Ấn Độ và Mỹ đã ký thỏa thuận gì trong chuyến thăm của Thủ tướng Modi?
Ấn Độ và Mỹ đã ký kết một loạt thỏa thuận hợp tác về chất bán dẫn, khoáng sản quan trọng, công nghệ, không gian, quốc phòng trong chuyến thăm Washington D.C của Thủ tướng Narendra Modi.
Trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Mỹ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, nhiều thỏa thuận trong nhiều lĩnh vực đã được hai bên ký kết.
Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng ngày 22.6. Ảnh REUTERS
Về thương mại, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết hai bên đã đồng ý chấm dứt 6 vụ mâu thuẫn tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), theo Reuters. Ấn Độ cũng đồng ý dỡ bỏ thuế suất đối với các sản phẩm của Mỹ như đậu gà và táo.
Về khoáng sản quan trọng, Ấn Độ đồng ý tham gia sáng kiến Đối tác An ninh khoáng sản (MSP) do Mỹ dẫn đầu nhằm tạo ra chuỗi cung ứng cho nguồn nguyên liệu này. Có 12 nước khác và Liên minh châu Âu (EU) tham gia sáng kiến này. Bên cạnh đó, công ty Epsilon Carbon của Ấn Độ sẽ đầu tư 650 triệu USD xây dựng nhà máy về linh kiện pin xe điện, thuê hơn 500 nhân viên trong 5 năm. Theo Nhà Trắng, sau khi được phê chuẩn, cơ sở này sẽ là khoản đầu tư lớn nhất của Ấn Độ vào ngành pin xe điện của Mỹ.
Video đang HOT
Hãng sản xuất chíp Micron Technology của Mỹ sẽ đầu tư 825 triệu USD vào một nhà máy thử nghiệm và lắp ráp chíp mới tại bang Gujarat của Ấn Độ và tổng mức đầu tư có thể lên đến 2,75 tỉ USD. Trong đó, 50% sẽ do chính quyền trung ương Ấn Độ chi và 20% từ bang Gujarat.
Hãng chế tạo công cụ bán dẫn Applied Materials của Mỹ cũng đầu tư 400 triệu USD trong 4 năm vào một trung tâm kỹ thuật mới tại Ấn Độ.
Về đầu tư năng lượng mặt trời, một công ty mới do hãng sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời Vikram Solar của Ấn Độ hậu thuẫn thông báo sẽ đầu tư 1,5 tỉ USD vào chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời Mỹ, đầu tiên là xây một nhà máy tại bang Colorado trong năm 2024. Công ty mới thành lập có tên VSK Energy sẽ giúp Mỹ đẩy mạnh xây dựng lĩnh vực sản xuất năng lượng sạch nhằm cạnh tranh với Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu Tejas của Ấn Độ. Ảnh REUTERS
Về quốc phòng, đơn vị không gian vũ trụ của hãng General Electric của Mỹ thông báo đã ký thỏa thuận với công ty quốc doanh Ấn Độ Hindustan Aeronautics nhằm chế tạo động cơ máy bay tiêm kích cho không quân Ấn Độ. Thỏa thuận lịch sử này còn gồm việc sản xuất chung động cơ F414 của General Electric Aerospace tại Ấn Độ và các động cơ sẽ được sử dụng cho chiến đấu cơ Tejas của quốc gia Nam Á.
Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Ấn Độ phê chuẩn hợp đồng mua máy bay không người lái MQ-9B SeaGuardian của General Atomics (Mỹ). Ấn Độ sẽ mua 31 chiếc với giá khoảng hơn 3 tỉ USD. Nhà sản xuất Mỹ sẽ xây dựng cơ sở mới tại Ấn Độ để lắp ráp máy bay MQ-9B. Các tàu hải quân Mỹ cũng được phép ghé vào các xưởng tàu Ấn Độ để sửa chữa theo một thỏa thuận chung.
Về lĩnh vực không gian, Ấn Độ đồng ý tham gia Hiệp định Artemis do Mỹ dẫn đầu về khai phá không gian và sẽ làm việc với Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) trong một sứ mệnh chung lên Trạm không gian quốc tế (ISS) trong năm 2024.
Về công nghệ máy tính tiên tiến, Ấn Độ và Mỹ đồng ý thiết lập Cơ chế phối hợp lượng tử Ấn-Mỹ nhằm thúc đẩy nghiên cứu chung giữa lĩnh vực công và tư của hai nước trong mảng này.
