Ấn Độ ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông
Thủ tướng Ấn Độ bày tỏ New Delhi sẵn sàng cùng các nước ASEAN hợp tác vì khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn.
Hội nghị Cấp cao ASEAN – Ấn Độ lần thứ 17 được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Hà Nội chiều nay, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bày tỏ Ấn Độ sẵn sàng cùng các nước ASEAN hợp tác, phấn đấu vì khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không.
Ấn Độ khẳng định ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông, nhất là các nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp, không quân sự hóa, tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Video đang HOT
Thủ tướng Modi phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN – Ấn Độ chiều 12/11. Ảnh: Vũ Anh .
New Delhi cũng kêu gọi thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò của Ấn Độ trong thúc đẩy hợp tác vì hòa bình, ổn định, hợp tác trong khu vực. Thủ tướng bày tỏ mong muốn Ấn Độ tham gia sâu rộng hơn trong các lĩnh vực hợp tác ASEAN, cùng đấu tranh chiến thắng đại dịch Covid-19 vì sự an toàn của người dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quan điểm của Việt Nam phù hợp với lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông được khẳng định tại các hội nghị của khối, nhằm xây dựng Biển Đông thành vùng biển của hòa bình, ổn định và hợp tác.
Lãnh đạo các bên khẳng định quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Ấn Độ có giá trị đặc biệt với hòa bình, ổn định, phát triển và phồn vinh trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng lớn, giàu tiềm năng.
Các nước ASEAN hoan nghênh Ấn Độ triển khai mạnh mẽ chính sách “Hướng Đông” tập trung thúc đẩy quan hệ phong phú, đa dạng và sâu sắc với ASEAN.
Thủ tướng Ấn Độ thông báo nước này sẽ đóng góp một triệu USD cho Quỹ phòng chống Covid-19 của ASEAN. Ông Modi cũng đánh giá cao những thành quả trong phòng chống và kiểm soát dịch bệnh của ASEAN, khẳng định sẽ cùng ASEAN thúc đẩy hợp tác, hướng tới nghiên cứu và phát triển thành công vaccine Covid-19 hiệu quả, giá cả phải chăng, phục vụ cho cộng đồng.
Indonesia lo ngại căng thẳng Biển Đông cản trở sự phục hồi Covid-19
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN, Tổng thống Indonesia bày tỏ quan điểm về việc phục hồi sau đại dịch đồng thời cũng bày tỏ lo ngại căng thẳng Biển Đông sẽ cản trở sự phục hồi sau dịch Covid-19.
Hôm nay (12/11), Tổng thống Indonesia đã tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan theo hình thức trực tuyến.
Tại Hội nghị, Tổng thống Indonesia Joko Widodo hoan nghênh việc ban hành Tuyên bố ASEAN về Khung thỏa thuận hành lang đi lại ASEAN. Tổng thống Indonesia hi vọng hành lang đi lại ASEAN có thể đi vào hoạt động trong quý đầu tiên của năm tới nhằm khôi phục các hoạt động kinh tế sau đại dịch với quy trình y tế nghiêm ngặt. Ông cũng bày tỏ lạc quan với việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sau 8 năm đàm phán sẽ đem lại hội nhập kinh tế to lớn và lợi ích cho người dân.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo. (Nguồn: Reuters)
Tại cuộc họp, Tổng thống Jokowi cũng chuyển tải tầm quan trọng của vai trò của ASEAN trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Theo ông, trong bối cảnh đối đầu giữa các cường quốc thế giới, các bên đều muốn lôi kéo ASEAN do vậy, ASEAN phải vững chắc, duy trì sự cân bằng, tiếp tục truyền tải thông điệp cho các nước đối tác về việc tăng cường hợp tác cùng có lợi, tôn trọng Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác và tầm quan trọng của tôn trọng luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.
Tuy nhiên, Tổng thống Indonesia cũng lo ngại, căng thẳng trên Biển Đông hiện nay sẽ cản trở việc phục hồi sau đại dịch. Tại hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 23, Tổng thống Joko Widodo cho rằng, nếu cuộc xung đột trên Biển Đông vẫn tiếp tục diễn ra, sự phục hồi tổng thể trong khu vực từ đại dịch Covid-19 sẽ trở nên khó khăn hơn.
Tổng thống Jokowi cũng đề cập đến vấn đề ổn định và hòa bình ở khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. Ông kêu gọi các quốc gia, không có ngoại lệ đều phải có trách nhiệm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, đặc biệt làtrên Biển Đông. Ngoại trưởng Indonesia cũng xác nhận điều này trong thông cáo báo chí ngày hôm nay. Theo đó, "Tổng thống Indonesia đã nhắc lại tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của tất cả các bên trong việc kiềm chế các hành vi làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông".
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Indonesia cũng khuyến khích ASEAN và Trung Quốc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược, ngay lập tức kích hoạt lại hợp tác kinh tế thông qua hài hòa hóa chính sách và đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách dỡ bỏ các rào cản thương mại. Ông hy vọng quan hệ đối tác giữa ASEAN và Trung Quốc có thể đạt được nhiều tiến bộ hơn thông qua sự hợp tác hiện có giữa hai bên. Tổng thống Indonesia đánh giá cao việc Trung Quốc đã đưa vaccine trở thành hàng hóa công cộng và kêu gọi các bên cùng hợp tác để đáp ứng nhu cầu về thuốc và vaccine Covid-19 trong khu vực./.
Thủ tướng Thái Lan nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ Thủ tướng Thái Lan khẳng định, ASEAN và Ấn Độ cần ưu tiên hợp tác trong việc giải quyết tác động tiêu cực của Covid-19 và thúc đẩy quá trình phục hồi sau đại dịch mạnh mẽ, bền vững và toàn diện. Chiều 12/11 (giờ Bangkok, Thái Lan), trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị cấp cao...