Ấn Độ ủng hộ vai trò trung tâm và tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 23/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S. Jaishankar nhấn mạnh rằng, thông qua hợp tác chặt chẽ hơn, Ấn Độ và các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể đóng một vai trò quan trọng trong cấu trúc khu vực mới nổi của Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương (AĐD-TBD).
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar. Ảnh tư liệu: TTXVN phát
Trong bài phát biểu trực tuyến tại Diễn đàn tương lai ASEAN lần đầu tiên, Ngoại trưởng Jaishankar nêu rõ: “Chúng tôi ủng hộ sự thống nhất, vai trò trung tâm và tầm nhìn của ASEAN về AĐD-TBD. Ấn Độ thực sự tin rằng một ASEAN mạnh mẽ và thống nhất có thể đóng vai trò mang tính xây dựng trong cấu trúc khu vực mới nổi của AĐD-TBD”.
Theo ông, “Sức mạnh tổng hợp giữa Sáng kiến AĐD-TBD (IPOI) của Ấn Độ và Tầm nhìn ASEAN về AĐD-TBD (AOIP) vốn được phản ánh trong tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo ASEAN-Ấn Độ, cung cấp một khuôn khổ hợp tác mạnh mẽ, trong đó liệt kê ra các thách thức đối với an ninh toàn diện cũng như phương pháp giải quyết những thách thức này”.
Video đang HOT
Viện dẫn Hội nghị thượng đỉnh G20 do Ấn Độ tổ chức vào năm ngoái dưới vai trò chủ tịch nhóm, Ngoại trưởng Jaishankar cho biết đã đến lúc các nước khu vực Nam Bán cầu đảm nhận vai trò lớn hơn trong các vấn đề quốc tế.Ông cho rằng “ngày nay, một châu Á đa cực và một thế giới đa cực ngày càng trở nên rõ ràng. Điều này làm nổi bật vai trò ngày càng quan trọng của ASEAN và Ấn Độ trong việc giải quyết thực tế của trật tự thế giới mới nổi. Điều này đặt ra nhu cầu hợp tác và phối hợp chặt chẽ hơn giữa Ấn Độ và ASEAN”.
Nhấn mạnh đến Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), ông Jaishankar bày tỏ quan ngại trước những thách thức an ninh ngày càng gia tăng ở AĐD-TBD, cho rằng điều quan trọng là quyền tự do hàng hải, hàng không và thương mại không bị cản trở phải được tất cả các nước tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi. Bên cạnh đó, ông nêu rõ UNCLOS cung cấp một khuôn khổ pháp lý toàn diện và được coi là hiến pháp của các vùng biển, trong đó mọi hoạt động trên biển và đại dương phải được thực hiện.
Diễn đàn Tương lai ASEAN khai mạc ngày 23/4 tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Việt Nam.
Chủ đề của diễn đàn năm nay là “Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm”. Sự kiện năm nay nhằm mục đích thúc đẩy một cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết và năng động trong kỷ nguyên số.
Ấn Độ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng UNCLOS 1982
Trang mạng hindustannewshub.com đưa tin ngày 14/7, phát biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 (AMM-56) và các hội nghị liên quan tại thủ đô Jakarta của Indonesia, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và ủng hộ lập trường của ASEAN trong quá trình xác định các quyền được hưởng dựa trên công ước này.
Quang cảnh Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Ấn Độ trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56, ngày 13/7. Ảnh: Đào Trang/PV TTXVN tại Indonesia
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, quan chức ngoại giao Ấn Độ đã bày tỏ quan ngại về những hoạt động gây tổn hại tới hòa bình và ổn định, đồng thời nhấn mạnh bất kỳ Bộ quy tắc ứng xử nào của các bên ở Biển Đông cũng không được phép làm phương hại đến quyền và lợi ích của bên thứ ba.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Jaishankar cũng đánh giá cao vai trò quan trọng của ASEAN trong chính sách Hành động phía Đông của Ấn Độ và tầm nhìn rộng hơn của New Delhi đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Jaishankar đã gặp Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi). Mục đích của cuộc gặp là thảo luận các vấn đề nổi cộm liên quan đến hòa bình ở khu vực biên giới hai nước.
Trên tài khoản Twitter, Ngoại trưởng Jaishankar đã chia sẻ thông tin về cuộc gặp, trong đó ông xác nhận cuộc gặp đã diễn ra. Ngoài các vấn đề về biên giới, hai bên còn đề cập đến Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, chương trình nghị sự của ARF, Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Jaishankar đã nhấn mạnh phản ứng của Ấn Độ đối với những thách thức toàn cầu - bao gồm thúc đẩy ngoại giao để giải quyết các cuộc xung đột, tăng cường hợp tác và ủy quyền toàn cầu trong cuộc chiến chống khủng bố, đồng thời ủng hộ mở rộng phạm vi tiếp cận tài nguyên để hỗ trợ Nam Bán cầu.
ASEAN với ánh nhìn từ nước Mỹ "Trong nhiều thập kỷ, các nhà lập pháp Mỹ ở cả hai đảng chính trị đã công nhận tầm quan trọng của mối quan hệ bền chặt Mỹ_ASEAN đối với an ninh và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Dự luật Trung tâm Mỹ-ASEAN sẽ khởi động những nỗ lực mới, nhằm mở rộng hợp tác Mỹ-ASEAN và tăng...