Ấn Độ tuyên bố không nhờ ông Trump là trung gian hòa giải với Pakistan
Ấn Độ đã phủ nhận rằng thủ tướng của họ đã yêu cầu Tổng thống Mỹ Donald Trump đóng vai trò trung gian hòa giải cuộc xung đột Kashmir với Pakistan.
Ông Trump và ông Khan – Ảnh: Internet
Hôm 22.7, khi gặp Imran Khan, Thủ tướng Pakistan, tại Nhà Trắng, ông Trump đã nói rằng ông muốn làm trung gian hòa giải giữa Pakistan và Ấn Độ, vốn đã xung đột trong hàng chục năm qua. Ông Trump tuyên bố rằng Narendra Modi, nhà lãnh đạo Ấn Độ hai tuần trước đã tiếp cận và nhờ ông làm trung gian hòa giải giữa hai nước.
“Tôi đã gặp Thủ tướng Modi hai tuần trước và chúng tôi đã nói về chủ đề này. Và ông thực sự đã nói “Liệu ông có muốn trở thành một người hòa giải không, hoặc trọng tài hay không”; tôi nói “ở đâu?”; ông ấy nói “Kashmir”, bởi vì điều này đã diễn ra trong nhiều năm, tôi đã ngạc nhiên vì nó đã diễn ra khá lâu rồi”, ông Trump nói. Ông Imran Khan đã xen vào nói, “70 năm”.
Ông Khan ngay lập tức ủng hộ ý tưởng này của ông Trump, nhưng Ấn Độ liền bác bỏ tuyên bố của ông chủ Nhà Trắng, nhấn mạnh rằng quan điểm của họ là giải quyết song phương với Pakistan, không nhờ bên thứ 3 can thiệp vào.
Video đang HOT
“Tôi muốn nhấn mạnh rằng không có yêu cầu nào như vậy (đối với Kashmir) được thủ tướng gửi tới tổng thống Mỹ. Mọi vấn đề với Pakistan đã và sẽ vẫn là song phương giữa Ấn Độ và Pakistan”, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S Jaishankar tuyên bố với Quốc hội Ấn Độ, khi phe đối lập chất vấn chính phủ vì tuyên bố của ông Trump.
“Tôi muốn nhắc lại rằng tất cả các cam kết với Pakistan sẽ chỉ là vấn đề song phương. Tôi cũng muốn nhắc lại rằng đối thoại song phương chỉ có thể xảy ra khi Pakistan chấm dứt khủng bố xuyên biên giới. Thỏa thuận Simla và Tuyên bố Lahore đã được soạn như vậy”, ông Jaishankar nói thêm.
Tuy nhiên, theo NDTV thì các nghị sĩ đối lập không hài lòng với câu trả lời của ông Jaishankar và muốn đích thân Thủ tướng Modi phải trả lời trước quốc hội nước này về chuyện này cho rõ ràng.
Bộ Ngoại giao Mỹ thì ngay lập tức “kiểm soát thiệt hại” cho bình luận của ông Trump khi nói rằng dù vấn đề Kashmir là vấn đề song phương, nhưng “chính quyền Trump hoan nghênh Pakistan và Ấn Độ ngồi xuống đàm phán và Mỹ sẵn sàng hỗ trợ”.
Thiên Hà (theo NDTV)
Theo motthegioi
Xung đột Ấn Độ-Pakistan và nước cờ của Trung Quốc
Trung Quốc rất lo ngại về tình hình hiện tại và cũng sẽ tìm cách hối thúc Ấn Độ và Pakistan đi vào hoà giải với nhau. Kịch bản xảy ra xung đột hạt nhân giữa hai nước này là cơn ác mộng đối với họ và cả thế giới.
Binh sĩ Ấn Độ tuần tra tại khu vực Kashmir.
Lần bùng phát căng thẳng và đụng độ quân sự mới này giữa Ấn Độ và Pakistan bước sang tuần thứ 4. Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã chủ động có động thái muốn hoà giải với Ấn Độ nhưng không thu về được kết quả gì. Trong những ngày vừa qua, đụng độ quân sự giữa hai bên ở vùng Kashmir tiếp tục gia tăng. Chính phủ hai nước không còn cho thấy biểu hiện nỗ lực làm cho căng thẳng và xung khắc giảm bớt.
Nguyên do là hai bên hiện chưa biết phải làm như thế nào để giảm căng thẳng và xung khắc mà vẫn giữ được thể diện, vẫn không bị coi là yếu thế và thất thế so với phía bên kia và vẫn trang trải được nhu cầu về đối nội. Nguyên nhân cũng còn là mối bất hoà dai dẳng lâu nay giữa hai nước láng giềng của nhau này ở khu vực Nam Á đang bị thời điểm nhạy cảm hoá cả về đối nội lẫn đối ngoại.
Cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở vùng Kashmir này là một trong những vướng mắc dai dẳng nhất và cũng khó giải quyết nhất giữa Ấn Độ và Pakistan cũng như giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Vì Kashmir, Ấn Độ và Pakistan đã hai lần tiến hành chiến tranh với nhau - nhưng đều ở thời hai nước này chưa sở hữu vũ khí hạt nhân. Từ sau cuộc chiến tranh cuối cùng giữa hai bên năm 1971 đến nay, ở vùng Kashmir mà hai bên tranh chấp chủ quyền vẫn xảy ra nổ súng, pháo kích và không kích từ bên này vượt qua Đường kiểm soát sang bên kia, nhưng chưa khi nào dữ dội và dai dẳng như hiện tại.
