Ấn Độ và kế hoạch chặn toàn bộ tàu Trung Quốc trên Ấn Độ Dương

Theo dõi VGT trên

Tờ Diplomat cho hay cuộc tranh luận mới đây của các nhà bình luận Ấn Độ hé lộ những chọn lựa chiến lược của quân đội nước này nếu xảy ra giao tranh với Trung Quốc. Ấn Độ sẽ phải chọn một trong hai chiến tuyến: Ấn Độ Dương hoặc biên giới với Trung Quốc trên bộ.

Tuần qua, Hải quân Ấn Độ bước sang một trang mới. Hôm 10/8, Ấn Độ kích hoạt lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm hạt nhân Arihant, tàu ngầm hạt nhân đầu tiên do nước này tự thiết kế và chế tạo.

Bên cạnh đó, tàu sân bay sản xuất nội địa đầu tiên của nước này, tàu Vikrant, được chính thức hạ thủy hôm 12/8. Đã từ lâu dư luận mặc định rằng một trong những mục tiêu hàng đầu của công cuộc hiện đại hóa và mở rộng hạm đội hải quân của Ấn Độ là nhằm gây sức ép tới Các tuyến đường vận tải biển (SLOCs) của Trung Quốc nếu hai nước có giao tranh.

Ấn Độ và kế hoạch chặn toàn bộ tàu Trung Quốc trên Ấn Độ Dương - Hình 1

Tàu INS Vikrant, tàu sân bay đầu tiên do Ấn Độ tự thiết kế và chế tạo, trong lễ hạ thủy hôm 12/8.

Cách đây vài tháng, tờ Economist cho rằng “năng lực hải quân của Ấn Độ có thể sẽ giúp nước này đạt được khả năng cản trở các chuyến tàu chở dầu tới Trung Quốc đi qua eo biển Malacca”.

Bài báo của tác giả David Scott trên tờ Tạp chí nghiên cứu chiến lược (Journal of Strategic Studies) cho rằng: “Ấn Độ có khả năng ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận Ấn Độ Dương qua eo biển Malacca”.

Ajai Shukla, một nhà báo quốc phòng dày dạn kinh nghiệm bình luận rằng: “Các nhà phân tích đều nhất trí rằng Hải quân Ấn Độ có thể chặn các tuyến đường vận tải trên Ấn Độ Dương bất kì khi nào họ muốn”. Nhà báo Ajai Shukla còn trích lời một vị tư lệnh hải quân Ấn Độ đã nghỉ hưu cho rằng: “Chỉ cần dùng tới 2 tàu ngầm và một phi đội chiến đấu cơ tới gần đảo Car Nicobar là có thể thực hiện được mục tiêu trên”.

Năm 2004, học thuyết hải quân chính thức đầu tiên của Ấn Độ đã có một tuyên bố khá “khoa trương” rằng việc “kiểm soát các khu vực “cổ chai” ở trên biển sẽ được sử dụng làm con bài để “mặc cả” trong cuộc chơi quyền lực quốc tế”.

Trên mục tranh luận của tờ Hindu, Raja Menon, một Chuẩn đô đốc hải quân đã nghỉ hưu và là nhân vật ủng hộ nhiệt tình việc phát triển năng lực đại dương của Ấn Độ, đã lên tiếng chỉ trích quyết định của chính phủ nước này đầu tư lớn vào việc xây dựng các quân đoàn bộ binh tấn công để điều động tới biên giới với Trung Quốc:

Trước hết, chúng ta dường như chưa đ.ánh giá điểm mạnh và điểm yếu của Trung Quốc. Sức mạnh của họ là mạng lưới vận tải khổng lồ mà họ đã xây dựng tại khu vực Tây Tạng. Với việc thành lập các quân đoàn tấn công đơn lẻ, chúng ta đang đ.ánh vào điểm mạnh của họ. Điểm yếu của Trung Quốc nằm ở khu vực Ấn Độ Dương, một thực tế mà ngay cả bản thân Trung Quốc cũng sẽ sẵn sàng thừa nhận.

