Ấn Độ và Nga sắp mở tuyến thương mại mới qua Iran
Bất chấp nguy cơ bị trừng phạt từ Mỹ, Nga và Ấn Độ đã có một bước đi táo bạo khi lên kế hoạch mở một hành lang vận tải qua Iran, hy vọng đó sẽ là một cú hích lớn cho thương mại song phương.
Tập đoàn Container Ấn Độ (Concor) và Công ty cổ phần Hậu cần Đường sắt Nga (RZD) đã ký Biên bản ghi nhớ về vận chuyển hàng hóa giữa Ấn Độ và Nga thông qua Hành lang vận tải quốc tế Bắc-Nam (INSTC). Hành lang này là dự án mạng lưới giao thông đa phương thức dài 7.200 km cắt ngang Trung Á, qua Iran và kết thúc tại Astrakhan, Nga.
Trong vòng 3 tháng, các thương nhân từ Ấn Độ và Nga có thể chuyển hàng hóa giữa hai nước, Chủ tịch của Concor, ông V Kalyana Rama cho biết vào tuần trước.
Video đang HOT
INSTC là một dự án 3 bên do Nga, Iran và Ấn Độ cùng khởi xướng vào năm 2002. Để vận hành tuyến vận chuyển chiến lược mới qua Pakistan, Ấn Độ đã nối nó với cảng Chabahar của Iran và xây dựng một tuyến mới kết nối 4 thành phố lớn ở Afghanistan vào cuối năm 2016.
Mỹ rất muốn mở một tuyến đường thay thế từ Pakistan tới Afghanistan, nên Ấn Độ đã tạm thời dừng dự án Chabahar theo lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Tuy nhiên, Nga – Ấn Độ đã bất ngờ ký kết biên bản ghi nhớ nói trên, chỉ vài tuần sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Donald Trump tới Ấn Độ. Điều này cho thấy hoặc là Mỹ đã từ bỏ mối quan tâm đến Ấn Độ, hoặc là quan hệ chiến lược Ấn – Mỹ ngày càng sâu sắc khiến Ấn Độ có thêm động lực để kích hoạt INSTC kết nối giao thương với Nga thông qua Iran.
Tuyến thương mại mới giữa Nga với Ấn Độ mới nếu đi vào hoạt động sẽ giảm được thời gian vận chuyển từ 40 ngày hiện nay xuống còn 25-28 ngày đồng thời giảm chi phí hơn so với tuyến hiện tại qua Kênh Suez.
Ấn Độ và Nga cam kết mở rộng thương mại song phương, phấn đấu tăng từ 11 tỷ USD hiện tại lên 30 tỷ USD vào năm 2025, chủ yếu dựa trên doanh số Nga bán vũ khí cho Ấn Độ.
Theo ANTD
Nga: Chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria là 'không thể chấp nhận được'
Đặc phái viên Tổng thống Nga về Syria, Alexander Lavrentiev tuyên bố chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào lực lượng người Kurd tại Đông Bắc Syria là "không thể chấp nhận được".
Khói bốc lên tại thành phố Ras al-Ain, miền Bắc Syria sau các cuộc tấn công của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào lực lượng người Kurd ngày 9/10/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới ngày 15/10, ông Lavrentiev nhấn mạnh Nga luôn kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế và an ninh biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria cần do quân đội Chính phủ Syria đảm trách. Tình hình hiện nay tại Đông Bắc Syria có thể phá vỡ hòa bình mong manh giữa các phe phái trong khu vực này.
Đặc phái viên Lavrentiev cho rằng sẽ không xảy ra xung đột quân sự giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vì không bên nào muốn điều đó. Hiện hai bên duy trì các kênh đối thoại thường xuyên qua Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao cũng như các cơ quan chức năng khác.
Theo quan chức Nga, đại diện Chính phủ Syria và lực lượng người Kurd tại Syria đã có cuộc đàm phán tại căn cứ quân sự Nga Hmeimim ở Syria.
Đặc phái viên Nga hy vọng chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria không ảnh hưởng tới thời gian diễn ra phiên họp đầu tiên của Ủy ban Hiến pháp Syria, dự kiến vào ngày 29/10 tới. Ngoài ra, ông Lavrentiev cũng cho biết vòng đám phán tiếp theo về Syria tại thủ đô Astana (Kazakhstan) sẽ diễn ra vào giữa tháng 11.
Theo Thúc Anh (TTXVN)
Nga - 'ngư ông đắc lợi' trước cục diện hiện tại ở Trung Đông Chiến dịch tấn công Đông Bắc Syria của Thổ Nhĩ Kỳ hay quyết định rút quân của Tổng thống Trump đang tạo cơ hội để Nga mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. Khi tuyên bố rút quân khỏi Syria, Tổng thống Trump khẳng định Nga và Trung Quốc sẽ là những người bực dọc nhất. "Họ thích nhìn thấy chúng tôi sa...