Ấn Độ tung bằng chứng ‘không thể chối cãi’ về cuộc không kích của Pakistan
Việc Ấn Độ công bố mảnh vỡ của một loại tên lửa do Mỹ sản xuất là bằng chứng rõ nhất cho việc Pakistan sử dụng tiêm kích Mỹ tấn công căn cứ quân sự của nước này.
Hình ảnh cho thấy loại tên lửa AIM-120C-5 mà Pakistan dùng để không kích Ấn Độ. Ảnh: RT
Một ngày sau khi Pakistan tuyên bố nước này không bao giờ sử dụng chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tấn công các căn cứ quân sự ở khu vực Jammu và Kashmir bên phía Ấn Độ, New Delhi đã công bố các bộ phận của tên lửa AMRAAM được cho là bắn từ một chiếc F-16 của Mỹ.
Theo bản hợp đồng số 1168-06, Mỹ bán 500 tên lửa AIM-120 AMRAAM cho Pakistan vào năm 2006. Ấn Độ dẫn các nguồn tin cho biết chi tiết hợp đồng và các bộ phận của tên lửa AMRAAM thu được từ cuộc không kích cho thấy Pakistan đã sử dụng chiến đấu cơ F-16 và đang cố gắng che giấu sự thật này. Các bộ phận tên lửa được thu hồi ở phía Đông Rajouri, trong lãnh thổ Ấn Độ.
Với tầm bắn lên đến 160km, sau khi phóng không cần điều khiển, tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM là “ sát thủ diệt chim sắt” hiện đại nhất của Mỹ hiện nay. Tên lửa không đối không AIM-120 là chủng loại tên lửa nổi tiếng của Mỹ. Chúng sử dụng hệ dẫn đường quán tính giai đoạn đầu.
Phi công có thể bắn nhiều tên lửa AIM-120 cùng lúc vào nhiều mục tiêu. Hoặc, nếu tác chiến chống mục tiêu ở cự ly gần, đầu tự dẫn radar chủ động của AIM-120 có thể kích hoạt ngay sau khi rời bệ phóng và tự tìm mục tiêu.
Video đang HOT
AIM-120 AMRAAM là “sát thủ diệt chim sắt” hiện đại nhất của Mỹ hiện nay. Ảnh: RT
Quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan đang xấu đi nhanh chóng kể từ sau vụ đánh bom đẫm máu ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát hôm 14/2, khiến 40 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Căng thẳng tiếp tục gia tăng sau khi hai bên có một loạt hành động quân sự trả đũa lẫn nhau: Ấn Độ không kích trại huấn luyện của nhóm khủng bố Jaish-e-Mohammad (JeM) ở khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát, chặn các máy bay chiến đấu của Pakistan vi phạm không phận và buộc các máy bay này phải quay đầu, bắn rơi một máy bay tiêm kích F-16 của Pakistan hôm 27/2.
Đáp lại, không quân Pakistan tấn công các cơ sở quân sự của Ấn Độ, bắn rơi 2 máy bay và bắt giữ một phi công Ấn Độ.
NGUYỄN QUỲNH (T/h)
Theo Doisong&Phapluat
Ấn Độ tung bằng chứng Pakistan dùng F-16 của Mỹ để không kích
Ấn Độ đã đưa ra bằng chứng cho thấy Pakistan sử dụng tên lửa AMRAAM bắn từ chiến đấu cơ F-16 của Mỹ trong một cuộc không kích gần đây.
Một ngày sau khi Pakistan tuyên bố nước này không bao giờ sử dụng chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tấn công các căn cứ quân sự ở khu vực Jammu và Kashmir bên phía Ấn Độ, New Delhi đã công bố các bộ phận của tên lửa AMRAAM được cho là bắn từ một chiếc F-16 của Mỹ.
Theo bản hợp đồng số 1168-06, Mỹ bán 500 tên lửa AIM-120 AMRAAM cho Pakistan vào năm 2006.
Ấn Độ dẫn các nguồn tin cho biết chi tiết hợp đồng và các bộ phận của tên lửa AMRAAM thu được từ cuộc không kích cho thấy Pakistan đã sử dụng chiến đấu cơ F-16 và đang cố gắng che giấu sự thật này. Các bộ phận tên lửa được thu hồi ở phía Đông Rajouri, trong lãnh thổ Ấn Độ.
Năm 2016, Ấn Độ phản đối việc Mỹ bán 8 chiếc F-16 cho Pakistan. Trước đó, vào những năm 1980, Pakistan đồng ý mua 70 chiếc F-16 do Mỹ sản xuất.
Khoảng 40 chiếc trong số này được bàn giao trước khi Quốc hội Mỹ cắt đứt tất cả các khoản viện trợ và thương vụ quân sự dành cho Pakistan vào năm 1990 với lý do nước này bí mật phát triển vũ khí hạt nhân.
Ấn Độ công bố các bộ phận của tên lửa AMRAAM được cho là bắn từ một chiếc F-16 của Mỹ. Ảnh: Indian Express
Tên lửa AMRAAM cho phép phi công máy bay chiến đấu nhắm mục tiêu vào một máy bay địch ngoài tầm quan sát, cả ban ngày lẫn ban đêm và trong mọi điều kiện thời tiết. AMRAAM cũng được trang bị khả năng dẫn đường tự động.
Ngày 27-2, Pakistan tuyên bố họ không dùng F-16 để không kích, đồng thời phủ nhận thông tin một trong những máy bay của mình bị Không quân Ấn Độ bắn hạ.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington đang tìm hiểu xem Pakistan có sử dụng F-16 để chống lại Ấn Độ, vi phạm thỏa thuận giữa nước này và Mỹ hay không.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Kone Faulkner nói với hãng tin PTI rằng họ không thể thảo luận về thỏa thuận bán F-16 cho Pakistan do một số chi tiết không thể tiết lộ trong hợp đồng mua bán quân sự với nước ngoài.
Hãng tin PTI cho biết Mỹ đã áp đặt hơn 10 điều khoản hạn chế đối với Pakistan liên quan đến việc sử dụng chiến đấu cơ F-16.
Phạm Nghĩa (Theo Indian Express, PTI)
Theo Nguoilaodong
Pakistan sẵn sàng trao trả phi công Ấn Độ bị bắt giữ Ngày 28/2, Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi tuyên bố nước này sẽ trao trả viên phi công Ấn Độ bị bắt giữ hồi tuần này nếu việc đó giúp giảm căng thẳng với nước láng giềng Ấn Độ. Xác một máy bay quân sự Ấn Độ được cho là do Pakistan bắn rơi ở Budgam, cách thủ phủ Srinagar thuộc khu vực...