Trung Quốc cần rất nhiều nguồn lực để tiến hành cải cách, giải quyết các vấn đề đối nội và Trung Quốc lệ thuộc ngày càng nhiều vào các nguồn tài nguyên ở châu Phi, đòi hỏi nước này phải sử dụng một lượng lớn các tuyến vận tải biển (SLOC) trên Ấn Độ Dương. Ngày hôm nay, đó chỉ đơn giản là những tuyến đường vận tải biển nhưng ngày mai, đó sẽ là huyết mạch của Trung Quốc.

Theo như bình luận của các nhà phân tích chiến lược Trung Quốc thì mối đe dọa thực sự đến từ khoản t.iền 600 tỷ rupee (khoảng 10 tỷ USD) mà Hải quân Ấn Độ chi cho việc tăng cường năng lực uy h.iếp các tuyến đường vận tải biển trên Ấn Độ Dương. Năng lực đó sẽ giúp Ấn Độ bao vây các tuyến đường vận tải biển của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương. Chúng ta có thể coi biên giới trên dãy Himalaya là vật thế chân cho sức mạnh của chúng ta trên Ấn Độ Dương với khoản đầu tư 600 tỷ rupee nói trên.

Ấn Độ và kế hoạch chặn toàn bộ tàu Trung Quốc trên Ấn Độ Dương - Hình 2

Tàu ngầm hạt nhân INS Arihant của Hải quân Ấn Độ.

Video đang HOT

Quan điểm của Menon không phải là mới mẻ. Tuy nhiên, điều thú vị là sự phản bác lại ý kiến của ông khá mạnh mẽ. Tác giả Zorawar Daulet Singh lập luận trên tờ Hindu rằng:

Ở đây chúng ta cần phải đặt đòn bẩy của quyền lực vào đúng vị trí cân bằng: Trung Quốc phải đ.ánh giá cao vai trò của các tuyến đường vận tải biển đến độ nào thì họ mới thay đổi các tính toán của mình ở khu vực biên giới. Việc chặn các tuyến đường vận tải biển cũng không hề đơn giản. Nếu sử dụng chiến lược chặn SLOCs thì thời gian để khiến Trung Quốc cảm thấy các nguồn cung tài nguyên của mình bị đe dọa sẽ khá dài, dài hơn rất nhiều so với một hoạt động trên bộ diễn ra nhanh chóng và không cần qui mô lớn, dù cho là phục vụ mục đích trả đũa hay thay đổi Đường kiểm soát thực tế (LAC).

Nếu kịch bản chặn các tuyến đường vận tải biển xảy ra, Trung Quốc cũng có thể sử dụng tới nguồn dự trữ xăng chiến lược của mình mặc dù mục đích của việc dự trữ này là nhằm bù đắp cho những lúc thị trường bị gián đoan. Thêm vào đó, Trung Quốc hiện đang theo đuổi các tuyến đường vận tải Á – Âu mới, ngày càng giao thương với Nga nhiều hơn trong lĩnh vực năng lượng và tăng cường các tuyến vận tải năng lượng qua Trung Á. Điều đó cho thấy Trung Quốc sẽ có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào các tuyến đường vận tải biển trên Ấn Độ Dương ít nhất và đối với một số nguyên liệu chiến lược. Nói tóm lại, một lợi ích cốt lõi không thể được đảm bảo bằng chiến lược leo thang ở trên biển như vậy.

Trên tờ New India Express, tác giả Bharat Karnad cũng có một số quan điểm tương tự:

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, một chiến lược hải quân chỉ có thể có tác dụng đối với một quốc đảo (giống như Nhật Bản trong thời kì Chiến tranh thế giới lần II) nhưng tự bản thân chiến lược đó chỉ có thể nhiều lắm là làm hư hại nặng chứ không thể t.iêu d.iệt được các cường quốc trên lục địa có mạng lưới giao thông phát triển mạnh.

Trong “một cuộc chiến có giới hạn” do Quân đội giải phóng nhân dân PLA khởi xướng, nếu chỉ làm chìm một vài chiếc tàu chiến Trung Quốc ở phía đông eo biển Malacca, hay làm chìm hoặc bắt giữ các tàu buôn của Trung Quốc ở các hải phận quốc tế chắc chắn không thể bù đắp cho tổn thất về lãnh thổ quốc gia ở Arunachal Pradesh và những nơi khác dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC) và ít có khả năng các lực lượng Trung Quốc sẽ rút lui như họ đã làm năm 1962. Vì thế, khôi phục được tình trạng kiểm soát đối với lãnh thổ sẽ khó hơn lãnh hải.

