Ấn Độ và Pháp ký thỏa thuận mua bán 36 máy bay chiến đấu Rafale
Ngày 25-1, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết, nước này và Pháp đã ký một thỏa thuận liên chính phủ về việc bàn giao 36 chiếc máy bay chiến đấu Rafale cho không quân Ấn Độ.
“Chúng tôi đã ký kết một thỏa thuận liên chính phủ với Pháp về việc mua 36 chiếc máy bay chiến đấu Rafale. Chỉ còn một số vấn đề tài chính cần được giải quyết”, Thủ tướng Modi nói trong một tuyên bố.
Trong khi đó, chính phủ Pháp cũng đã xác nhận về lễ ký thỏa thuận này trên tài khoản Twitter chính thức.
Máy bay chiến đấu Rafale của Pháp
“Chúng tôi rất vui mừng thông báo rằng một thỏa thuận liên chính phủ về việc mua bán máy bay chiến đấu Rafale đã được ký kết”, chính phủ Pháp cho biết trên tài khoản Twitter.
Video đang HOT
Thỏa thuận này được ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Pháp Francois Hollande, bắt đầu từ ngày 24-1. Ông sẽ là khách mời danh dự tại lễ diễu binh nhân kỷ niệm 66 năm Ngày Cộng hòa của Ấn Độ.
Sau 3 năm đàm phán và nhiều lần tưởng như đổ vỡ, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đạt được thỏa thuận về một hợp đồng trị giá 9 tỉ USD cung cấp 36 chiếc Rafale cho Paris vào tháng 4-2015.
Rafale được trang bị nhiều loại vũ khí và có thể mang trên 8.000 kg vũ khí. Mỗi chiếc có giá rất cao, lên đến 95 triệu euro (hơn 100 triệu USD). Tuy được xếp vào loại tiêm kích hạng trung, nhưng khả năng mang vũ khí của Rafele tương đương với nhưng chiếc tiêm kích hạng nặng của Nga và Mỹ.
Theo_An ninh thủ đô
Báo Nga nói về đồn đoán Việt Nam mua tiêm kích Typhoon
Truyền thông Nga vừa nói về thông tin Việt Nam đang tiến hành đàm phán mua tiêm kích Typhoon của châu Âu được truyền thông phương Tây đăng tải gần đây.
Trang Pvk.name của Nga dẫn nguồn tin truyền thông Mỹ cho rằng Việt Nam đang quan tâm và đàm phán mua loại tiêm kích Typhoon của tập đoàn Eurofighter (châu Âu). Đây là bước đi quan trọng của Việt Nam nhằm đa dạng hóa vũ khí và giảm sự phụ thuộc vào vũ khí Nga.
Được biết, đây là lần thứ 2 kể từ tháng 6/2015 trang pvk.name nói về việc Việt Nam đàm phán mua máy bay Typhoon và nhiều vũ khí cùng thiết bị quân sự từ nguồn không phải Nga.
Tiêm kích đa năng Typhoon.
Theo nguồn tin này, Việt Nam đang đàm phán với các công ty châu Âu và Mỹ về việc mua máy bay chiến đấu, máy bay tuần tra hàng hải và máy bay trinh sát.
Trong số các dự án lớn đã được thảo luận bao gồm một số dự án như mua máy bay chiến đấu JAS-39E Gripen của Thụy Điển và Typhoon của châu Âu để thay thế MiG-21 đã cũ, hay máy bay tuần tra trên biển và máy bay với hệ thống cảnh báo và kiểm soát trên không dựa trên "Saab-340" hoặc "Saab-2000".
Việt Nam cũng đã tổ chức các cuộc đàm phán về việc mua tiêm kích đa năng của Châu Âu Typhoon và các máy bay tiêm kích hạng nhẹ F/A- 50 của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hàn Quốc, báo Nga cho biết thêm.
Cùng thời điểm báo Nga nói về việc mua bán này của Việt Nam, tờ The National Interest cũng cho hay Việt Nam cũng đàm phán mua loại máy bay C-295 của Airbus, phiên bản bay tuần biển (Việt Nam đã mua C-295 loại vận tải cơ); SC-130J Sea Hercules loại tuần biển của Lockheed.
Boeing cũng được cho là chào hàng loại máy bay thương mại trang bị phương tiện trinh sát điện tử như loại máy bay tuần biển và săn ngầm P-8 Poseidon, nhưng loại Boeing chào hàng Việt Nam lại không có chức năng chống tàu ngầm.
Ngày 16/1, báo Học giả ngoại giao có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản cho rằng Việt Nam đã có kinh nghiệm vận hành các loại máy bay quân sự phương Tây với một số chủng loại máy bay chiến đấu thu được sau Chiến tranh Việt Nam.
Không quân Việt Nam cũng đang sử dụng các chiến đấu cơ hiện đại của Nga. Tuy nhiên, tờ Học giả ngoại giao bình luận rằng, bất cứ vụ mua sắm máy bay phương Tây nào cũng sẽ đòi hỏi một cuộc cách mạng trong việc duy trì cơ sở hậu cần, vũ khí, trang thiết bị cũng như quá trình bảo dưỡng hết sức tốn kém.
Theo tờ báo này, việc mua vũ khí phương Tây cũng có thể đòi hỏi một số chuyển giao công nghệ, việc thuê mướn đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên nhằm nâng cấp và giúp vận hành, sử dụng hiệu quả các loại vũ khí và phần mềm tương thích mới.
Theo tờ báo này, rất có thể các chiến đấu cơ Việt Nam mua của phương Tây sẽ tham gia tuần tra Biển Đông một khi Việt Nam thực sự ký hợp đồng mua phương tiện của châu Âu.
Theo_Báo Đất Việt
Xuất khẩu quốc phòng Pháp tăng kỷ lục sau thương vụ Mistral Bất chấp dư luận tiêu cực do thương vụ tàu Mistral với Nga đổ vỡ, ngành xuất khẩu quốc phòng Pháp năm 2015 vẫn tăng gấp đôi so với năm 2014. Trung tâm Phân tích thị trường vũ khí toàn cầu (CAWAT) vừa đưa ra số liệu thống kê trong năm 2015, Pháp đã có hợp đồng xuất khẩu máy bay chiến đấu...