng tàu và hải quân của Ấn Độ. Điều đó nói lên rằng, phía Đức có các dịch vụ và quy trình sản xuất khác nhau, có thể sẽ không quen thuộc với các đối tác Ấn Độ. Ngoài ra, Đức không sẵn sàng chia sẻ công nghệ của họ".
Trước đó hãng tin Reuters dẫn lời ông Pistorius cho biết tập đoàn Thyssenkrupp AG của Đức có khả năng sẽ đấu thầu dự án cung cấp 6 tàu ngầm cho hải quân Ấn Độ trị giá 5,2 tỷ USD, vào thời điểm quốc gia Nam Á này đang tìm cách thúc đẩy sản xuất quốc phòng trong nước nhằm đối phó với sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.
"Đây sẽ là một hợp đồng lớn và quan trọng không chỉ đối với ngành công nghiệp Đức mà còn đối với Ấn Độ và quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - Đức", ông Pistorius nói. Về phần mình, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng muốn các công ty quốc phòng Đức và châu Âu tăng cường nỗ lực cung cấp cho New Delhi các thiết bị quân sự hiện đại như một cách giúp chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga trong lĩnh vực quốc phòng.
Tàu ngầm là nhu cầu chính của New Delhi do hạm đội tàu cũ của nước này. Để tuần tra hiệu quả ở Ấn Độ Dương, hải quân Ấn Độ cần tối thiểu 24 tàu ngầm thông thường nhưng hiện chỉ có 16 chiếc. Trong đội tàu này, ngoài 6 chiếc được đóng mới, số còn lại đều đã trên 30 năm phục vụ và có khả năng sẽ ngừng hoạt động trong những năm tới.
Ấn Độ, thuộc một phần của cái gọi là nhóm "Bộ tứ" (Quad) gồm Nhật Bản, Mỹ và Australia, đã thúc đẩy các quốc gia này và các đối tác châu Âu chia sẻ công nghệ chế tạo tàu ngầm. Tuy nhiên, nhìn chung đã có sự e dè trong việc chuyển giao công nghệ do Ấn Độ có mối quan hệ tốt với Nga và chính sách "Sản xuất tại Ấn Độ" của Thủ tướng Modi nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo việc làm.
Lệnh trừng phạt của phương Tây với dầu Nga không hiệu quả Bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây, dầu Nga vẫn tiếp cận châu Âu thông qua một thị trường thay thế, trong khi thông tin và số liệu cho thấy Ấn Độ nhập khẩu dầu của Nga, tinh chế và tái xuất sang châu Âu. Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Nhật Bản ngày 19/5. Ảnh: Reuters Kể từ...