Tác giả Karnad cũng nghi ngờ liệu “lực lượng khoảng 50 tàu hải quân chiến lược vào năm 2030″ của Hải quân Ấn Độ có đủ để chặn hoàn toàn các tuyến đường vận tải biển của Trung Quốc hay không. Ông cũng nêu ra vấn đề quan trọng là cùng một mục tiêu, chặn các tuyến đường vận tải biển của Trung Quốc sẽ tốn thời gian hơn các hoạt động trên bộ.

Trên thực tế, người Trung Quốc có thể nhanh chóng giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh hạn chế với Ấn Độ trước khi các tàu hải quân và tàu buôn của nước này bị (Hải quân Ấn Độ) phát hiện và đ.ánh chìm. Thứ ba, không giống như Ấn Độ, Trung Quốc có kho dự trữ chiến lược xăng dầu, khoáng sản và kho dự trữ này giúp Trung Quốc có thể “trụ” qua được cuộc chiến tranh hạn chế và trước khi hành động của Ấn Độ trên biển có tác dụng.

Tác giả có tên Nitin Gokhale bình luận thêm:

SLOC không phải là của riêng Ấn Độ hay Trung Quốc và cộng đồng quốc tế chắc sẽ can thiệp để các tuyến vận tải biển được thông suốt, duy trì các hoạt động thương mại quốc tế diễn ra bình thường. Việc chặn các chuyến hàng của riêng Trung Quốc trên các tuyến đường hàng hải quốc tế khó thực thi hơn những tính toán trên giấy rất nhiều.

Theo tờ Diplomat, đây là một cuộc tranh luận khá thú vị vì những lí do sau:

Trước hết, cuộc tranh luận này giống một cuộc tranh luận diễn ra ở Mỹ về tính khả thi của ý tưởng chặn các tàu Trung Quốc. Ấn Độ vẫn mặc định một cách cứng nhắc khi cho rằng mình sẽ đơn phương thực hiện kế hoạch này trong khi hải quân Ấn Độ và hải quân Mỹ ngày càng tương tác với nhau nhiều hơn và Ấn Độ ngày càng quan tâm tới các cuộc tranh luận về Trung Quốc trên qui mô toàn châu Á. Những kịch bản mà các tác giả tham gia tranh luận nêu ra chỉ phản ánh các cuộc tranh chấp song phương giữa Trung Quốc và Ấn Độ và hình dung ra rằng Ấn Độ sẽ chỉ hành động một mình mà không liên kết với hải quân của quốc gia nào khác chặn các SLOC của Trung Quốc.

Thứ hai, đ.ánh giá của Ấn Độ về sức mạnh hàng hải của chính nước này sẽ là những nhân tố quan trọng hình thành cách hành xử của Ấn Độ trong khủng hoảng, đặc biệt trong trường hợp cuộc tranh chấp ở khu vực biên giới với Trung Quốc bùng phát thêm lần nữa. Việc Ấn Độ tin như thế nào vào năng lực hải quân của mình sẽ quyết định liệu nước này có cảm thấy đủ tự tin làm leo thang căng thẳng về vấn đề biên giới hay không.

Điều đặc biệt quan trọng về cuộc tranh luận này là vấn đề cụ thể được nêu ra ở đây là làm sao phân biệt được tàu Trung Quốc và tàu của các nước khác – một câu hỏi bị bỏ quên trong các cuộc thảo luận – và do đó khái niệm “chặn” các tuyến vận tải biển thực ra là “ngoa ngôn”.

Thứ ba, cuộc tranh luận này ám chỉ tới việc huy động các nguồn lực giữa các lực lượng vũ trang trong bối cảnh Hải quân Ấn Độ đang bị không quân và bộ binh bỏ lại phía sau. Trong kế hoạch chi tiêu 2013-2014, ngân sách dành cho Hải quân giảm nhiều nhất và chiếm phần nhỏ nhất (18% so với 28% của Không quân và 49% của Bộ binh).