Ngoài ra, Mỹ sẽ tạo điều kiện để người lao động có tay nghề của Ấn Độ được cấp thị thực (visa) sang Mỹ sinh sống và làm việc. Bên cạnh đó, Mỹ cũng có kế hoạch mở các lãnh sự quán mới tại thành phố Bengaluru và Ahmedabad của Ấn Độ. Ngược lại, Ấn Độ đang mở lãnh sự quán mới tại thành phố Seattle của Mỹ trong năm nay và sẽ sớm công bố 2 lãnh sự quán nữa tại Mỹ.
Ấn Độ bất ngờ hạn chế xuất khẩu gạo, giá có thể tăng thêm 50 USD/tấn
Chính phủ Ấn Độ bất ngờ ban hành quyết định cấm xuất khẩu tấm và áp thuế lên một số mặt hàng gạo xuất khẩu. Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 9.9.
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết: Ngày 8.9, Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ ban hành quyết định cấm xuất khẩu gạo tấm, có hiệu lực từ ngày 9.9. Một số lô hàng tiếp tục được xuất khẩu đến ngày 15.9 nếu đáp ứng được một trong các điều kiện như: Thứ nhất, hàng bắt đầu được xếp lên tàu trước khi có thông báo này. Thứ hai, hóa đơn vận chuyển đã xuất và tàu đã cập bến, neo đậu tại cảng của Ấn Độ và số thứ tự xếp hàng của tàu đã được phân bổ. Thứ 3, lô hàng đã được chuyển cho hải quan trước khi có thông báo và đã được hải quan đăng ký trên hệ thống.
Thị trường lúa gạo toàn cầu sẽ có nhiều biến động trong tuần tới. Ảnh DUY TÂN
Bên cạnh việc cấm xuất khẩu tấm, Chính phủ nước này còn áp thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại thóc gạo như: thóc (HS 100610), gạo lứt (HS 10620) và các loại gạo khác trừ gạo đồ, gạo Basmati (HS 10063090). Quyết định cũng có hiệu lực kể từ ngày 9.9.
Một số nhà xuất khẩu cho rằng, quyết định của chính phủ là quá bất ngờ, gây khó khăn cho các hợp đồng đã ký. Người mua không thể trả thêm 20% giá lô hàng và người bán cũng không thể bỏ ra 20% tiền thuế xuất khẩu. Động thái của chính phủ sẽ thúc đẩy giá gạo toàn cầu. Giá gạo trắng xuất khẩu có thể vượt 400 USD/tấn (từ mức 350 USD/tấn hiện nay). Các nhà xuất khẩu Ấn Độ sẽ yêu cầu chính phủ miễn thuế đối với khoảng 2 triệu tấn gạo đã được ký hợp đồng xuất khẩu nhưng chưa được vận chuyển.
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết thêm, động thái hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ dự báo tạo hiệu ứng đẩy giá gạo toàn cầu lên cao. Đồng thời việc cấm xuất khẩu tấm (nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi) sẽ đẩy giá thức chăn chăn nuôi tăng lên. Năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu đến 1,1 triệu tấn tấm từ Ấn Độ và Việt Nam nhập 433.000 tấn. Các doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng với các đối tác Ấn Độ cần nhanh chóng liên hệ với người bán để kiểm tra tình trạng giao hàng và đàm phán lại hợp đồng với những lô hàng chưa xuất khẩu.
Trong năm 2021, Ấn Độ đã xuất khẩu 21,5 triệu tấn gạo nhiều hơn tổng số gạo của 4 nước xuất khẩu lớn gồm Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ cộng lại.
Trao đổi với Thanh Niên, một số thương nhân xuất khẩu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lúa gạo cũng tỏ ra bất ngờ về thông tin trên. Một lãnh đạo doanh nghiệp ở ĐBSCL nói, vài hôm trước còn có thông tin cho rằng Chính phủ Ấn Độ đã không còn bàn tới việc cấm xuất khẩu tấm do nguồn cung ổn định trở lại. Tuy nhiên, với việc nước này ban hành hàng loạt chính sách mới đặc biệt là áp thuế 20% với nhiều loại gạo xuất khẩu sẽ tác động không nhỏ đến thị trường lúa gạo thế giới. Tuy nhiên, mức độ tác động lớn đến đâu phải chờ đến đầu tuần sau khi thị trường toàn cầu mở cửa trở lại.
Iraq được đề nghị tăng xuất khẩu dầu thô sang châu Á Iraq đã nhận được những đề nghị tăng lượng dầu thô xuất khẩu sang châu Á. Người đứng đầu Công ty Dầu mỏ quốc gia Iraq (SOMO), ông Alaa al-Yasiri, đã cho biết như vậy vào ngày 9/9. Một cơ sở lọc dầu tại Baiji, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Hãng thông tấn Nhà nước INA, ông Alaa al-Yasiri nêu rõ Iraq đang xuất...