Ấn Độ, Trung Quốc nhất trí ’sớm’ nối lại đàm phán quân sự về biên giới
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, sau một tháng đàm phán ngưng trệ liên quan đến tình hình căng thẳng ở Đường kiểm soát thực tế (LAC), các nhà ngoại giao Ấn Độ và Trung Quốc ngày 18/11 đã quyết định sẽ “sớm” nối lại quá trình đàm phán biên giới giữa các chỉ huy quân sự.
Binh sĩ Ấn Độ gác tại khu vực biên giới với Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Quyết định này được đưa ra tại cuộc họp lần thứ 23 (theo hình thức trực tuyến) của Cơ chế làm việc tham vấn và phối hợp về các vấn đề biên giới Ấn Độ – Trung Quốc (WMCC), do các Bộ Ngoại giao hai bên chủ trì với sự tham dự của các quan chức ngoại giao, an ninh biên giới và quân sự.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết tại cuộc họp, hai bên cũng nhất trí cần phải tạm thời “đảm bảo tình hình ổn định trên thực địa và tránh bất kỳ sự cố không đáng có nào” cho đến khi tình hình được giải quyết.
Video đang HOT
Trước đó vòng đàm phán Ấn – Trung lần thứ 13 cấp tư lệnh quân đoàn vào ngày 10/10 đã kết thúc với những trao đổi căng thẳng giữa hai bên. Tuyên bố nêu rõ: “Hai bên nhất trí cần phải sớm tổ chức vòng tiếp theo (vòng thứ 14) cuộc đàm phán giữa các tư lệnh cấp cao để đạt được mục tiêu rút quân hoàn toàn khỏi tất cả các điểm đối đầu dọc LAC ở khu vực phía Tây (của biên giới chung) theo các thỏa thuận và giao thức song phương hiện có”.
Đây là vòng đàm phán thứ 9 của WMCC kể từ năm ngoái sau sự cố Galwan vào tháng 6/2020. Từ khi cơ chế này ra đời vào năm 2012, WMCC chỉ họp một năm hai lần. Đây là một dấu hiệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình giữa hai quân đội hiện nay ở khu vực biên giới.
Ấn Độ tăng tốc xây đường hầm gần biên giới với Trung Quốc
Hàng trăm công nhân đang chạy đua với thời gian để hoàn thành đường hầm dài và cao nhất nối giữa thung lũng Kashmir và Ladakh tại Ấn Độ, nơi có đường biên giới thực tế với Pakistan và Trung Quốc.
Giới chức Ấn Độ kỳ vọng đường hầm sẽ đi vào hoạt động từ ngày 25/1/2024. Ảnh: Getty Images
Kênh DW (Đức) cho biết Ấn Độ đã đẩy mạnh nỗ lực xây dựng đường hầm Zojila nhằm giảm thời gian di chuyển đến Ladakh.
Ngày 15/6/2020, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã đụng độ tại thung lũng Galwan ở Ladakh khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đổ trách nhiệm cho nhau trong cuộc xung đột này. Trung Quốc và Ấn Độ có đường biên giới chung dài 3.862km. Cả hai bên đều nhiều lần cáo buộc nhau xâm phạm lãnh thổ. Bắc Kinh và New Delhi đã tìm cách giảm căng thẳng tại biên giới.
Ấn Độ đã phát triển một hệ thống đường hầm, cầu đường tại Ladakh nhằm tạo điều kiện cho việc nhanh chóng triển khai binh sĩ ở khu vực địa hình đặc biệt và nhiệt độ có khả năng rơi xuống mức -45 độ C này.
Đường hầm Zojila dự kiến có chi phí xây dựng 932 triệu USD và dài 3.485 mét. Các quan chức địa phương cho biết họ kỳ vọng đường hầm sẽ mở cửa để người dân lưu thông từ 25/1/2024, đón mừng ngày Cộng hòa Ấn Độ (26/1).
Việc tiếp cận Ladakh chỉ có thể thực hiện 6 tháng mỗi năm bởi tuyết rơi dày vào mùa Đông thường gây khó khăn cho di chuyển. Điều này khiến người dân địa phương buộc phải tích trữ các nhu yếu phẩm đủ dùng cho nửa năm.
Người dân Ladakh phụ thuộc nhiều vào Kashmir cho các nhu cầu cơ bản hàng ngày, từ rau củ tới nhiên liệu và thuốc men. Hầu hết những mặt hàng này được vận chuyển qua Zojila.
Do đó, các quan chức Ấn Độ lạc quan rằng đường hầm Zojila có thể tạo điều kiện để di chuyển đến Ladakh quanh năm và vận chuyển các sản phẩm y tế cùng vật dụng cơ bản cho người dân địa phương.
Nhiều học sinh địa phương rất háo hức với đường hầm mới bởi điều này đồng nghĩa với việc đi lại thuận tiện, giúp các em không bỏ lỡ kỳ thi đại học quốc gia.
Trong khi đó, nhà phân tích an ninh Rigzin Spalbar nhận định với DW rằng đường hầm Zojila sẽ đóng vai trò quan trọng với phòng vệ của Ấn Độ. Ông Rigzin Spalbar lý giải: "Đường hầm Zojila sẽ tạo linh hoạt về hậu cần cũng như hoạt động và di chuyển chiến lược của Ấn Độ. Trong trường hợp khẩn cấp, Ấn Độ có thể nhanh chóng triển khai binh sĩ và vũ khí đến Ladakh qua đường hầm này".
Trung Quốc thông qua luật tăng cường an ninh biên giới Trung Quốc đã thông qua luật tăng cường an ninh biên giới và sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2022, trong bối cảnh căng thẳng với Ấn Độ đang leo thang và mối lo khủng bố. Hình ảnh từ video do Trung Quốc công bố về cuộc đụng độ chết người với Ấn Độ vào năm ngoái ở thung lũng Galwan (Ảnh: AFP)....