Thêm vào đó, theo một báo cáo gần đây của Tổng cục quản lý và kiểm toán Ấn Độ, Hải quân nước này mới chỉ có được “61% số tàu chiến, 44% số tàu khu trục và 20% số tàu hộ tống so với nhu cầu tối thiểu của lực lượng này”. Cuộc tranh luận về liệu Trung Quốc mạnh hơn ở trên biển hay trên đất liền sẽ có tác động tới cách Ấn Độ sử dụng các nguồn lực của mình như thế nào trong tương lai và liệu nước này có tăng lượng tàu chiến (và đặc biệt là lượng tàu ngầm) về lâu dài hay không.

Thứ tư và cuối cùng, cuộc tranh luận về cách thức đáp trả Trung Quốc nói trên rất có ý nghĩa do nó ám chỉ tới “sự đ.ánh đổi” và điều đó sẽ đặt ra câu hỏi về chiến tuyến nào sẽ được Ấn Độ ưu tiên hơn: Ấn Độ Dương hay vùng biên giới với Trung Quốc.

Sự đ.ánh đổi và ưu tiên là tâm điểm trong chiến lược của Ấn Độ. Với một quốc gia từ lâu vẫn bị chỉ trích vì thiếu tư duy chiến lược, Ấn Độ sẽ có lợi nếu nước này buộc phải suy nghĩ về vấn đề hiện đại hóa quân sự với các lựa chọn liên quan tới mọi năng lực quân sự, cả năng lực trên bộ, trên biển và trên không chứ không chỉ là những lựa chọn rời rạc.

Theo Infonet

Việt Nam tiếp tục bàn về Biển Đông tại Úc

Việt Namvừa tham dự hội thảo vềbiển Đôngtại Úc với chủ đề "Biển Đông và môi trườngan ninhkhu vực của Úc" với sự tham dự của khoảng 50 học giả, chuyên gia luật, quân sự, an ninh, ngoại giao, nhà bình luận quốc tế ... ngày 28/3 vừa qua.

Báo Thanh Niên ngày 4/1 cho biết, Việt Nam tham gia với bài tham luận về quá trình đòi chủ quyền lãnh hải tại biển Đông và những văn bản pháp lý chứng minh chủ quyền lãnh hải của Việt Nam tại biển Đông.

Hội thảo đã nghe các diễn giả trình bày về nguồn gốc tranh chấp ở Biển Đông, vai trò của luật pháp và quản trị quốc tế, quan điểm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các bên tranh chấp về vấn đề Biển Đông, lợi ích của Mỹ tại Biển Đông, sự liên quan của Úc tại Biển Đông và một s.ố đ.ề xuất giải pháp.

Việt Nam tiếp tục bàn về Biển Đông tại Úc - Hình 1

Thủy phi cơ, trực thăng vũ trang hạm đội Nam Hải, Trung Quốc tập trận đổ bộ chiếm "đảo D" trên Biển Đông

Sau các phần hỏi đáp, Hội thảo cũng đã đề xuất một số giải pháp cho vấn đề Biển Đông. Trong đó nhấn mạnh sự ổn định, tránh xung đột tại Biển Đông là rất cần thiết trước khi có thể tìm ra biện pháp giải quyết tranh chấp.

Các bên cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), nhất trí với đề xuất của ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) cũng như các đề xuất về ngăn chặn xung đột, hợp tác thể chế hàng hải. Hội thảo nhấn mạnh rằng quá trình tìm giải pháp cho tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông rất cần sự tham gia tích cực của Trung Quốc.

Trước đó, tại Mỹ, từ ngày 13 tới 15/3 cũng đã diễn ra do Hội Châu Á - trụ sở tại New York - phối hợp với Trường Chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore đồng tổ chức. Việt Nam có hai học giả từ trong nước là tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Anh, Phó trưởng khoa Khoa Luật quốc tế thuộc Học viện Ngoại giao và bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và điều ước quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao tham gia.

Đặt dưới lăng kính "Biển Đông là nhân tố trung tâm cho hòa bình và an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương", các chuyên gia tham gia hội thảo đã phân tích xem phải chăng tranh chấp khu vực này đang là một quả b.om n.ổ chậm, đòi hỏi phải nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ.