Bên cạnh chuyện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ còn có chuyện khủng bố phủ bóng đen xuống mối quan hệ song phương này. Ấn Độ đã từ lâu nay cáo buộc phía Pakistan không ngăn cản một số tổ chức và lực lượng Hồi giáo cực đoan trú ngụ ở vùng Kashmir do Pakistan quản lý tiến hành những hoạt động khủng bố nhằm vào Ấn Độ - như vụ đánh bom cảm tử ngày 14.2 vừa rồi. Ấn Độ cho rằng phía Pakistan sử dụng những tổ chức và lực lượng kia làm con bài chống Ấn Độ, cụ thể là khuấy động mất an ninh và ổn định cũng như xung khắc bạo lực và thù địch giữa người theo đạo Hồi và người theo các tôn giáo khác ở vùng Kashmir do Ấn Độ quản lý.
Đương nhiên là phía Pakistan bác bỏ những cáo buộc ấy. Cho nên mỗi lần phía Ấn Độ trả đũa hành động khủng bố bằng các cuộc tấn công quân sự nhằm vào sào huyệt của những kẻ khủng bố ở phía Pakistan thì Pakistan cũng đều đáp trả bằng quân sự. Giao tranh quân sự kiểu như thế luôn không tránh khỏi bởi chính phủ hai bên không thể hành động khác vì lý do đối nội, vì phải thể hiện kiên quyết đảm bảo an ninh và vì muốn răn đe lẫn nhau. Lần hiện tại này là một lần như thế.
Căng thẳng chưa thể giảm và bất hoà chưa thể được giải quyết vì thời điểm chưa thích hợp. Ở Ấn Độ sắp có cuộc tổng tuyển cử mà thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và đảng BJP cầm quyền muốn tái đắc cử. Vì thế, họ phải chứng tỏ không chỉ quyết tâm mà còn thành công với chuyện chống khủng bố, đảm bảo an ninh quốc gia, không nhượng bộ trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và cứng rắn với Pakistan.
Ở Pakistan, ông Khan được giới quân sự hậu thuẫn để lên cầm quyền nên không thể làm giới quân sự nước này bị tổn hại thể diện và mất uy lực. Hơn nữa, nhượng bộ Ấn Độ đồng nghĩa với việc Pakistan công nhận những cáo buộc của Ấn Độ về dung túng và công cụ hoá khủng bố. Như thế sẽ vô cùng tai hại cho Pakistan về đối ngoại, đặc biệt trong quan hệ của Pakistan với Mỹ và Trung Quốc.
Ấn Độ làm găng với Pakistan còn nhằm phân hoá Mỹ với Pakistan và làm khó Trung Quốc thực thi kế hoạch Một vành đai, một con đường xuyên qua khu vực Nam Á mà Pakistan đóng vai trò rất quan trọng và quyết định. Mỹ ủng hộ Ấn Độ chống khủng bố và thúc ép Pakistan chống khủng bố. Nhưng vì Mỹ vẫn cần Pakistan làm đối tác và đồng minh cho chiến lược của Mỹ ở Afghanistan và cũng muốn phân hoá Pakistan với Trung Quốc nên xung khắc giữa Ấn Độ và Pakistan trong thực chất không có lợi cho Mỹ.
Trung Quốc tranh thủ và lôi kéo Pakistan để ganh đua ảnh hưởng và vai trò với Ấn Độ ở khu vực Nam Á, nhưng tình hình ở nơi đây bất an và bất ổn, chiến tranh và bạo lực hỗn loạn lại rất bất lợi cho Trung Quốc thực hiện chiến lược của mình. Cho nên Trung Quốc rất lo ngại về tình hình hiện tại và cũng sẽ tìm cách hối thúc Ấn Độ và Pakistan đi vào hoà giải với nhau. Kịch bản xảy ra xung đột hạt nhân giữa hai nước này là cơn ác mộng đối với họ và cả thế giới.
Hai nước này sẽ còn tiếp tục đối địch quân sự và găng nhau về chính trị nữa, nhưng sẽ không xô đẩy nhau vào cuộc chiến tranh mới. Họ ý thức được rằng có chiến tranh với nhau thì cũng không giải quyết được chuyện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và khủng bố, không giúp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và mở rộng quan hệ đối ngoại, lại còn không thể loại trừ hoàn toàn trên lý thuyết khả năng xô đẩy nhau đến xung đột hạt nhân khi không còn kiểm soát nổi tình hình.
Thủ tướng Pakistan kêu gọi thiết lập mối quan hệ mới với Ấn Độ Hôm 22/3, Thủ tướng Pakistan Imran Khan thông báo đã nhận được một thông điệp của người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi nhân dịp Ngày Cộng hòa (quốc khánh) của Pakistan. Trong đó ông Modi kêu gọi đã đến lúc người dân ở tiểu lục địa Nam Á cùng nhau nỗ lực vì một khu vực dân chủ, hòa bình, tiến bộ...