Báo Đất Việt dẫn bài viết của TS Vũ Quang Việt (Nguyên chuyên viên cao cấp của LHQ) cho biết, các chuyên gia Luật quốc tế, trừ giáo sư Luật ở Đại học Thanh Hoa TQ tham dự hội thảo cho rằng, việc Philippines kiện Trung Quốc là đúng và theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS = Luật Biển), Chủ tịch Tòa án Luật Biển của Liên hợp quốc (LHQ) sẽ phải cử ra 5 thành viên để xét xử, bất chấp việc Trung Quốc từ chối tham gia.

Các chuyên gia uy tín về luật quốc tế tham dự hội thảo, như GS Jerome Cohen ở Đại học New York và GS Robert Beckman ở NUS ủng hộ vụ kiện này của Philippines. Ông Cohen còn nói rằng Việt Nam cũng nên làm thế.

Tuy nhiên Giáo sư người Singapore lại cho rằng việc Philippines không tham khảo ý kiến của ASEAN trước khi kiện có thể gây tổn hại cho sự thống nhất của tổ chức này. Đại sứ Philippines đã phản bác quan điểm này và cho rằng Phi phải vệ quyền lợi của đất nước họ, không thể chờ đợi ASEAN đi đến đồng thuận, điều có thể không bao giờ xảy ra.

Tại hội thảo, các học giả Mỹ đã nhấn mạnh về tuyên bố Wasinhton trung lập trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và chỉ muốn bảo đảm tự do đi lại cho tàu thuyền của các nước mà thôi. Phía Mỹ nhấn mạnh rằng hiện nay Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa thiết lập được quan hệ chặt chẽ, chưa thiết lập được đường dây nóng giữa các lãnh đạo cấp cao, kể cả cấp bộ trưởng quốc phòng hai nước, nên nguy cơ hiểu lầm, tính toán sai lầm, biến đụng độ nhỏ trở thành đụng độ lớn, vẫn còn cao.

Trái với mong mỏi của dư luận, Thiếu tướng Chu Thành Hổ (Zhu Chenghu), Hiệu trưởng Học viện Quốc phòng, Trường Đại học Quốc phòng, Trung Quốc cho rằng hiện không phải là thời điểm phù hợp để đi tới thoả thuận về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Ông Chu cũng nói lấp lửng rằng đa số dân chúng Trung Quốc muốn Biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc, nhưng né tránh nói rõ quan điểm của Bắc Kinh.

Tướng Chu cũng nói rằng Trung Quốc muốn "giữ hiện trạng", nhưng nhiều người cho rằng cần phải xác định rõ "giữ hiện trạng" là gì. Ví dụ việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa, đơn phương ra lệnh cấm đ.ánh cá gần Hoàng Sa, Trường Sa có phải là "giữ hiện trạng" không? Trung Quốc đã từng chiếm Hoàng Sa năm 1974 và đ.ánh chiếm đảo Gạc Ma từ tay Việt Nam năm 1988 rồi nay lại kêu gọi "giữ hiện trạng" thì có hợp lý không?

Trung Quốc liên tiếp gây rối ở Biển Đông

Tờ Manila Standard Today xuất bản tại Philippines ngày 23/3 nhận định, Bắc Kinh đang tiếp tục leo thang gây hấn trên Biển Đông, củng cố yêu sách (phi pháp) của mình trên Biển Đông bằng các cuộc tuần tra hàng hải trên mặt biển, trên không ở khu vực tranh chấp.

Dẫn nguồn tin Tân Hoa Xã, hôm thứ Hai một chiếc trực thăng Trung Quốc cất cánh từ tàu Hải tuần 31 để thực hiện cái gọi là "tuần tra, giám sát" không phận khu vực Đá Tư Nghĩa nằm trong cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Đá Tư Nghĩa đang bị lính Trung Quốc chiếm đóng trái phép - PV).

Giới truyền thông Trung Quốc cũng liên tục đưa tin rằng đây là lần đầu tiên Trung Quốc phái máy bay trực thăng hàng hải đến khu vực quần đảo Trường Sa. Không đừng lại ở đây, Hải tuần Trung Quốc còn thả hoa tiêu trái phép tại khu vực Đá Tư Nghĩa, Bãi Đá Bắc thuộc cụm Bình Nguyên và Bãi Trăng Khuyết thuộc cụm An Bang, quần đảo Trường Sa.

Ngày 22/3, một chiếc tàu Ngư chính "to nhất" Trung Quốc tiếp tục được phái tới Trường Sa để thực hiện cái gọi là "tuần tra, bảo vệ ngư dân" trong khi 4 tàu chiến thuộc hạm đội Nam Hải đang tập trận trên vùng biển "X", đổ bộ đ.ánh chiếm "đảo D" trên Biển Đông.

Bộ Ngoại giao Philippines cho hay, Manila đang theo dõi chặt chẽ mọi động thái của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng các khu vực hàng hải thuộc "chủ quyền" của Philippines.

Trước đó, chiều 8/3, một đội tàu hải giám của Trung Quốc đã rời Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc, để thực hiện cái gọi là "tuần tra định kỳ" ở Biển Đông.

Đội tàu trên gồm ba chiếc mang số hiệu Hải giám 83, Hải giám 262 và Hải giám 263, cùng một trực thăng mang số hiệu Hải giám B-7103, được giao nhiệm vụ tiến hành tuần tra các vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong 9 ngày.

Cách đó 5 ngày, (3/3), 3 tàu Hải tuần Trung Quốc chở theo 1 chiếc trực thăng đã kéo ra quần đảo Trường Sa thực hiện cái gọi là "tuần tra chấp pháp".

Theo vietbao

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện 200 viên sỏi trong khớp vai, bác sĩ cảnh báo căn bệnh nguy hiểm
06:34:12 24/06/2024
Thành phố Sevastopol ở Crimea ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ tấn công của Ukraine
20:28:38 24/06/2024
Mỹ nới lỏng giới hạn cho phép Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga
17:20:57 23/06/2024
Ấn Độ nêu lý do từ chối nối lại chuyến bay thẳng với Trung Quốc
14:52:57 23/06/2024
Tìm thấy 20 t.hi t.hể trong vụ cháy nhà máy pin tại Hàn Quốc
20:36:08 24/06/2024
Nhật Bản tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn bay
09:11:57 25/06/2024
Nga triệu tập Đại sứ Mỹ sau vụ Ukraine tấn công thành phố Sevastopol
05:50:06 25/06/2024
Nga cảnh báo đáp trả các biện pháp trừng phạt mới của EU
09:14:59 25/06/2024

Tin đang nóng

Châu Bùi: "Tôi chỉ cần nhìn cái áo của mình bị cởi ra ở trên mạng thôi thì thà c.hết còn hơn"
10:06:49 25/06/2024
Vợ chồng Trường Giang để lộ chuyện 1 sao nữ Vbiz đang bí mật mang thai con đầu lòng?
08:05:47 25/06/2024
Bữa cỗ c.hết nghẹn và tập hồ sơ bị ném lên bàn khiến chồng ngồi thụp xuống thở dài thốt lên 3 từ "Xin lỗi em"
08:42:28 25/06/2024
Lộ diện căn nhà thuê của Xoài Non sau khi rời khỏi chồng cũ giàu có
07:17:02 25/06/2024
Nguyên mẫu đời thật của Lưu Diệc Phi trong Câu Chuyện Hoa Hồng: Tiểu tam cướp bồ bạn thân, yêu đương mù quáng hơn cả trên phim
09:10:36 25/06/2024
Vội vã về nhà mừng sinh nhật mẹ chồng, tôi thấy "con dâu hụt" của bà đang mặc váy ngủ nằm lăn lê bò toài trên giường của mình
08:29:14 25/06/2024
Năm đó chuẩn bị vào Đại học, cha dượng xé giấy nhập học của tôi 7 năm sau ngẫm lại, tôi biết ơn ông rất nhiều!
11:19:55 25/06/2024
DJ Tít khoe dáng n.óng b.ỏng sau khi sinh con thứ 3
10:53:21 25/06/2024

Tin mới nhất

Cuộc chiến toàn diện không thể tránh khỏi giữa Israel và Hezbollah?

12:26:46 25/06/2024
Bất chấp những nỗ lực tích cực và những cảnh báo cứng rắn, nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông vẫn đang tăng lên từng giờ.

Nhà sáng lập WikiLeaks đồng ý nhận tội

11:38:46 25/06/2024
Theo hồ sơ tại Tòa án Quận phía Bắc Quần đảo Mariana của Mỹ công bố tối 25/6, ông Assange, 52 t.uổi, đã đồng ý nhận tội danh hình sự về việc âm mưu lấy và tiết lộ các tài liệu mật về quốc phòng của Mỹ.

Ai Cập phối hợp với LHQ gửi hơn 2.000 xe tải viện trợ tới Gaza

11:18:48 25/06/2024
Trong báo cáo tình hình mới nhất, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của LHQ cảnh báo rằng tình hình nhân đạo đang xấu đi ở Gaza, đặc biệt là ở khu vực phía Nam.

Mỹ bí mật giảm tốc độ huấn luyện phi công Ukraine sử dụng F-16

09:13:10 25/06/2024
Trước công chúng, Tổng thống Mỹ Joe Biden thường nói về sự hỗ trợ toàn diện cho Ukraine, nhưng sau hậu trường, ông lại giảm tốc độ hỗ trợ.

Kiều bào tại Cộng hòa Séc một lòng hướng về xây dựng quê hương

09:10:28 25/06/2024
Đây là một trong những hội đồng hương được thành lập sớm nhất trong cộng đồng người Việt Nam tại CH Séc với hàng nghìn thành viên đang làm ăn, sinh sống ở hầu hết các địa phương trên khắp CH Séc.

Hợp tác song phương Trung Quốc - Ba Lan ngày càng sâu sắc

08:56:45 25/06/2024
Tại cuộc hội đàm, nhà lãnh đạo Trung Quốc còn tuyên bố nước này quyết định thực hiện chính sách đơn phương miễn thị thực trong 15 ngày cho công dân Ba Lan.

Phát hiện graphen tự nhiên trong mẫu đất từ Mặt Trăng

08:51:19 25/06/2024
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc hình thành graphene ít lớp và graphite carbon có thể bắt nguồn từ quá trình xúc tác khoáng chất do gió Mặt Trời và các đợt phun trào núi lửa sớm trên Mặt Trăng thúc đẩy.

Nga: Hỏa hoạn gần thủ đô Moskva làm 8 người t.hiệt m.ạng

08:47:31 25/06/2024
Lửa đã bùng lên từ tầng 6 và hiện đã lan đến tầng 8. Những người có mặt ở tầng dưới đã nhánh chóng sơ tán khỏi tòa nhà. Hơn 100 nhân viên cứu hỏa đang nỗ lực dập lửa.

Malaysia: Bắt giữ 8 nghi can liên quan IS

08:39:56 25/06/2024
Toàn bộ những nghi phạm này đều bị giam giữ theo Luật Hình sự và bị điều tra theo Đạo luật về tội phạm an ninh (Các biện pháp đặc biệt) năm 2012.

Doạ đ.ánh bom 'cho vui', một học sinh Ấn Độ 13 t.uổi bị bắt giữ

08:34:38 25/06/2024
Cả hai vụ việc đều xảy ra trong bối cảnh các chuyến bay đến các sân bay Ấn Độ nhận được hàng loạt lời đe dọa giả mạo trong những tháng gần đây.

Triều Tiên cảnh báo về việc tàu sân bay Mỹ cập cảng Hàn Quốc

07:13:25 25/06/2024
Triều Tiên lâu nay lên án các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc cũng như việc Mỹ điều động khí tài chiến lược tới Bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng coi các động thái này là diễn tập xâm lược Triều Tiên.

Khí đốt Nga gặp khó khi đến với thị trường châu Âu

07:10:22 25/06/2024
EU cũng hướng tới việc hạn chế hành vi gian lận bằng cách đưa ra nhiều hình phạt hơn ở cấp quốc gia thành viên đối với những đối tượng bị phát hiện vi phạm các quy định.

Có thể bạn quan tâm

Doãn Hải My tiết lộ bụng rạn trắng sau sinh, giảm liền 9kg vì lý do này

Làm đẹp

13:35:25 25/06/2024
Doãn Hải My chia sẻ quan điểm tích cực về tình trạng rạn da sau sinh: Xác định là một khi đã bị rạn thì nó sẽ đi theo mình suốt cuộc đời, mình đón nhận điều này một cách tích cực.

10 bị cáo hầu tòa phúc thẩm vụ sai phạm tại dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Tin nổi bật

13:24:40 25/06/2024
Ngày 25/6, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ sai phạm xảy ra tại dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giai đoạn 2.

'Kiều nữ' tung chiêu khiến người yêu và nhóm bạn sập bẫy lừa

Pháp luật

13:19:39 25/06/2024
Có nhan sắc của một kiều nữ , khoảng cuối năm 2019, Xuyến quen biết anh Nguyễn Mạnh H. (SN 1995) là chuyên viên của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam.

Quất hồng bì vào mùa, cách sử dụng đúng có lợi cho sức khỏe

Sức khỏe

13:07:27 25/06/2024
Đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ phòng, sau 3 tháng là có thể sử dụng. Lúc này đường phèn đã tan hết, nước quất tiết ra sánh lại có màu vàng.

Dàn 2 ngày 1 đêm bị tấn công vì khán giả quá khích, đạo diễn lên tiếng: "Bà con đừng theo đoàn nữa..."

Tv show

12:50:29 25/06/2024
Ngoài việc được ủng hộ, tiếp thêm động lực thì dàn sao và cả ekip 2 ngày 1 đêm cũng phải đối mặt với những kiếp nạn vì nhiều người hiếu kỳ kéo đến, làm ảnh hưởng đến quá trình ghi hình.

Từ nay hãy gọi Kim Ji Won là ca sĩ, MXH náo loạn với màn rap vừa cháy vừa xinh lại vừa ngầu!

Sao châu á

12:44:20 25/06/2024
Kim Ji Won từng được đào tạo làm idol trước khi trở thành diễn viên. Chính vì vậy nữ hoàng nước mắt có kỹ năng trình diễn không vừa.

Phỏng vấn nóng Châu Bùi sau vụ tố giác quay lén chấn động: Không phải ai cũng đủ can đảm để lên tiếng vì sợ bị phân biệt đối xử

Sao việt

12:37:56 25/06/2024
Không ít người cũng bày tỏ sự nể phục khi Châu Bùi dám lên tiếng, đối chất với thủ phạm và đưa sự việc ra ánh sáng để cảnh giác những người xung quanh.

Phim cổ trang chưa chiếu đã bị chê tan nát: Cặp chính kém sắc như nhau, nhìn sang nam phụ càng tụt mood

Phim châu á

12:30:33 25/06/2024
Bộ phim cổ trang được đ.ánh giá có nội dung hấp dẫn nhưng trailer khiến khán giả thất vọng vì dàn diễn viên kém đẹp, không có chemistry.

GEL-KAYANO31 giúp dân chạy bộ trải nghiệm tính ổn định và sự thoải mái vượt bậc

Thời trang

11:56:26 25/06/2024
Theo Triết lý thiết kế của ASICS, từng sản phẩm sẽ không ngừng cải tiến để mang lại cảm giác tốt nhất cho cả cơ thể lẫn tâm trí của người sử dụng.

Quỳnh Như tái hiện vẻ đẹp mộc mạc của những miền quê qua violin

Nhạc việt

11:42:08 25/06/2024
Nghệ sĩ violin Quỳnh Như vừa ra mắt album Viollage gồm 9 tác phẩm bất hủ của các nhạc sĩ nổi tiếng để thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước.

Tử vi hôm nay, thứ Ba 25/6/2024: Tỵ tài lộc dồi dào, Dần t.iền bạc rủng rỉnh, Ngọ phú quý đủ đường

Trắc nghiệm

11:26:28 25/06/2024
Theo tử vi 12 con giáp, 3 t.uổi sau được dự đoán đổi đời phất lên trông thấy, từ nay không lo thiếu của ăn của để.Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Ba 25/6/2024, t.uổi Tỵ